Con gái ông Trump có thể là ứng viên Chủ tịch Ngân hàng Thế giới
Ivanka Trump, con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump, là một trong những ứng viên được xem xét thay thế chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa từ chức.
Tổng thống Donald Trump và con gái Ivanka Trump. (Ảnh: Getty)
Theo Financial Times, cố vấn cấp cao tại Nhà Trắng Ivanka Trump là một trong số những ứng viên được cân nhắc cho vị trí chủ tịch World Bank. Trước đó, cựu Chủ tịch World Bank Jim Yong Kim ngày 7/1 đã bất ngờ tuyên bố từ chức vào tháng tới, sớm hơn 3 năm so với thời hạn mãn nhiệm.
Hiện chưa rõ lý do ông Jim Yong Kim từ chức, song theo một số nguồn tin, quyết định này có thể phần lớn là do bất đồng giữa người đứng đầu World Bank với chính quyền của Tổng thống Donald Trump liên quan đến các khoản cho vay dành cho Trung Quốc.
Mỹ tuyên bố chỉ đồng ý tăng vốn cho World Bank nếu ngân hàng này giảm các khoản vay cho Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump từ lâu đã chỉ trích hoạt động phân bổ nguồn vốn của World Bank là thiếu hiệu quả.
Đặt trụ sở tại Washington, World Bank được thành lập từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển. Lãnh đạo World Bank thường là người Mỹ và việc bổ nhiệm lãnh đạo mới cho World Bank sẽ phụ thuộc lớn vào Mỹ do Washington là thành viên có mức đóng góp vốn lớn nhất.
Video đang HOT
Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump sẽ có tác động rất lớn tới việc lựa chọn người kế nhiệm cựu chủ tịch World Bank Jim Yong Kim vì tầm ảnh hưởng của Washington tại World Bank. Chủ tịch World Bank thường do chính quyền Mỹ lựa chọn.
Theo Finanical Times, ngoài Ivanka Trump, một số ứng viên người Mỹ khác cũng được cân nhắc cho chức chủ tịch World Bank gồm Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế David Malpass, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ Mark Green, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley.
Không giống các ứng viên được đề xuất khác, Ivanka Trump không có nền tảng về kinh tế thương mại quốc tế, song con gái của tổng thống Mỹ từng là doanh nhân. Trước khi tới Nhà Trắng, Ivanka từng nắm giữ chức phó chủ tịch tại tập đoàn Trump.
Ivanka từng điều hành một thương hiệu thời trang mang tên cô, Ivanka Trump. Tổng thống Trump từng đề cử Ivanka thay thế cựu đại sứ Nikki Haley tại Liên Hợp Quốc sau khi bà Haley không còn nắm giữ vị trí này. Tuy nhiên, ông Trump đã vấp phải nhiều lời chỉ trích về việc đưa người thân vào vị trí cấp cao.
Một phát ngôn viên của Bộ Tài chính Mỹ cho biết cơ quan này đã nhận được “số lượng đáng kể đề cử của các ứng viên xuất sắc” cho chức chủ tịch World Bank. Bộ Tài chính Mỹ cũng “bắt đầu quy trình xét duyệt nội bộ” để chọn ứng viên tiềm năng trước khi trình lên ủy ban World Bank. World Bank cho biết việc lựa chọn ứng viên chủ tịch sẽ được tiến hành công khai.
Ivanka Trump có mối liên kết với World Bank. Tháng 7/2017, World Bank thông báo thành lập một quỹ do Ivanka thúc đẩy sáng kiến, trong đó hướng tới việc hỗ trợ hơn 1 tỷ USD để thúc đẩy năng lực lãnh đạo doanh nghiệp của phụ nữ, đồng thời giúp phụ nữ tại các nước đang phát triển tăng cường khả năng tiếp cận với lĩnh vực tài chính, thị trường cũng như các mạng lưới cần thiết để khởi nghiệp.
Thành Đạt
Theo Dantri/ FT
Trung Quốc "ăn miếng trả miếng" với Canada
Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (ICG) hôm 12-12 cho hay vẫn chưa nhận được thông tin nào từ phía giới chức Trung Quốc về vụ ông Michael Kovrig, cố vấn cấp cao của ICG và từng là nhà ngoại giao Canada, bị bắt giữ.
ICG đang tìm cách tiếp cận lãnh sự với ông. Khẳng định với Reuters, ICG cho rằng ông Kovrig bị các nhân viên Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc bắt giữ đêm 10-12 (giờ địa phương).
Ông Kovrig từng là nhà ngoại giao Canada làm việc tại thủ đô Bắc Kinh, sau đó sang làm việc cho ICG kể từ tháng 2-2017. Theo Reuters, các nhà ngoại giao tại Trung Quốc nhận định sự tham gia của Bộ An ninh quốc gia cho thấy khả năng Bắc Kinh đang xem xét các cáo buộc gián điệp nhằm vào ông Kovrig.
Tuy nhiên, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành ICG, ông Robert Malley, nhấn mạnh mọi hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận (NGO) có trụ sở ở Bỉ này đều minh bạch. Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng ICG không đăng ký là NGO hoạt động tại Trung Quốc và hoạt động của ông Kovrig có thể đã vi phạm luật Trung Quốc.
Chồng bà Meng Wanzhou đến tham dự phiên tòa cho phép vợ tại ngoại ở TP Vancouver - Canada hôm 11-12 Ảnh: REUTERS
Ông William Nee, nhà nghiên cứu của Tổ chức Ân xá quốc tế, nhận định vụ bắt giữ ông Kovrig đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh dùng luật về NGO nước ngoài, có hiệu lực hồi tháng 1, để bắt người.
Trong khi đó, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, ông Guy Saint-Jacques, không cho rằng trường hợp của ông Kovrig chỉ là sự trùng hợp sau khi giám đốc tài chính hãng thiết bị viễn thông Huawei, bà Meng Wanzhou, bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ.
Theo ông Saint-Jacques, Bắc Kinh muốn phát đi thông điệp nhất định thông qua vụ bắt giữ. Trước đó, Trung Quốc đe dọa Canada sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nếu không lập tức thả bà Meng.
10 ngày sau khi bị bắt ở Canada, bà Meng được tòa án cho bảo lãnh tại ngoại hôm 11-12 trong thời gian nhà chức trách xem xét khả năng dẫn độ bà sang Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc người phụ nữ này vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Washington.
Hai nguồn tin cho Reuters biết Mỹ cũng đang cân nhắc đưa ra cảnh báo công dân nước này về việc đến Trung Quốc, kể cả các doanh nhân, sau vụ bắt giữ bà Meng. Theo đài CTV (Canada), chính quyền Ottawa cũng xem xét đưa ra cảnh báo tương tự.
Xuân Mai
Theo Người lao động
Mặt tối của nền giáo dục Hàn Quốc Thầy giáo hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết chưa từng gặp ai ở nước mình hài lòng về chất lượng giáo dục như những gì thế giới ngợi ca. Bài viết của tác giả Hyunsu Hwang trên Worlds of Education hé lộ những góc khuất đằng sau kết quả cao chót vót của học sinh Hàn Quốc trên bảng xếp hạng năng...