Con gái nên biết cách “hư” để không “hỏng”
Xã hội vốn dĩ đã quá khắt khe với mọi thứ, nhất là đối với phái nữ. Nhiều cô gái đã giam giữ sự tự do của mình vào khuôn khổ vô hình của thiên hạ đặt ra, để rồi có câu nói:” Ráng tu 10 kiếp để làm con trai.” Chỉ có con trai mới được quyền tự do, được quyền hư thôi sao?
Sinh ra là con gái vốn dĩ đã khổ, khổ từ cách ăn mặc, đi đứng cho đến lời ăn tiếng nói. Con trai chửi thề 10 câu thì người ta không nói gì nhưng khi con gái vừa nói bậy 1 câu thì lập tức “hữu xạ tự nhiên hương”, người người bàn tán cho rằng nhỏ này hư.
Con trai uống cả chục lon bia mà không xỉn thì được khen giỏi. Con gái nhấp chút bọt trắng là đã bị chê là hư. Còn câu chuyện này thì đã quá quen thuộc: Trai ngủ với nhiều gái thì là đào hoa. Gái ngủ với nhiều trai thì… như bạn đã biết rồi đấy.
Xã hội vốn dĩ đã quá khắt khe với mọi thứ, nhất là đối với phái nữ. Nhiều cô gái đã giam giữ sự tự do của mình vào khuôn khổ vô hình của thiên hạ đặt ra, để rồi có câu nói:” Ráng tu 10 kiếp để làm con trai.” Chỉ có con trai mới được quyền tự do, được quyền hư thôi sao ?
Hư là để trưởng thành, là để không trở nên “hỏng”.
Mẹ bảo còn nhỏ thì lo học, không nên yêu vì sợ ta hư hỏng nhưng ta vẫn cãi mẹ và lao vào yêu vì con tim mách bảo. Sau đó nếu chia tay thì vẫn ung dung tự tại, tiếp tục học hành. Đó là hư. Nhưng nếu chia tay xong mà khóc lóc, van xin quỳ lại người yêu, đó là hỏng. Không quỳ trước cha mẹ thì thôi, cớ sao phải quỳ trước người dưng?
Video đang HOT
Ba bảo còn nhỏ thì lo học, kiếm tiền sớm làm gì kẻo hư hỏngnhưng ta vẫn cãi lời ba để kiếm tiền chi trả cho những chi phí của riêng mình và để sau này tự lập. Đó là hư. Nhưng nếu dựa vào cái cớ “Con đang kiếm tiền tự lập, ba phải cho con nhiều tiền để con làm cái này cái kia rồi mốt con trả sau” thì đó là hỏng.
Mẹ bảo là con gái thì không được đi bar vì người ta sẽ nói con gái của mẹ hư hỏng, chỉ biết đàn đúm nhưng ta vẫn cãi lời mẹ để đi chơi, để được biết thế nào là vui. Sau cuộc vui “đàn đúm” với đám bạn thì về nhà ngủ. Đó là hư. Nhưng nếu sau cuộc vui ta lại ghé vào khách sạn rồi bảo “Con đang ở nhà bạn, mai bạn chở về” thì đó là hỏng.
Gái hư liệu có hạnh phúc hơn gái ngoan? Chắc chắn rồi
Không hạnh phúc sao được khi gái hư được quyền làm những gì mình muốn, miễn là không gây hại đến những người xung quanh và cho bản thân. Còn gái ngoan dù muốn nhưng cũng chỉ muốn trong tư tưởng, không dám thực hiện.
Gái hư có một chút gì đó của sự bất cần đời, nhưng không phải kiểu bất cần không coi ai ra gì. Các cô luôn nhìn sự việc đơn giản, không cầu kỳ phức tạp. Gái hư không thể áp đặt những định kiến giáo điều lên bất kỳ ai vì trong tư tưởng của gái hư không có những định kiến.
Gái ngoan chờ cái nhìn của xã hội bớt khắt khe hơn về con gái thì họ mới bắt đầu dám hư. Nhưng xã hội mà lại, 10 năm hay 20 năm nữa cũng sẽ lại có những định kiến mới, nếu muốn hư thì các cô hãy hư ngay từ lúc này.
Nhiều cô gái từ nhỏ đến lớn luôn được ba mẹ bao bọc trong sự an toàn lại dễ hỏng hơn các cô gái hư vì không có sự trải nghiệm, không có “kiến thức hư”. Ngoài ra các cô cũng sẽ khó trưởng thành hơn và dễ bị cám dỗ.
Còn những cô gái hư luôn có những kiến thức và kỹ năng sống cao, khó khi nào bị rơi vào cám dỗ vì các cô luôn đề cao sự cảnh giác để giữ mình khỏi những cuộc chơi không tốt.
Vì thế gái hư chưa chắc đã hỏng, mà gái ngoan chưa chắc đã ngoan.
Theo Blogtamsu
Nỗi niềm trai ế mùa cưới!
Cứ tưởng chỉ có các nàng ế mới khốn khổ vì mùa cưới gần kề, thật ra những chàng ế cũng đang nhấp nhổm vì mùa cưới vì trăm ngàn lý do.
Trung (35 tuổi - kĩ sư công trình) là một trong những trai ế đang trong giai đoạn nhấp nhổm. Sinh ra trong một gia đình bần nông vùng chiêm trũng. Hoàn cảnh nghèo khó là động lực để Trung tập trung hết sức vào việc học, đi làm thêm để trang trải việc học, ra trường lập tức đi làm ngay để gây dựng kinh tế. Công việc cứ cuốn anh đi hết năm này qua tháng nọ cho đến khi Trung có được một sự nghiệp ổn định, báo hiếu được cha mẹ phần nào anh mới có dịp nhìn lại chặng đường mà mình đã đi qua, mới thấy mình đích thực là một trai ế "nguyên chất". 35 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai, cho dù hồi ở trường cũng có để ý đến một vài cô bạn gái, nhưng để đi đến một mối tình có thể gọi thành tên thì Trung không đủ can đảm để hẹn hò vì một lý do đơn giản: Vì nghèo!
Cho đến khi mọi sự đã hòm hòm, Trung mới có ý định tìm ý trung nhân để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, xung quanh anh tuy có không ít đồng nghiệp nữ nhưng thú thực Trung không hề có cảm giác xao động trước một ai, bạn gái ở các mối quan hệ xã hội cũng có, cũng đã từng hẹn hò một vài cô nhưng chỉ dừng lại ở mức những bữa cafe, xem phim...không hơn.
Bạn bè Trung đứa nào cũng yên bề gia thất cả. Con cái đứa vào lớp 1, đứa thì cũng đã bế ẵm. Nhìn chung, họ đều có gia đình và hôn nhân ổn định. Cậu "ế" nhất cũng đã cưới vào cuối năm nay. Mỗi lần đi ăn cưới bạn bè là mỗi lần Trung thấy áp lực đủ thứ, những câu hỏi từ bạn bè, những áp lực từ phía gia đình khi thấy con trai đã lớn mà không thấy có động tĩnh gì. Nhiều khi, vì những áp lực vô hình nhưng lại khiến Trung đau đầu suy nghĩ, có khi anh còn nghĩ quẩn "hay là cứ lấy một cô? yêu cũng được không yêu cũng được?". Dù cho đã "cởi mở" bản thân đến như thế, nhưng đến giờ này đã 35 mùa xuân trôi qua, Trung vẫn không thoát khỏi kiếp "trai ế".
Tuấn (32 tuổi - họa sỹ) lại là một kiểu trai ế vì anh thích thế. Cho dù cái Tôi nghệ sỹ phóng khoáng khiến Tuấn luôn thấy mình thuộc về tự do nhưng áp lực từ phía gia đình khiến anh luôn luôn "mẫn cảm" mỗi khi mùa cưới gần kề.
Bởi vì mỗi khi mùa cưới đến, bạn bè đến mời cưới, rộn ràng một màu hạnh phúc, thú thực Tuấn chẳng có cảm giác gì nhưng những câu chuyện đó lại khiến gia đình Tuấn sốt xình xịch vì cậu con trai "khái tính" của mình.
Bố mẹ Tuấn chỉ có một mình anh, đúng nghĩa con cầu tự bốn phương tám hướng mới có được. Bao nhiêu kì vọng đều đặt vào anh, thế nên ngoài việc Tuấn cần phải thành công trong sự nghiệp thì có một hôn nhân bền vững là một điều hiển nhiên, chân lý và không thể thay đổi.
Sự nghiệp của Tuấn đã có khởi sắc, bố mẹ Tuấn tự hào về anh lắm! Giờ chỉ cần một nàng dâu đủ tam tòng tứ đức là ông bà đã có thể yên tâm mà nhắm mắt. Thế nhưng, có lẽ do "sợ" bố mẹ "nhắm mắt an lòng" nên năm nay 32 tuổi mà Tuấn vẫn không có ý định yên bề gia thất. Suốt ngày anh cứ phiêu lưu trên những miền đất mới để tìm kiếm chất liệu sáng tác, tình yêu với Tuấn như một chất xúc tác cần thiết để duy trì những cảm xúc trong những bức họa. Tuấn đi qua những cuộc tình nhanh đến nỗi anh chẳng thể nhớ nổi những người phụ nữ đã đi qua cuộc đời mình, chuyện kết hôn với Tuấn giống như một nghĩa vụ mà anh buộc phải "trả nghĩa" cho cha mẹ chứ không phải là cái đích của cuộc đời. Vì là "trả nghĩa" nên Tuấn cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi phải lựa chọn những cô gái theo tiêu chuẩn của cha mẹ, hoàn toàn không phải là "gu" mà anh thích. Nói chuyện dăm ba câu là Tuấn đã thấy không còn nhu cầu để chia sẻ nữa, vì cả hai càng nói càng không thể tìm thấy điểm chung. Nhưng... nghĩ đến cái trách nhiệm của một đứa con trai cầu tự, Tuấn lúc nào cũng ước giá như mình có thể phân thân để vừa sống cho gia đình vừa có thể sống vì bản thân mình.
Cứ mỗi mùa cưới đến, Tuấn hay Trung - những người đàn ông thành công trong sự nghiệp, có cá tính, có ngoại hình, có điều kiện gia đình cơ bản nhưng lại vì cái "duyên" chưa đến mà không thoát khỏi cám cảnh...
Theo Emdep
Vợ bắt tôi báo hiếu bố mẹ cô ấy Tôi lo cho vợ con không thiếu thứ gì, ngày sinh nhật mua quà cho vợ trị giá vài ngàn đô, nhưng báo hiếu bố mẹ một đồng vợ cũng khó chịu... Tôi năm nay gần 40 tuổi, làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thu nhập hàng tháng của tôi 50 triệu đồng. Vợ kém tôi 2 tuổi, làm việc cho...