Con gái ngoan hiền bỗng dưng muốn tự quyết mọi chuyện
Cô gái gọi cho Thanh Tâm từ Tiệp Khắc. Giọng nói trong veo, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt nhuần nhuyễn dù cô được bố mẹ đưa sang sinh sống ở Tiệp từ năm lớp 2. Thanh Tâm còn có cảm tình với cô gái này vì rất lễ phép và có những suy nghĩ, quan niệm truyền thống.
Bố cô mất sớm vì bạo bệnh năm cô 2 tuổi. 2 năm sau mẹ cô đi lao động xuất khẩu, để cô ở lại với ông bà ngoại. Mẹ có gia đình mới năm cô học lớp 1. 1 năm sau đó thì mẹ đưa cô sang sống cùng mẹ và dượng.
Mẹ luôn khắt khe, yêu cầu cao với cô
Mẹ và dượng không sinh thêm con nữa, dượng chăm sóc, bao dung với cô. Vấn đề là mẹ cô. Không biết có phải vì chỉ có 1 con nên mẹ khắt khe, cẩn thận hơn với cô không nhưng lúc nào mẹ cũng yêu cầu rất cao với cô. Nhất là, lúc nào mẹ cũng có tư tưởng áp đặt, mẹ bảo sao con phải nghe vậy. Cả tuổi thơ của cô luôn thực hiện mọi hướng dẫn, chỉ bảo của mẹ. Cũng có đôi lần nổi loạn tranh luận với mẹ, nhưng mỗi lần như vậy mẹ đều dùng lời lẽ kinh khủng chửi mắng cô. Và kết quả, để mẹ dừng lại thì chỉ có cách nghe lời mẹ mà thôi.
Khi cô chọn trường đại học, mẹ nhất định chỉ cho chọn học kinh tế hoặc IT. Cô thích tin học nhưng là tin học ứng dụng liên quan đến thiết kế nội thất, đồ gia dụng. Giải thích thế nào mẹ cũng không hiểu, nhất định đòi phải học đơn thuần kỹ thuật, khi nắm được kỹ thuật rồi muốn làm gì thì làm.
Khi cô dẫn bạn trai về giới thiệu, người mẹ chê tướng, người mẹ dèm giọng nói, người mẹ bảo nhìn cách ăn đã không thiện cảm… Nhưng tất cả chỉ vì mẹ đã nhắm con trai của bạn thân mẹ cho cô. Cô chơi thân với người đó như anh trai, bản thân người đó cũng đã có người yêu, thế mà hai bà mẹ cứ cố chấp với sự gượng ép của mình.
Khi tốt nghiệp ra trường, cô dự định dành một năm tham gia các dự án xã hội, đi từ thiện và nhất là về Việt Nam thăm nhà, tìm hiểu về những vấn đề của phụ nữ nghèo để kết nối hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng mẹ cho đó là những việc kéo cô tụt lại 1 năm, khiến cô đi chậm hơn bạn bè, có thể đánh mất những cơ hội của cuộc đời.
Video đang HOT
Đó là những việc lớn, chứ đến cả những việc nhỏ như cô đang ăn kem, mẹ muốn ăn nhưng đang bận làm gì đó, gọi cô lấy cho. Cô bảo mẹ chờ cô ăn nốt miếng cuối rồi cầm ra, mẹ cũng mắng cô té tát. Mẹ quy ra sự chăm sóc, quan tâm, lắng nghe nên vấn đề trở nên rất nặng nề.
Cô gái mới kể vài chuyện, Thanh Tâm đã nhận ra vì sao cặp đôi mẹ và con gái này ngày càng trở nên xa cách. Người mẹ bôn ba kiếm tiền xa nhà, lấy chồng nhưng lại chăm sóc, chỉ bảo con của mình nên áp lực cầu toàn càng lớn. Người mẹ cũng có ít thời gian để lắng nghe, thấu hiểu nên cứ nghĩ cái gì tốt cho con thì bắt con răm rắp nghe theo. Nhất là, chỉ có 1 con, người mẹ rất sợ cảm giác không chi phối được con, sợ con lớn lên và rời xa vòng tay của mình.
Còn cô gái, cô tiếp xúc với lối sống phương Tây từ bé, thời gian ở trường với thày cô, bạn bè còn nhiều hơn thời gian sống cùng mẹ và dượng nên suy nghĩ, cách sống cũng hiện đại. Nhưng hoàn cảnh xa mẹ lúc bé, thay đổi môi trường sống lúc mới học lớp 2, sống cùng với mẹ và dượng nên cô sớm biết cách dung hoà cảm xúc với người khác. Cô nghe lời mẹ từ bé đến lớn nhiều khi chỉ vì nhận thấy làm thế là tốt nhất. Cho nên, việc kiềm chế phản ứng, không nói ra được với mẹ và nghe lời khi trong lòng không muốn, chưa phục càng làm tăng lên sự bức bối, khó chịu.
Thanh Tâm nói với cô gái, đừng trông chờ mẹ thay đổi nếu cô không tự thay đổi và tìm cách nói được với mẹ suy nghĩ thực sự của mình. Ở đây không phải để thấy ai đúng, ai sai mà để mẹ con hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhau, cũng là chuẩn bị cho việc sống độc lập của cô, tự quyết các vấn đề của cuộc sống riêng.
Thanh Tâm
Theo phunuvietnam.vn
Không được đưa con về ngoại chơi dù cách có 7km, nàng dâu "tức nước vỡ bờ" hành động khiến mẹ chồng bất ngờ
Mỗi lần Huyền định mang con về ngoại là mẹ chồng lại viện hàng loạt lý do để cấm cản dù nhà cô chỉ cách có 7km.
Huyền vừa định bế con đi thì mẹ chồng cô lớn tiếng:
- Cô không nghe lời tôi nói mà vẫn cố tình đưa thằng bé đi phải không? Đâu ra cái thói con cái không nghe lời bố mẹ thế hả?
- Con đưa cháu về ngoại thôi chứ có gì đâu mà mẹ lại không cho thế ạ?
- Con cô nhưng cháu tôi. Cô không phải muốn mang đi đâu thì đi nhé!
Đó dường như là câu chuyện quen thuộc mỗi lần Huyền muốn cho con về ngoại dù chẳng phải xa xôi hay con còn quá nhỏ. Bởi cô lấy chồng đã 4 năm nay và có một cậu con trai 3 tuổi. Hơn nữa, nhà chồng cô cách nhà ngoại có 7 cây số nên cô rất muốn cho con về chơi. Thế mà từ Tết đến bây giờ con trai cô chưa được một lần gặp ông bà ngoại.
(Ảnh minh họa)
Bao nhiêu lần Huyền có ý định đưa con về ngoại là bấy nhiêu lần mẹ chồng cô không đồng ý dù con dâu đã xin phép từ trước đó mấy ngày. Khi thì bà bảo nó đi học cả tuần, có mỗi cuối tuần được ở nhà với ông bà nội. Lúc bà lại nói rằng: "Mẹ con mày đi thì ai cơm nước cho 2 cái thân già này? Định để chúng tôi chết đói luôn đấy à?"
Thực ra chẳng cần phải để mẹ chồng nhắc thì mỗi lần đi đâu Huyền cũng chuẩn bị sẵn hết đồ ăn thức uống. Ông bà ở nhà chẳng cần nấu mà hâm nóng lên là ăn được. Với lại mỗi lần về ngoại thì mẹ con cô cũng chỉ sáng đi chiều về chứ có phải ở cả năm cả tháng đâu nhưng mẹ chồng cô vẫn cương quyết: "Bố mày không thích ăn kiểu đấy!"
Mà bố mẹ chồng Huyền cũng lạ. Con gái đi lấy chồng thì mong về thăm từng ngày nhưng lại không muốn con dâu về ngoại. Có lần em chồng về nhà, thấy có người nấu cơm nên cô xin phép đưa cháu về thăm ông bà 1 hôm. Ai ngờ mẹ chồng cô lại mắng xéo: "Em mới về thì chị dâu lại ôm con đi. Ghét nhau thì nói một câu chứ không phải làm cái kiểu đấy đâu". Oan lắm nhưng cuối cùng cô vẫn phải ở lại.
Nhà chồng đã thế rồi lại còn được cả chồng Huyền nữa. Anh ấy đi làm xa, cả tháng mới về 1 lần thế mà chẳng chịu hiểu cho vợ gì cả. Nghe vợ kể xong còn bảo: "Em buồn cười nhỉ? Đi lấy chồng rồi mà cứ đòi về ngoại là sao? Con còn nhỏ đi lại vất vả. Còn ông bà nhớ cháu thì sao không lên đây mà thăm đi, cứ bắt nó đi đi về về là sao?"
Nghe chồng nói như vậy, Huyền chẳng biết làm gì khác ngoài ôm con mà khóc nghẹn. Bố mẹ cô cũng già rồi chứ có phải khỏe mạnh gì đâu mà đi đi lại lại liên tục được. Mẹ cô nhớ cháu lắm nhưng vẫn phải an ủi: "Thôi. Nhà người ta đã không muốn cho cháu họ đi thì thôi con ạ!"
(Ảnh minh họa)
Mấy hôm nay mẹ Huyền bị ốm khá nặng do thay đổi thời tiết. Nghe bố kể mà lòng nóng như đốt nên cô định tranh thủ cuối tuần để mang con về chơi cho bà khuây khỏa phần nào. Nhưng như mọi lần, mẹ chồng cô lại tiếp tục ngăn cản. Vừa bực vừa lo cho mẹ, cô vẫn quyết đưa con về. Mẹ chồng cô thấy không cản được lại bắt đầu nói khó nghe:
- Đã làm dâu làm con nhà này thì phải theo nếp nhà tôi chứ đừng có cái kiểu muốn làm gì thì làm đâu. Hay là thấy chúng tôi thoải mái quá nên nhờn rồi?
- Xin lỗi mẹ nhưng con trai con không chỉ là cháu bà nội mà còn là cháu bà ngoại. Vì vậy mà lần này con xin phép đưa cháu về thăm bà ốm ạ.
Nghe con dâu nói thế mẹ chồng cô bất ngờ lắm bởi những lần trước nghe bà nói như vậy, cô sẽ lại cắm cúi bế con quay trở vào. Nhưng hôm nay nói xong, Huyền liền bế con ra bắt taxi mà chẳng hề quay đầu lại, mặc cho mẹ chồng vẫn không ngừng chửi mắng. Lần này cho dù bố mẹ chồng và chồng muốn ra sao thì ra, cô phải thay đổi chuyện này chứ không thể nhún nhường mãi được.
Theo afamily.vn
Mẹ chồng hồ hởi cho 300 triệu mua nhà, tôi sững sờ trước lời đề nghị đáng sợ Tôi có chút bất ngờ trước những lời nói của mẹ. Đúng là bố mẹ chồng tôi đã về hưu nhưng sao tự nhiên ông bà lại nhiệt tình như thế. Trước đây tôi sinh con, ở nhà vẫn bán hàng online trong thời gian 6 tháng nghỉ mà mẹ chồng bảo sức khỏe yếu không trông cháu được, giờ lại nhiệt tình...