Con gái nuôi tiết lộ 3 năm cuối đời NS Trịnh Thịnh
“Bốn giờ sáng tôi vào phòng bệnh rửa mặt cho ông, mặt ông đã rất phù, căng phồng. Tôi đang rửa mặt cho ông thấy ông ngáp. Chăm sóc 7 người ốm và mất, tôi biết. Tôi khóc to lên: Bác sỹ ơi, bố tôi ngáp” – Đây là những giờ phút lâm chung của NS Trịnh Thịnh.
Cố NSND Trịnh Thịnh sinh được 5 con gái nhưng ít ai biết ông còn có một con gái nuôi đặc biệt gắn bó suốt 3 năm qua. Cô là người vất vả chăm sóc nghệ sỹ nổi tiếng trong những ngày ông nguy kịch trên giường bệnh viện. Cô cũng là người thân cuối cùng ở bên khi ông hấp hối.
Đó là cô Nguyễn Thị Cải, 61 tuổi, kém bố nuôi 16 tuổi, học hết lớp bảy và không dùng quen điện thoại di động.
Dưới đây là những chia sẻ của cô Cải về khoảng thời gian gắn bó với nghệ sỹ Trịnh Thịnh, đặc biệt là những giờ phút lâm chung của nam diễn viên Lời Nguyền Của Dòng Sông.
Chiếc đài kỷ vật mà NSND Trịnh Thịnh thường nghe khi còn sống
3 năm cuối đời NS Trịnh Thịnh gắn bó bên con gái nuôi
Cơ duyên nào đưa cô làm con nuôi NSND Trịnh Thịnh?
Tôi quê gốc ở Thái Bình, 27 năm trước tôi lên Hà Nội chữa bệnh cột sống lưng và ở lại đi bán rong trên phố cùng chị gái ruột.
15 năm trước, tôi chuyển sang làm nghề chăm sóc người già ốm. Trước bố Thịnh, tôi chăm sóc 6 mẹ khác, cả sáu mẹ đều mất trên tay tôi. Ba năm nay, tôi được đón về đây ở và chăm sóc riêng cho bố Thịnh. Gia đình nhận tôi là con nuôi, chị nuôi, em nuôi.
Tôi dạt về đây, tôi ngả về đây, coi như bố mẹ đây sinh ra tôi. Tôi coi các em nội bộ là gia đình. Các em tin tưởng thương tôi lắm. Tôi là người con nuôi trực tiếp chăm sóc bố nhiều nhất. Tôi là người chăm sóc bố đến lúc ông hấp hối.
NSND Trịnh Thịnh có thói quen gì mà cô nhớ nhất?
Bố chỉ thích xem phim nước ngoài, không thích phim Việt Nam. Khi tôi bật tivi lên nhìn thấy bố trong phim Việt, bố nói không thích. Ông chuyển kênh xem phim Tây, chương trình Tây.
Một kỷ niệm khác, ông không có râu nhưng buổi sáng thích soi gương và cạo râu, chải tóc rồi rẽ ngôi như một thói quen. Tôi hay trêu ông điều đó.
Cô có biết vì sao bố cô lại không thích xem phim Việt trên truyền hình, cả các phim ông đóng?
Tôi không biết. Bố chỉ bảo là không thích xem.
Cô Cải đang chống cằm theo tư thế thói quen của NSND Trịnh Thịnh khi ông còn sống
Video đang HOT
Kỷ niệm vui nhất với NSND Trịnh Thịnh của cô là gì?
Đó là lần mới đây bố tập đi, ngay trước khi ông đổ bệnh và phải vào viện. Bố đi ra hành lang tập đi và tôi quan sát, trông coi.
Bố chống gậy tập đi nhưng bước được 5 bước thì bị ngã. Hai bố con cùng phì cười nhưng đấy cũng là sự cố gắng rất tự lực của ông.
Cô có thể chia sẻ đêm khó khăn nhất với NS Trịnh Thịnh là khi nào?
Đó là đêm cuối ông ở nhà trước khi vào viện. Ba tuần trước, nửa đêm, bố kêu đau ngực. Bố đau ngực từ sáu rưỡi tới hai giờ đêm. Tôi xoa ngực cho bố suốt thời gian đó. Đó là một trong những đêm gian truân từ hồi chăm sóc bố nuôi của tôi.
Hai giờ sáng, tôi gọi vợ chồng em Hằng (con gái út NS Trịnh Thịnh – pv) xuống đưa ông vào viện. Sau đó, tôi ở nhà dọn dẹp đến sáu giờ sáng và chăm mẹ (vì hôm đó mẹ cũng ốm nặng). Đến 10 giờ sáng, tôi vào chăm bố, để em Hằng và các em khác về nhà. Lúc này, bên bố chỉ còn một mình tôi.
Trong suốt ba đêm đầu ở viện, tôi nằm ngoài hành lang không ngủ được vì mưa hắt, muỗi đốt, người đi lại. Tôi chăm bố 21 ngày đêm, tới hôm kia thì bố ra đi.
Bà Cải đứng cạnh vợ cố NSND Trịnh Thịnh trong nhà
21 ngày nguy kịch của NSND Trịnh Thịnh
Cô có thể kể kỷ niệm những ngày chăm sóc NSND Trịnh Thịnh kể từ khi ông vào viện đến khi ông ra đi?
Ba tuần nay, bố ở trong bệnh viện Bạch Mai, tôi chăm sóc trực tiếp cả ngày và đêm. Các chị em vào thăm ban ngày rồi về. Tôi đại diện gia đình bệnh nhân lo liệu mọi giấy tờ hành chính trong viện.
Cô có thể chia sẻ kỷ niệm về những giây phút cuối cùng của nghệ sỹ Trịnh Thịnh?
Bốn giờ sáng tôi vào phòng bệnh rửa mặt cho bố thì thấy mặt ông đã rất phù, căng phồng. Khi đang rửa mặt cho bố, tôi thấy ông ngáp, lè lưỡi. Từng chăm sóc 7 người ốm và mất nên tôi biết. Tôi liền khóc to lên: “Bác sỹ ơi, bố tôi ngáp”.
Họ yêu cầu tôi ra khỏi phòng để cấp cứu. Khi đó, máu chảy ra khỏi lỗ mũi ông. Khoảng 8 giờ sáng, khi tôi đang ở cùng em Hằng bên ngoài phòng bệnh, các bác sỹ đi ra và nói ông đã đi rồi.
Bố nuôi mất có điều gì thay đổi trong cuộc sống của cô không?
Giời còn cho tôi khỏe, tôi ở cùng mẹ Ngọc Khanh, chăm sóc mẹ. Sau này già, tôi về quê ở với con cái.
Bà Cải cùng chiếc xe lăn cố NSND Trịnh Thịnh thường ngồi
Theo Khampha
NSND Trịnh Thịnh và những vai diễn sống mãi
Nam diễn viên Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ để lại nhiều ký ức đẹp.
Vĩnh biệt nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh
Nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh sinh năm 1926, là diễn viên điện ảnh kỳ cựu của Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai ông Củng trong phim Vợ chồng anh Lực mà giờ đây đã thành biệt hiệu mỗi khi nhắc đến ông.
Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thịnh.
"Khi vào vai ông Củng trong phim Vợ chồng anh Lực, tôi rất nhớ hồi đó chiếc xe đạp quý lắm. Bản thân tôi, lúc đó có chiếc xe Favơrit cũ mà trời mưa không bao giờ dám đi, chẳng may đang đi giữa đường gặp mưa là lập tức tôi xuống đi bộ, vác xe lên vai ngay... Có lẽ từ thực tế đó mà khi vào vai ông Củng đi xe đạp giữa trời mưa, tôi đã quên rằng đây là nhân vật trong phim mà chỉ tâm niệm rằng phải bảo vệ chiếc xe, người có thể ướt chứ không thể để xe ướt, nhất là những bộ phận quan trọng của xe. Thế là cứ như một phản xạ bản năng, thấy trời mưa, đường bẩn, tôi vội vác xe đạp lên vai, xắn quần lội bùn mà vẫn còn "thương" cái xe bị ướt, tôi bèn lấy luôn chiếc nón che cho yên xe, rồi lấy mũ đội cho đèn xe, còn mình thì ướt như... chuột lụt!".
Trịnh Thịnh sinh vào lúc giao thời giữa chế độ phong kiến và thực dân, lớn lên tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông theo học "trường Tây" do Pháp mở. Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê đặc biệt với điện ảnh. Tuy nhiên, các hoạt động điện ảnh của Việt Nam khi đó còn rất hạn chế, bó hẹp trong vài buổi chiếu phim công cộng ở các rạp Hàng Da, Hàng Quạt, những nơi Trịnh Thịnh thường lui tới khi còn là một cậu bé.
Trước năm 1954, Trịnh Thịnh làm việc ở Ngân hàng Đông Dương (Banque L'Indochine). Sau 1954, Ngân hàng Đông Dương ngừng hoạt động, ông làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống cho tới khi trúng tuyển cuộc thi tuyển diễn viên lồng tiếng cho một hãng xuất nhập khẩu phim của Liên Xô vào năm 1956 và bắt đầu tham gia vào hoạt động điện ảnh chuyên nghiệp với tư cách diễn viên lồng tiếng. Cũng cần nói thêm rằng trước đó Trịnh Thịnh có tham gia hoạt động sân khấu với vai diễn đầu tiên là vai thầy Tú trong vở kịch Pháp nổi tiếng Topaze.
Cũng trong năm 1956, hãng phim truyện Việt Nam sản xuất bộ phim đầu tiên của lịch sử điện ảnh Việt Nam Chung một dòng sông, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã mời Trịnh Thịnh tham gia. Không được đào tạo trường lớp bài bản, nhưng với kinh nghiệm có được trong khoảng thời gian làm công việc lồng tiếng, Trịnh Thịnh đã vào vai khá thành công.
Trịnh Thịnh tham gia đóng phim Chung một dòng sông.
Trịnh Thịnh sau đó đóng rất nhiều phim và những vai của ông đều được đánh giá là thành công như ông nội thằng Bờm trong phim Thằng Bờm, ông Củng trong Vợ chồng anh Lực, người cha trong Lá ngọc cành vàng, lão thuyền chài trong Lời nguyền một dòng sông, ông chủ tịch huyện trong Thị trấn yên tĩnh, phim Vợ chồng A Phủ, Xích lô...
Những hình ảnh trong phim Vợ chồng A Phủ (1961).
Phim Chị Dậu (1980).
Cảnh trong phim Thị trấn yên tĩnh (1986).
Phim Thằng Bờm (1987).
"Trong thâm tâm tôi, hình ảnh người nông dân bao giờ cũng đẹp, cũng trong sáng, chân tình, không thớ lợ, giả dối. Ngay cả trong phim Thằng Bờm, người xem có thể cười sự ngờ nghệch dở hơi của cha con ông cháu nhà Bờm, nhưng vẫn là cái cười hồn nhiên, vui vẻ của những người trong cuộc, trong họ ngoài làng, không hề có tính giễu cợt" - Trịnh Thịnh từng tâm sự về những vai diễn nông dân của mình.
Phim Dịch cười (1988).
Vai ông bố trong phim Lá ngọc cành vàng (1989).
Cảnh trong phim Giông Tố.
Vẻ bề ngoài và tính cách khiến Trịnh Thịnh rất được các đạo diễn ưa thích cho những vai các cụ già nhà quê hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam. Những vai diễn thành công của ông là những vai diễn hài, tuy nhiên cũng có những vai bi như phim Lời nguyền một dòng sông. Ông không khai thác tiếng cười tự nhiên chủ nghĩa, rẻ tiền mà thay vào đó khai thác triệt để đời sống tâm lí của nhân vật.
Nghệ sĩ Trịnh Thịnh về hưu năm 1989. Năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
"Tôi biết mình còn nhiều duyên nợ với điện ảnh. "Duyên" thì không biết còn được bao nhiêu, nhưng "nợ" thì chắc chắn còn nhiều. "Nợ" là nợ bà con nông dân ấy! Nhiều bạn bè đồng nghiệp đến đây chơi cứ xuýt xoa bảo tôi rằng: "Giá bây giờ còn Trịnh Thịnh đóng vai ông nông dân thì hay biết mấy!". "Nghề diễn viên không phải nghề bắt chước, không phải nghề diễn cho đúng với nhân vật mà phải hóa thân vào nhân vật bằng cả tâm hồn, tình cảm chân thực nhất của mình. Không được giả dối với cả chính nhân vật mình đang đóng. Theo tôi, đó là bản lĩnh đầu tiên cần có ở một người diễn viên" - Trích những chia sẻ khi còn sống của NSND Trịnh Thịnh.
Theo Trithuctre
Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh qua đời NSND Trịnh Thịnh đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng nay tại bệnh viện Bạch Mai. Sáng 12/4, NSND Trịnh Thịnh - một trong những diễn viên kì cựu của điện ảnh Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9h30 tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), hưởng thọ 87 tuổi. Theo như chia sẻ của người thân, cố...