Con gái nuôi từ bé trở thành con dâu nhà khác nỗi lòng của người làm cha mẹ
Bất cứ bà mẹ nào có con gái cũng sẽ trải qua cảm giác con gái nuôi từ bé trở thành con dâu của nhà khác. Cảm giác khi con gái đi lấy chồng ngoài niềm vui còn là nỗi buồn, lo lắng và sự hụt hẫng.
Người ta hay nói rằng “sinh con gái thì chẳng để làm gì” bởi khi lớn lên lại lấy chồng, trở thành con người ta. Thế nên những cha mẹ nào có con gái đều cảm thấy hụt hẫng mỗi khi con gái đi lấy chồng.
Đứa con gái cha mẹ nuôi nấng, chăm sóc, cưng chiều từ tấm bé cho đến lớn một ngày nào đó sẽ theo một chàng trai lạ hoắc về một nơi xa lạ thì thử hỏi cha mẹ sao mà không buồn cho được. Nhưng con nói con yêu anh ta và đó là tình yêu, là sự lựa chọn của con thì cha mẹ cũng chẳng biết làm gì khác được. Cha mẹ chỉ biết chúc phúc cho con và mong con có một cuộc sống thật hạnh phúc, thật vui vẻ ngay cả khi cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh.
Con gái nuôi từ bé trở thành con dâu nhà khác – Ảnh minh họa: Internet
Ngày con gái bước lên xe hoa về nhà chồng có lẽ đó là ngày con hạnh phúc nhất. Thế nhưng đó chính là ngày mà cha mẹ buồn phiền, lo lắng và hụt hẫng nhất. Bởi khi con đi lấy chồng là lúc con có một thế giới của riêng con, một gia đình của riêng con và đã trở thành dâu con của nhà khác.
Con gái nuôi từ bé trở thành con dâu nhà khác cũng là lúc thời gian con về thăm cha mẹ sẽ ít hơn. Bởi giờ đây con còn phải lo lắng, chăm lo cho công việc nhà chồng, lo lắng, quan tâm đến cha mẹ chồng, đến chồng và cả con của con sau này. Cha mẹ lúc này có buồn, có muốn gọi điện giục con về nhưng lại tặc lưỡi bảo thôi vì ái ngại, vì sợ con buồn, con lo lắng.
Video đang HOT
Nỗi lòng cha mẹ khi con gái lấy chồng – Ảnh minh họa: Internet
Con gái đi lấy chồng là lúc thời gian con trò chuyện với cha mẹ sẽ thưa dần đi. Vì lúc này đây con đã có một người chồng bên cạnh để thủ thỉ những tâm tình, để chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Thế nên mỗi lần con về thăm, cha mẹ dù muốn con ở bên nhiều hơn, trò chuyện thêm một lúc mà sao khó quá. Bởi con còn phải dành thời gian cho chồng, cho gia đình chồng.
Khi con gái lấy chồng cha mẹ luôn lo lắng không biết con có biết làm dâu, có biết đối xử với cha mẹ chồng, gia đình nhà chồng sao cho phải đạo hay không? Là lúc cha mẹ nhắn nhủ con phải biết cách nhẫn nhịn để có một cuộc hôn nhân trọn vẹn. Bởi vợ chồng có nhường nhịn, chia sẻ mới có thể cùng nhau đi hết cuộc đời. Cha mẹ chỉ mong con dù có giận dữ, dù có tổn thương cũng cần phải dùng trái tim ấm áp để xoa dịu đi tất cả, để mọi thứ có thể vượt qua nhẹ nhàng và dễ dàng nhất.
Hụt hẫng, lo lắng khi con gái trở thành con dâu nhà khác – Ảnh minh họa: Internet
Con gái à hôn nhân không hề đơn giản và dễ dàng. Vì thế đừng vì giận dỗi chồng mà xách va li về nhà cha mẹ, cũng đừng chỉ vì những lúc mâu thuẫn, xích mích giữa hai vợ chồng mà đòi ly hôn. Cuộc sống hôn nhân của con chắc chắn sẽ trải qua nhiều chông gai, nhiều khó khăn, vất vả và thử thách. Thế nên con phải thật sự mạnh mẽ, thật sự biết nhường nhịn, biết yêu thương chồng, gia đình chồng bằng chính trái tim ấm áp, nồng hậu của mình. Khi con đối xử tốt với mọi người nhất định con sẽ được họ đối xử tốt với con. Còn nếu cuộc hôn nhân ấy thực sự không xứng đáng với sự hy sinh của con và nếu con đã làm hết sức nhưng vẫn không thể có cuộc sống trọn vẹn thì cha mẹ luôn sẵn sàng chở che khi con quyết định từ bỏ cuộc hôn nhân ấy.
Cha mẹ chỉ muốn con hiểu rằng cho dù thế nào cha mẹ vẫn sẽ luôn dõi theo, luôn bên con và sẵn sàng đón con về những lúc con mệt mỏi. Bởi con gái nuôi từ bé trở thành con dâu nhà khác nhưng mãi mãi vẫn là con của cha mẹ!
Theo phunuvagiadinh.vn
Một tay nuôi cả nhà chồng, tôi vẫn nhận lấy cú tát giáng trời chỉ sau 1 câu nói
Cả nhà chồng đang sống nhờ vào đồng lương của tôi nhưng họ không biết điều, luôn miệng đòi hỏi khiến tôi vô cùng ức chế.
Tôi với chồng quen biết nhau qua sự giới thiệu của một người bạn. Lúc đó tôi đã 28 tuổi và chồng tôi 29 tuổi. Tôi làm ở phòng kinh doanh của một công ty xây dựng còn chồng tôi làm kỹ sư điện. Sau một thời gian nói chuyện, tôi thấy tôi với anh khá hợp nhau. Chồng tôi khá hiền lành, điềm đạm, thích cuộc sống ổn định, chậm rãi. Dưới sự hối thúc của 2 bên gia đình, chúng tôi kết hôn chỉ 6 tháng sau lần đầu gặp gỡ.
Sau khi kết hôn, tôi về sống chung với gia đình nhà chồng. Bắt đầu từ đó, tôi thấy mọi thứ thay đổi hẳn. Trước đó, chúng tôi yêu nhau và cảm thấy mọi thứ đều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, yêu và cưới lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chồng tôi hiền lành, điềm đạm nhưng anh ấy cũng là một người khá cục cằn, gia trưởng và sỹ diện.
Ảnh minh họa
3 tháng đầu của thai kỳ, chồng chẳng hỏi han tôi đến 1 lần. Thấy tôi hờn trách, anh chỉ nói rằng: "Nếu em cảm thấy không khỏe, em nên đến bệnh viện và nói với bác sỹ. Em muốn ăn gì thì em tự mua chứ, anh làm sao biết em muốn ăn gì".
Mẹ chồng tôi cũng vậy, bà chỉ trông chờ tôi biếu xén, quà cáp, thăm hỏi chứ tuyệt đối chẳng quan tâm gì dù tôi đang mang bầu. Sau khi tôi sinh con, chi phí sinh hoạt trong gia đình đội lên nhiều lần. Chồng tôi lại mới mất việc do công ty giải thể nên anh chỉ loanh quanh ở nhà. Thấy mẹ chồng tôi luôn ca cẩm chuyện tiền bạc, nhắc tôi tiết kiệm, tôi quyết định đi làm.
Khi con tôi được 3 tháng tuổi, tôi quay trở lại làm việc. Tôi làm ngày làm đêm, lương tháng ngót nghét 30 triệu 1 tháng, đủ để nuôi cả gia đình. Chồng tôi đã đi làm ở vài nơi nhưng sau vài ngày, anh cảm thấy không hợp nên lại nghỉ việc. Thấy tôi kiếm được nhiều tiền, chồng tôi nhiều khi tự ái. "Cô đừng tưởng cô làm được vài đồng mà lên mặt. Coi chừng có ngày tôi đuổi thẳng cổ mẹ con cô ra khỏi nhà", chồng tôi quát.
Tuy là lao động chính, kiếm tiền nuôi cả gia đình nhưng mẹ chồng và chồng vẫn coi tôi như con hầu. Tôi đi làm thêm giờ đến khuya mới về nhưng mẹ chồng cũng chỉ để phần chút cơm thừa, canh cặn, nhìn đã chẳng muốn ăn. Hễ tôi về đến nhà thì mẹ chồng và chồng sẽ tự động giao cho tôi việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Nhiều khi đi làm về, tôi mệt, tôi bỏ mặc tất cả thì sáng hôm sau, mẹ chồng tôi lại nói bóng gió: "Là thân đàn bà con gái mà cái nhà cửa không hề dọn dẹp, bạ đâu bỏ đấy, ăn ở bừa bãi. Không biết thằng Nam nó cưới cô về để làm gì." Tôi đâu phải siêu nhân để có thể vừa đi kiếm tiền, vừa cáng đáng hết việc nhà?
Tôi ngỏ ý nhờ chồng giúp đỡ chăm con, dọn nhà thì chồng mắng: "Việc đấy không phải việc của tôi. Đàn ông, sao có thể mó tay vào làm những việc của đàn bà như vậy?" Nhiều lúc thấy sự hy sinh của mình và vô ích, tôi tủi thân và muốn lý hôn. Nhưng nghĩ đến con trai, tôi lại không đành lòng.
Hôm trước là sinh nhật của mẹ tôi. Tôi liền mua cho mẹ một chiếc túi khá đắt tiền. Khi đang dắt xe chuẩn bị về nhà ngoại thì mẹ chồng và chồng tôi bắt gặp, họ chửi mắng ầm ỹ vì cho rằng tôi chưa mua được gì cho mẹ chồng và chỉ chăm chăm gửi tiền, gửi đồ về cho mẹ đẻ. Tôi giận quá, nước mắt chảy ròng ròng trên má, tôi nói thẳng: "Mẹ ạ, con hiện đang là lao động chính trong cái nhà này. Con có quyền tiêu những đồng tiền do mình làm ra mà không cần hỏi ý kiến ai".
Ngay sau khi nói xong câu ấy, chồng tát tôi một cái đau điếng và chửi mắng tôi vô lễ, mới kiếm được chút tiền đã lên mặt. Tôi không còn gì để nói nên đã ôm con về nhà mẹ đẻ mấy ngày liền.
Bố mẹ tôi biết chuyện thì buồn lắm. Bố mẹ khuyên tôi nên trở về nhà chồng xin lỗi gia đình chồng và tiếp tục sống cho thật tốt. Tôi kiếm ra tiền nuôi cả nhà, ăn ở không đến nỗi nào nhưng đâu có được nhà chồng tôn trọng. Thử hỏi tôi còn phải sống tốt đến mức nào nữa?
Theo tintuconline.com.vn
Tất cả đàn bà sống vì chồng đều có chung cái kết này Nếu cứ sống vì chồng, xem chồng là lẽ sống của cuộc đời, thế nào đàn bà cũng chịu chung một cái kết đắng chát như thế này. Phụ nữ từ xưa đến nay thường xem chồng là tất cả. Vì chồng, đàn bà có thể đánh đổi thanh xuân, thời gian thậm chí là hoài bão của mình. Nhưng dù tận tụy...