Con gái người đàn ông da đen bị ghì cổ đến chết: “Bố đã thay đổi thế giới”
Suy nghĩ của một cô bé sáu tuổi khiến nhiều người phải suy ngẫm không ít.
Con gái của George Floyd là Gianna nhận ra rằng, cha mình đã chết và điều này đã thay đổi thế giới, thông qua sự phản đối mạnh mẽ của các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ. Điều này thật buồn. Con gái của George Floyd nhận thức được điều quan trọng mà người cha quá cố của cô đã tạo nên. Cô bé sáu tuổi và mẹ Roxie Washington (bạn gái cũ của George) đã được gia đình bạn bè, cùng cựu cầu thủ NBA Stephen Jackson cho tham gia tại một cuộc họp báo, vào ngày 2 tháng 6 tại Minneapolis.
Stephen để Gianna trên vai, cô bé đã có những lời nói thật sự gây xúc động: “Bố đã thay đổi thế giới” và nở một nụ cười trên khuôn mặt, bất chấp nỗi đau mất cha. Cái chết của George chắc chắn đã thay đổi nước Mỹ. Đoạn video về Gianna cũng đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và gây ra sự phẫn nộ, phản đối trên toàn quốc.
Bạn gái cũ của George – mẹ của Gianna là Roxie cũng lần đầu tiên lên tiếng kể từ sau cái chết đau lòng của anh tại cuộc họp báo. Cô ấy nói: “Tôi đã ở đây vì con tôi, và tôi ở đây vì George, vì tôi muốn công lý cho anh ấy. Anh ấy là một người đàn ông tốt với vai trò một người cha. Anh ấy rất hạnh phúc khi có con bé.”
Roxie nói thêm về cô con gái của mình trong nước mắt: “Đây là sự mất mát sâu sắc, tôi muốn mọi người biết rằng, đây là những gì các sĩ quan đã lấy của con bé và cuối cùng, họ được về nhà và ở cùng với gia đình. Gianna không có cha. Anh ấy sẽ không bao giờ thấy con bé lớn lên, tốt nghiệp…”
Video đang HOT
Cùng ngày với sự xuất hiện trên truyền thông của Roxie ở Minnesota, một số người thân của George, ở Houston đã tổ chức một cuộc tuần hành vì công lý, thu hút hơn 60.000 người tham gia.
George đã chuyển đến Minneapolis từ Houston, TX quê hương của mình để làm tài xế xe tải. Cái chết của anh giờ đã trở thành một điểm sáng, nơi rất nhiều người Mỹ đã tập hợp lại để phản đối sự phân biệt chủng tộc, đặc biệt là khi nói về việc xử lý bạo lực của cảnh sát.
Nhân viên cảnh sát thành phố Minneapolis, Derek Chauvin (44 tuổi) đã bị sa thải, khi quỳ gối vào cổ George, dù người đàn ông liên tục nài nỉ rằng anh ta không thể thở được. Sau đó George bất tỉnh và qua đời. Derek đã bị bắt và buộc tội vào ngày 29 tháng 5 với tội giết người cấp độ ba, ngộ sát cấp độ hai liên quan đến cái chết của George. Ba nhân viên cảnh sát khác có mặt đã bị sa thải.
Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là 'phong trào khủng bố'
Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là "khủng bố".
"Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó", Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ nói trong một bức thư gửi các thành viên tổ chức này. Nội dung bức thư được đăng trên Twitter hôm 1/6.
Lá thư được Kroll gửi các đồng nghiệp tại sở cảnh sát Minneapolis trong bối cảnh lực lượng này đang chật vật đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Floyd bị Derek Chauvin, một cảnh sát thành phố, ghì gáy trong gần 9 phút hôm 25/5, khiến anh này tử vong tại bệnh viện.
Trước đó, Floyd bị Chauvin và ba cảnh sát khống chế do cáo buộc sử dụng một tờ 20 USD giả để mua thuốc lá. Hồ sơ pháp lý cho thấy người đàn ông 46 tuổi này từng phải ngồi tù 5 năm từ năm 2009 với tội danh tấn công và cướp. Trước đó, anh ta đã bị truy tố với nhiều tội, từ trộm cắp có vũ khí cho tới hành vi liên quan tới ma túy. Sau khi ra tù năm 2014, Floyd chuyển tới Minneapolis, làm nghề bảo vệ tại các quán bar, hộp đêm.
Cái chết của Floyd đã làm bùng phát các cuộc biểu tình ở ít nhất 140 thành phố của Mỹ, nhằm đòi công lý cho anh này và quyền bình đẳng cho người da màu.
"Phong trào khủng bố hiện nay là kết quả của những gì đã tích tụ từ nhiều năm trước", Kroll viết trong thư, đề cập đến các cuộc biểu tình sau cái chết của Floyd.
Ông cho rằng các vấn đề nhức nhối của Minneapolis vẫn tồn tại do lãnh đạo thành phố đã tinh giản hóa bộ máy cảnh sát và chuyển hướng ngân sách cho các hoạt động cộng đồng có xu hướng bài cảnh sát. "Cảnh sát trưởng chúng ta yêu cầu được bổ sung 400 nhân viên, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Đó là lý do dẫn đến cuộc bạo loạn lịch sử này", Kroll viết.
Người biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota, giơ bảng "Tôi không thể thở", câu nói của George Floyd trước khi bị cảnh sát ghì chết, hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo hiệp hội cảnh sát Minneapolis cũng tuyên bố rằng tổ chức sẽ giúp đỡ Chauvin và ba cảnh sát đã bị sa thải vì liên quan tới cái chết của Floyd.
"Tôi đã làm việc với 4 luật sư bào chữa, đại diện cho 4 cá nhân bị điều tra hình sự, ngoài ra, luật sư về lao động của chúng tôi cũng bảo vệ quyền lợi lao động của các cảnh sát này. Họ bị chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy trình", Kroll viết trong thư.
Các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ nổ ra trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Một số thành phần quá khích cũng lợi dụng hỗn loạn để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà. Hàng chục địa phương đã áp đặt lệnh giới nghiêm, trong đó có thủ đô Washington.
Khoảng 17.000 lính Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai tại thủ đô và 26 bang. Ít nhất 4.400 người đã bị bắt vì phá lệnh giới nghiêm, gây rối và cướp bóc, hôi của.
Trump gọi người biểu tình bạo lực là 'thấp hèn' Bạo loạn đã ăn sâu bén rễ trong biểu tình Mỹ 17 Những nhóm cực đoan bị tố 'giật dây' bạo loạn Mỹ 11
60.000 người tưởng niệm George Floyd Thành phố Houston, quê nhà của George Floyd, tổ chức tuần hành tưởng niệm người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết, với khoảng 60.000 người tham gia. Lễ tuần hành tưởng niệm Floyd, người bị cảnh sát ghì chết tuần trước, diễn ra ở trung tâm Houston, bang Texas, hôm 2/6, do các rapper nổi tiếng địa phương là Trae...