Con gái nữ NSND là danh ca đầu tiên: Sang Đức lấy chồng, làm công nhân, tuổ.i 80 sống ra sao?
“Tôi nhiều bệnh tật lắm, bị áp huyết cao, tiểu đường và tim, phải uống nhiều thuố.c lắm” – nghệ sĩ Ngọc Thương chia sẻ.
Mới đây, Youtuber Nhật Campuchia đã tới thăm nhà nghệ sĩ Ngọc Thương (tên thật là Ngọc Minh) hiện đang sinh sống, định cư tại châu Âu.
Nghệ sĩ Ngọc Thương trình diễn tại Đức
Tại đây, nghệ sĩ Ngọc Thương hé lộ, bà là con gái của cố NSND Thương Huyền – danh ca đầu tiên ở Hà Nội, thầy của nhiều thế hệ NSND, NSƯT, giảng viên thanh nhạc.
Nghệ sĩ Ngọc Thương là thế hệ nghệ sĩ đầu tiên hoạt động tại Nhà hát Vũ kịch Việt Nam, được nhận cả Huân chương kháng chiến hạng ba. Sau này, bà sang Đức sinh sống và lấy chồng hai người Đức.
Hiện tại, nghệ sĩ Ngọc Thương đã ở tuổ.i 80 nhưng vẫn khỏe mạnh dù trong người có nhiều bệnh.
Bà chia sẻ: “Tôi ở tuổ.i này vẫn được như thế này là nhờ âm nhạc. Tôi nhiều bệnh tật lắm, bị áp huyết cao, tiểu đường và tim, phải uống nhiều thuố.c lắm. Nhưng cứ nghe thấy nhạc là tôi quên hết bệnh tật.
Video đang HOT
Tôi sang Đức cũng phải được 30 năm rồi. Lúc mới sang, tôi phải đi làm công nhân cho một nhà máy bánh kẹo, cuộc sống cực lắm. Ở nước Đức này, đã đi làm là phải lao động cực nhọc nhưng làm ra làm, chơi ra chơi, rõ ràng như thế.
Đến khi quen được cuộc sống ở đây thì tôi lại rất thích vì mọi thứ đều rõ ràng, không lờ mờ, làm thì được hưởng, không thì thôi. Cả tuần tôi làm hết sức nhưng ngày cuối tuần kiểu gì cũng phải nghỉ, không được đi làm.
Tôi đi Đức khi ấy là lúc hai vợ chồng quá nghèo. Chồng cũ của tôi là người Việt, khi ấy còn mới đi Liên Xô về, đồng lương rất ít ỏi. Sinh con ra, tôi muốn cuộc đời con mình phải hơn mình, nên mới chọn đi Đức để kiế.m tiề.n, phải hi sinh cho con.
Nghệ sĩ Ngọc Thương và chồng Đức
Hai vợ chồng tôi ngày đó về hưu sớm, lại đều học ở trường nghệ thuật nên không biết làm gì để kiếm sống. Bạn bè tôi bảo tôi đi lao động xuất khẩu tại Đức nên tôi đi để làm việc. Tôi may mắn vì là đợt xuất khẩu lao động cuối cùng lần đó, sau đó là Đức không nhận người sang xuất khẩu lao động nữa”.
Tiếp đó, nghệ sĩ Ngọc Thương cho khán giả xem một số hình ảnh năm xưa bà đi biểu diễn. Trong đó có cả ảnh mặc áo dài sang Đức diễn, nhìn rất đẹp, kiêu sa. Bà khoe cả ảnh diễn trong vở nhạc kịch Ruồi Trâu – vở nhạc kịch đầu tiên được dàn dựng ở Việt Nam.
Con gái nữ NSND là danh ca đầu tiên: Lấy chồng Đức, sang châu Âu làm công nhân, một tháng được cho 500 Euro
"Tôi là người gốc Hà Nội, lấy chồng người Đức được 30 năm nên sang đây cũng được 30 năm rồi" - nghệ sĩ Ngọc Thương chia sẻ.
Mới đây, Youtuber Nhật Campuchia đã tới thăm nhà nghệ sĩ Ngọc Thương (tên thật là Ngọc Minh) hiện đang sinh sống, định cư tại châu Âu.
Nghệ sĩ Ngọc Thương
Tại đây, nghệ sĩ Ngọc Thương hé lộ, bà là con gái của cố NSND Thương Huyền - danh ca đầu tiên ở Hà Nội, thầy của nhiều thế hệ NSND, NSƯT, giảng viên thanh nhạc.
Căn nhà nghệ sĩ Ngọc Thương ở tại châu Âu khá nhỏ và giản dị. Nghệ sĩ Ngọc Thương treo trong nhà nhiều ảnh của NSND Thương Huyền và những năm tháng hoạt động văn nghệ ở Việt Nam, đi hát cho dàn hợp xướng. Bà tự hào khoe cả huân chương kháng chiến hạng ba, được trang trọng treo trên tường nhà.
Nghệ sĩ Ngọc Thương chia sẻ: "Ngày xưa tôi đi hát cho Nhà hát Vũ kịch, cả nước Việt Nam chỉ có một Nhà hát Vũ kịch thôi. Tôi là người đầu tiên hoạt động ở đó.
Sau này, tôi bỏ hết đam mê để sang châu Âu làm công nhân vì kinh tế gia đình quá nghèo. Tôi lấy chồng người Đức.
Nghệ sĩ Ngọc Thương và chồng Đức
Hiện tại, tôi ở căn nhà này là được nhà nước bên đây cấp cho, điện nước thì họ cho mỗi tháng 500 Euro, nên thành ra chẳng mất tiề.n gì, chẳng phải đóng tiề.n gì. Thậm chí, người ta còn cho tôi 500 Euro để ăn. Một người như tôi ăn một tháng làm sao hết được 500 Euro. Tôi chỉ ăn hết 200 Euro một tháng thôi, 300 còn lại tôi để trả tiề.n điện thoại, điện nước, thoải mái.
Chồng tôi phải nằm viện quanh năm nên tôi sống ở nhà này có một mình.
Tôi là người gốc Hà Nội, lấy chồng người Đức được 30 năm nên sang đây cũng được 30 năm rồi. Ở nhà tôi toàn tự mua đồ về nấu các món Việt Nam để ăn. Hôm nào ra ngoài thì tôi ăn bánh cuốn.
Cuộc sống của tôi ở bên này bình yên lắm. Nhà nước họ nuôi tôi còn hơn cả bố mẹ người ta, lo hết mọi thứ.
Nhưng con gái tôi lại không thèm sang đây, vẫn ở Hà Nội. Nó làm giáo viên, dạy ở trường quốc tế nên lương cũng cao. Nếu mới sang đây thì buồn lắm, không ở được đâu vì tiếng không biết, coi như vừa câm vừa điếc".