Con gái không nên lấy chồng gần
Lấy chồng càng xa thì tính tự lập càng cao, tỷ lệ ly hôn càng thấp. Không có bố mẹ ở bên, chị em chỉ có thể tự lực cánh sinh và một lòng với gia đình chồng.
Thông thường thì phụ nữ, nhất là các bậc cha mẹ đều muốn con gái lấy chồng gần để “có bát canh cần nó cũng mang sang”. Nhưng theo quan điểm của mình thì đã lấy, phải cố lấy được chồng xa. Mình nói thế này mọi người có đồng ý không nhé.
Thứ nhất, tâm lý chung là ai cũng muốn nhìn ra biển lớn. Nếu ở thành phố nhỏ thì phải l ấy chồng ở thành phố lớn hơn. Nếu ở thành phố lớn rồi thì phải lấy chồng nước ngoài. Kiểu như vậy. Ở một thành phố lớn hơn hay một đất nước lớn hơn thì cơ hội và khả năng phát triển cũng lớn hơn. Vì vậy nếu lấy một người đàn ông mà chí hướng và tương lai chỉ quanh quẩn cái ao làng nơi ta sống thì chán lắm.
Bạn mình lấy được anh chồng ở gần nhà, cách một con ngõ bố mẹ nó mừng rơi cả nước mắt, bảo cuộc sống thế này thì an toàn, trọn vẹn quá. Theo mình cái gì bình lặng thì không phát triển. Chồng nó làm dù nghề nghiệp ổn định thật nhưng tiền và môi trường sống chỉ cứ tà tà như thế thôi. Nhưng tôi nghĩ, không có rủi ro và thách thức thì bao nhiêu ý chí và tham vọng của chồng nó trước sau gì cũng bị thui chột.
Thứ hai, “xa thơm gần thối” là quy luật trong quan hệ gia đình hai bên nội ngoại. Lấy chồng gần làm gì để rồi ngày nào nhà vợ có việc to nhỏ cũng í ới gọi con rể sang bằng được. Rể nào nhiệt tình thích chuyện bao đồng thì không nói. Chứ rẻ nhà ai mà trăm công nghìn việc thì thể nào vợ chồng cũng sớm lục đục. Vợ thì nhảy cẫng lên bảo: “Nhà vợ gọi sao anh không sang?”. Còn anh chồng thì lại hậm hực: “Nhà cô làm gì mà gọi tôi lắm thế?”. Mình đoán chắc do tính gia trưởng ích kỷ nên nhiều người đàn ông đều không hứng thú lắm với việc gia đình nhà vợ.
Trong quan hệ với hai bên thông gia cũng thế. Ở xa nhau, thỉnh thoảng một vài năm gặp nhau một lần, dẫu chỉ biếu gói trà cũng thấy quý hóa. Còn ở gần, càng tiếp xúc thì càng va chạm. Khi đó cho dù có tặng nhau hàng núi vàng vẫn bằng mặt không bằng lòng.
Video đang HOT
Nhà mình đã trải qua một lần đại họa như thế nên mình biết quá rõ. Mẹ mình đi chợ gặp mẹ chồng của chị mình nhưng không chào vì không thấy. Vậy mà mẹ chồng chị về bóng gió bảo với chị mình rằng “Tao đâu có ăn ở bạc với mày sao mẹ mày gặp tao mà không chào”.
Chị mình hối hả về trách mẹ mình sao không chào thông gia. Mẹ mình không hiểu đầu cua tai nheo thế nào nhưng cũng sĩ diện, bảo “bà ấy thấy mẹ sao không chào trước còn trách”. Hai bên bỗng dưng đâm ra căng thẳng. Từ đấy hai bà mẹ gặp nhau ở chợ hàng ngày nhưng ai cũng không đến chào trước vì tự ái. Rồi như một vết rạn nhỏ thành một vết nứt lớn, bên nào nói ra câu gì, đi quà gì hay không làm gì cũng bị săm soi bắt bẻ. Chị mình khóc lên khóc xuống vì họa vô đơn chí.
Thứ ba, lấy chồng xa giúp phụ nữ chúng ta bớt đi một gánh nặng. Ai cũng hiểu làm dâu rất mệt. Và nó sẽ càng mệt hơn khi phụ nữ vừa cố làm con dâu tốt vừa muốn làm con gái hiền của bố mẹ mình. Ai mà chẳng muốn được lo cho bố mẹ mình nhiều như những gì mình lo cho nhà chồng nhưng hình như chẳng nhiều nhà chồng rộng lượng đến thế.
Ở nhà chồng từ ngày này qua ngày khác thì được mà cuối tuần xin về nhà mẹ đẻ là bị khó chịu. Mua sắm, biếu xén cho bố mẹ chồng bao nhiêu cũng được mà chỉ cho bố mẹ mình vài trăm nghìn cũng bị xóc xỉa là lấy của nhà chồng, ở một nơi mà linh hồn một nẻo. Một chị ở cơ quan mình kể mẹ chị đau, chị mua bồ câu về nấu cháo tẩm bổ cho mẹ. Vậy mà mẹ chồng dỗi vờ lăn đùng ra ốm bảo “Tao cũng ốm xem mày có nấu cho tao được miếng cháo trắng mà húp không”.
Vì vậy tốt nhất là tách hai nhà thông gia càng xa càng tốt. Vừa để chị em ta lo tốt cho nhà chồng, vừa lo tốt cho nhà đẻ mà không bị bố mẹ chồng săm soi phát hiện. Nếu có hiếu thảo thì 1-2 năm bế con về thăm. Còn bình thường có được khoản nào thì cứ gởi tiền gửi quà về nhà khỏi phải thông qua bố mẹ chồng cho rách việc.
Cuối cùng, lấy chồng càng xa thì tính tự lập càng cao, tỷ lệ ly hôn càng thấp. Không có bố mẹ ở bên, chị em chỉ có thể tự lực cánh sinh và một lòng với gia đình chồng. Như thế phụ nữ sẽ biết nhẫn nhịn chịu đựng, ít bị cái tôi chi phối hơn hơn.
Bởi nếu có lỡ gây sự với nhà chồng thì chỉ còn nước ra đường chứ có nhà đâu nữa mà về. Chứ còn nhà đẻ gần nhà chồng, chỉ cần ai nặng lời một câu cũng khăn gói tếch về nhà làm mưa làm gió với bố mẹ. Làm như thế vừa bị nhà chồng ghét mà vừa làm sứt mẻ tình cảm hai gia đình thông gia.
Với chừng đó lý do mình thật lòng khuyên chị em muốn hạnh phúc nhất định phải lấy chồng xa. Mọi người nghĩ có đúng không?
Theo afamily
Chị em buôn chuyện chữa bệnh yếu sinh lý cho chồng
Đúng là mình thuộc diện ngu lâu. Bao nhiêu người nói ra rả, "rằng thì là mà" phải sống thử ít nhất vài tuần rồi hãy cưới, thế mà vẫn để ngoài tai nên mới ra nông nỗi này.
Đêm tân hôn, chồng "cấy chay, bừa chùi" (*) được 2 phút thì xỉu, chưa tới quán lòng lợn tiết canh đã hết tiền. Cho chết, ai bảo ngoan ngoãn nghe các cụ quyết tâm giữ thân tới phút cuối cùng, ngàn cây vàng chứ bèo bọt gì đâu. Bây giờ thì hóa ra giữ vàng rởm rồi, nó không dùng cho mới nhục!
Đêm tân hôn thấy chán đời, nhắn tin hỏi con bạn thân, nó bảo hồi mới cưới chồng nó chiến những 7 phát một đêm, còn chồng mình thì mỗi phát xịt ngòi. Thế là tôi ôm gối khóc, khóc ròng mấy đêm ngày. Hóa ra đàn ông đẹp trai chỉ là cái mã bề ngoài thôi, cái chất bên trong phải cứng như vông như nứa mới mang lại hạnh phúc.
Thảo nào hồi yêu nhau, hắn ta rất ít khi ôm ấp, thậm chí chẳng sờ mó gì vào người mình, mìnhmơi mơi hắn còn hất tay mình ra, giời ạ vậy là thằng hai phai rồi à? Thế mà mình lại tin rằng hắn là chàng trai đứng đắn mới chết chứ, ngu lâu, ngu dài tập. Bao nhiêu lần con bạn thân bảo phải thử xem thế nào, đã không nghe, lại còn cho nó là con bạn hư hỏng.
Cá chậu chim lồng rồi, biết làm sao đây? Chỉ còn một con đường là chạy chữa cho chồng. Các cụ đã chả dạy, "chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người" đấy là gì. Chồng người mỗi đêm dăm bảy cuốc, chồng mình kém thì cũng phải làm được ít nhất 1 cuốcđàng hoàng, có lớp có lang hẳn hoi chứ.
Tôi xin nghỉ phép đưa chồng gặp ông lang băm nổi tiếng nhất trong vùng. Nghe nói ông này chữa bệnh yếu sinh lý gia truyền đã 3 đời nay. Ông lang bắt mạch chồng tôi, ngắm nghía rất kỹ, thậm chí còn yêu cầu vào phòng kín cởi quần áo ra xem chim cò thế nào. Khám xong ông kê đơn, bốc thuốc, 3 ngày một chén thuốc lá, nghe nói toàn lá quý mọc trong rừng sâu, có những cái rễ cây nghìn năm tuổi.
Quan trọng hơn, để có cơ chế dẫn thuốc, mỗi ngày chồng tôi phải ăn 3 lạng dái gà luộc chấm tương Bần. Ông lang dặn tôi phải chọn mua loại thật tươi, gà không bệnh tật. Hiện nay trên thịt trường có rất nhiều dái gà không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm. Nếu ăn phải dái gà này sẽ phản tác dụng, vì nghe đồn trước khi xuất họ đã rút hết chất bổ dương rồi?!
Dù khó khăn thế nào tôi cũng quyết tâm thực hiện, nếu không chữa được cho chồng thì nguy cơ bỏ nhau không còn xa nữa. Sau khi cắt liền 10 chén thuốc lá mang về, tôi liền tới các gia đình bán gà ký hợp đồng mua dái gà tươi. Đến những nhà mổ gà bán ngoài chợ, tôi trình bầy chi tiết hoàn cảnh gia đình, thậm chí còn cho họ xem cái đơn của ông lang băm nữa. Hầu hết chủ các lò mổ gà đều là phụ nữ nên họ thông cảm và chia sẻ với tôi rất chân thành. Ai cũng hứa sẽ dành toàn bộ dái gà cho tôi, có chị còn hứa cho miễn phí.
Tôi vô cùng cảm động, các chị ấy cũng là phụ nữ nên thấu hiểu nỗi khổ của tôi. Tuy nhiên mỗi chủ lò chỉ mổ mỗi hôm từ 3 tới 5 con gà thôi, trong đó đôi khi chỉ có 1 con gà trống. Chính vì thế mà tôi phải ký hợp đồng với 20 chủ lò mổ gà trong chợ trung tâm thị trấn này mới hy vọng mua đủ 3 lạng mỗi ngày.
Sau khi uống 1 bát thuốc lá, chồng tôi phải ăn vã hết 3 lạng dái gà luộc chấm tương. Ông lang khẳng định, thao phác đồ này thì chỉ 1 tháng sau chồng tôi sẽ khỏe như vâm, không thua kém bất cứ thằng chồng nào trên thế giới này. Tuy nhiên sau 1 tuần điều trị, chồng tôi bắt đầu thấy sợ, không thể ăn hết số lượng dái gà. Anh ấy đã quỳ xuống xin tôi tha thứ vì nếu ăn thêm mấy cân nữa thì anh ấy chết không kịp ngáp. Tôi nói thương anh nhưng "nếu không chữa bệnh yếu sinh lý thì vợ chồng chia tay".
Tuy nói thế cho mạnh mồm chứ tôi thương chồng lắm, anh là người tuyệt vời mọi mặt, chỉ trừ... mặt này thôi. Nếu khắc phục được bệnh coi như chồng tôi toàn diện, hoàn hảo.
Một tháng trôi qua, hai tháng trôi qua...mà bệnh của chồng chẳng hề thuyên chuyển, vẫn cứ ỉu xìu như thế thôi. Chồng người như sắt như đồng, chồng mình èo uột như ngồng muối dưa, tôi bắt đầu thấy nản rồi. Tại sao thế nhỉ? Thôi chết rồi, hay là ông này có bồ bên ngoài nên về nhà là hết cả xăng lẫn nhớt? Nghi ngờ chồng, tôi quyết định bí mật lắp carera theo dõi. Ôi thôi, mỗi lần chồng tôi uống thuốc xong thì anh liền đổ ngay cho con chó ăn bát dái gà.
Thảo nào mà chồng tôi vẫn y nguyên còn con chó thì dạo này cứ chạy rông khắp xóm!
(*) "Cấy chay, bừa chùi": Làm ruộng đất cày bừa không kĩ.
Theo VNE
Oái oăm bạn thân đòi "xin một đứa con" Đó là cô bạn gái thân, rất thân, rất tốt, từng giúp đỡ tôi rất nhiều. Đây là lần đầu tiên cô ấy đề nghị tôi giúp đỡ, nhưng đề nghị này lại oái oăm quá. Tôi 32 tuổi, có cô bạn gái thân từ hồi cấp ba. Chúng tôi chơi với nhau "như hai thằng đàn ông", như hai kẻ tri âm...