Con gái Nhật hoàng sẽ làm việc tại Hội Chữ thập đỏ
Công chúa Aiko, người con duy nhất của Nhật hoàng Naruhito sẽ bắt đầu làm việc tại Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản vào tháng 4, sau khi tốt nghiệp.
Theo BBC, dù các thông tin chi tiết về vai trò mới của công chúa Aiko vẫn chưa rõ ràng song cô sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chính thức với hoàng gia.
Công chúa Aiko, 22 tuổi, không thuộc diện kế vị do luật của Nhật Bản chỉ cho phép nam giới lên ngôi. Nhật Bản có chế độ quân chủ, cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới.
Trong một tuyên bố mới đây, công chúa Aiko nói cô luôn quan tâm tới Hội Chữ thập đỏ. Các lãnh đạo của tổ chức này cũng cho biết, họ muốn chuẩn bị kỹ lưỡng để công chúa có thể làm việc thoải mái. Hội Chữ thập đỏ có quan hệ chặt chẽ với hoàng gia Nhật Bản, các hoàng hậu trước đây từng giữ chức Chủ tịch danh dự.
Hồi tháng 10 năm ngoái, công chúa Aiko đã tới Hội Chữ thập đỏ cùng Nhật hoàng và Hoàng hậu để xem triển lãm về các hoạt động cứu trợ sau động đất ở Tokyo năm 1923. Trong những năm gần đây cô cũng bày tỏ sự cảm thông với những nạn nhân và người sống sót sau các thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản.
Công chúa Aiko đang học năm cuối tại khoa Văn thư, Đại học Gukushuin, chuyên ngành ngôn ngữ và văn học Nhật Bản. Công chúa được công chúng Nhật Bản đánh giá cao và nhiều người đã hoan nghênh vai trò mới của cô.
Nga đối mặt khủng hoảng lao động?
Theo nhận định của Bộ Quốc phòng Anh, Nga "hầu như chắc chắn" đang đối mặt tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng nhất trong những thập niên qua.
Công nhân làm việc tại nhà máy ô tô Renault ở Nga. Ảnh AFP
Cảnh báo từ Anh
Trong báo cáo tình báo quân sự ngày 7.5, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga (RCB) đã thực hiện cuộc khảo sát đối với 14.000 nhân viên và phát hiện lực lượng lao động của ngân hàng đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, tờ The Guardian đưa tin.
Cũng theo báo cáo trên, dân số Nga trong 3 năm qua giảm đến 2 triệu người so với dự kiến, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và chiến sự Ukraine. Chỉ trong năm 2022, Nga chứng kiến tối đa 1,3 triệu công dân rời khỏi nước này, bao gồm nhiều lao động trẻ tuổi và làm việc trong lĩnh vực có giá trị cao. Bộ Viễn thông Nga cho biết có khoảng 10% số nhân lực trong ngành IT (tương đương 100.000 người lao động) di dân trong năm ngoái.
Theo nhận định của Bộ Quốc phòng Anh, nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt lao động ở mức thấp kỷ lục đến từ nhiều nguyên nhân. Trong số này, có thể kể đến lệnh động viên cho chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, làn sóng di dân lâu nay vẫn có mức cao và tỷ lệ dân số cao tuổi tiếp tục chiếm phần cao hơn trong tổng dân số.
Nếu không có biện pháp can thiệp, xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nga và đẩy tỷ lệ lạm phát tăng vọt, theo cảnh báo từ Anh.
Thực tế ở Nga
Trên thực tế, tình trạng lao động thiếu hụt xuất phát từ cuộc khủng hoảng dân số ở Nga, vốn bắt đầu từ 30 năm trước. Năm 1994, dân số Nga ở mức cao nhất với 149 triệu người. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, dân số Nga liên tục sụt giảm.
Tính đến đầu năm 2023, Nga có khoảng 146,45 triệu người (bao gồm Crimea mà Nga sáp nhập từ năm 2014), theo Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat). Và số ca sinh vào tháng 4.2022 ở mức thấp nhất kể từ thế kỷ 18.
Nga chứng kiến số ca sinh sụt giảm. Ảnh AFP
Cuộc khảo sát do RCB thực hiện và công bố ngày 19.4 cũng xác nhận đang xảy ra tình trạng căng thẳng "cấp tính" trong thị trường lao động, đặc biệt ở ngành công nghiệp chế biến, giao thông vận tải và cấp nước.
Với khoảng 10% lực lượng lao động ngành IT rời khỏi Nga trong năm 2022, nhiều người là nam thanh niên, tỷ lệ mất cân bằng giới tính được cho càng nghiêm trọng hơn. Nga thống kê được tỷ lệ giới tính vào năm 2021 là 121 phụ nữ trên 18 tuổi so với 100 đàn ông cùng độ tuổi. Dù Nga chưa tổ chức khảo sát dân số đợt kế tiếp (hiện số liệu gần đây nhất của Rosstat là năm 2021), rõ ràng tỷ lệ này càng thêm mất cân bằng trong năm 2022.
Tạp chí Economist dẫn một dự báo cho rằng dân số Nga đang sụt giảm ở mức độ nhanh bất thường, và có thể chỉ còn 130 triệu người vào giữa thế kỷ 21.
Chưa có giải pháp hiệu quả
Trước tình hình trên, Trường Kinh tế Cấp cao (HSE) ở Moscow tính toán được rằng từ đây cho đến cuối thế kỷ hiện tại, mỗi năm Nga phải thu hút đến 1 triệu dân nhập cư nếu muốn duy trì mức dân số khoảng 146 triệu người vào năm 2100, theo báo The Moscow Times.
HSE xây dựng 3 mô hình khác nhau, dựa trên tuổi thọ, sinh suất và tỷ lệ di cư. Nếu xảy ra theo chiều hướng xấu nhất, với cả 3 tiêu chí đều thấp, HSE dự báo dân số Nga có thể giảm xuống 67,4 triệu người vào cuối thế kỷ.
Đội ngũ tác giả của báo cáo cũng cho rằng Nga khó có thể thu hút một số lượng lớn dân nhập cư ở mức 1 triệu người/năm và kéo dài trong 80 năm. Trên thực tế, Rosstat ghi nhận số lượng di dân đến Nga giảm từ gần 430.000 người năm 2021 xuống còn 61.900 người trong năm 2022.
Nga nói nền kinh tế đứng vững dù mức độ cấm vận vượt mọi dự báo
Vì thế, các tác giả báo cáo cho rằng dân số Nga sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Số liệu được sử dụng cũng không tính đến tổn thất binh lực của Nga tại Ukraine hoặc tình trạng di dân khỏi Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia láng giềng.
"Mức độ ảnh hưởng của chiến sự vẫn chưa được tính toán, nhất là trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt tiếp tục diễn ra vào thời điểm báo cáo được thực hiện", The Moscow Times dẫn lời hai tác giả Maria Vinnik và Valery Yumaguzin.
Điều đó có nghĩa là hiện Nga vẫn chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết bài toán dân số giảm và kéo theo cuộc khủng hoảng lao động.
Pháp ký ban hành luật gây tranh cãi về chế độ nghỉ hưu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15.4 đã ký ban hành luật gây tranh cãi liên quan đến chế độ hưu trí, qua đó chính thức nâng tuổi hưu từ 62 lên 64, sau khi nhận được sự chấp thuận từ Hội đồng Hiến pháp. Đây là thắng lợi quan trọng của nhà lãnh đạo trong bối cảnh phong trào biểu tình rầm...