Con gái không muốn có trách nhiệm với tôi
Tôi là bố của tác giả: “Kiếm 80 triệu mỗi tháng vẫn thấy mình vô dụng”. Trong thời gian con riêng tôi nghỉ làm vì dịch bệnh, vô tình biết chị gái đã viết bài này.
Vợ trước và tôi có 3 đứa con gái, tôi thuộc thế hệ trước nên cũng muốn có con trai chống gậy. Tuổi trẻ tôi đẹp trai nên muốn như vậy cũng không gọi là quá đáng. Tôi nhận nuôi đứa đầu và đứa thứ hai (là cháu viết bài trên), còn con út là vợ trước tôi nuôi. Tôi cưới vợ khác khi vừa ly dị vì cô ấy đã có bầu.
Cuộc sống bình dị, tôi nghĩ vợ kế cũng đối xử tốt với hai con riêng tôi. Cháu lớn hay bị nhà ngoại xúi phá tôi, thi thoảng bị vợ tôi chửi rồi đánh nhẹ vài lần, thêm tôi bạt tai vài lần. Cháu thứ hai chẳng thấy nói gì, cứ im im thôi. Các con gái được tôi nuôi dạy theo kiểu biết “nữ công gia chánh”, tề gia nội trợ.
Năm con lớn vào đại học ở tỉnh khác, vợ đầu sợ con thứ hai bị vợ tôi bắt nạt nên bảo đưa ra Bắc ở. Con xa mẹ từ lúc 4 tuổi nhưng muốn ở với mẹ, vợ chồng tôi đồng ý liền. Ra ở được mấy tháng, con gọi điện thoại khóc lóc, đòi vào Nam lại vì không quen cách sống, nhà ngoại không ai thương, chỉ dằn vặt con vì nhìn giống tôi. Cho con đi rồi đón vào lại khó, chúng tôi còn hai con nữa, con chung đang lớn nên tôi cũng kệ, một năm gửi ra mấy triệu coi như xong trách nhiệm.
18 tuổi, con vào Sài Gòn học cái gì đấy, thấy vợ đầu bảo con bỏ nhà vào Sài Gòn vì không chịu nổi học ở Hà Nội. Tôi kệ, chẳng hỏi, nuôi con tới 18 tuổi đủ rồi, còn chăm tới bao giờ?
Mấy tháng sau con gọi về nhà, năn nỉ tôi cho học đại học ở quê vì ở Sài Gòn vừa học vừa làm vất vả quá, chịu không được. Sáng sớm con bắt xe về đến nhà, vợ chồng tôi tắt điện thoại vì không thích kiểu con cứ thích về là về như thế. Con về tận nhà gọi cửa, chúng tôi không mở. Khu nhà tôi là khu nông trại, vắng vẻ, con không dám đứng ngoài một mình lâu, chán là lại đi thôi.
Thấy con im lặng, sợ lại sang hàng xóm, rồi mọi người biết chuyện không hay nên vợ chồng tôi mở cửa. Vợ tôi không cho con ở vì thấy phức tạp, tôi cũng bảo con không ở đây được, tháng trước bố cho 1,5 triệu rồi, con tự lực đi. Con không năn nỉ gì thêm, xách túi ra đi. Từ đó đến nay hơn 10 năm con không bước chân vào nhà tôi một lần nào nữa, dù có về thăm nhà hàng xóm cách vài trăm mét, nghe nói còn cho tiền nữa.
Tôi cũng chẳng bận tâm gì nữa, nghĩ con ổn thôi, trời sinh voi sinh cỏ, lo gì. Có một lần, tôi nghe mẹ cháu gọi lúc cháy bị tai nạn ở Sài Gòn. Công an gọi mà mẹ cháu chưa vào được, bảo tôi ở gần vào trước xem sao. Tôi nghĩ chắc chẳng có gì nghiêm trọng, vì con đầu của tôi cũng nói công an bảo không cần lo lắng, vẫn đang nằm việc, chưa có gì nghiêm trọng. Mấy năm sau, tôi nghe nói con làm cho tập đoàn tài chính nào của Mỹ, lương khá lắm. Tôi gọi điện thoại hỏi thăm rồi bảo về ăn cưới em, con cũng vâng và gửi vài triệu cho tôi. Thi thoảng con về tỉnh công tác, gặp ông này ông nọ nhưng không gặp tôi, chỉ nhờ người ta đưa giúp vài triệu. Tôi không gọi thì con cũng chẳng gọi cho tôi.
Video đang HOT
Năm nay, tôi gọi con, bảo hai em xuống Sài Gòn, cho các em ở nhờ trong lúc tìm nhà. Con đồng ý và cho mỗi em vài triệu. Con trai tôi bảo chị dùng cái laptop phải tầm 70 triệu, cái túi cũng phải gần chục triệu. Các con tôi ở chung với chị đã phát hiện chị được trả lương bằng USD, quy ra tiền Việt tầm 100 triệu, hàng tháng ký giấy trích 800 USD vào tài khoản từ thiện gì đấy. Không biết con gái tôi làm gì mà cứ nói chuyện điện thoại là bằng tiếng Anh, họp hành đêm khuya, 2 con riêng của tôi chẳng ngủ được. Phàn nàn với con gái thì con bảo để dọn ra ngoài ở, cho các em ở thoải mái.
Hai con tôi còn khám phá ra nhiều thứ hơn ở nhà chị các cháu. Nào là hợp đồng mua chung cư hơn 2 tỷ, giấy chứng nhận bằng này bằng nọ quốc tế, giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu gì đấy, vé máy bay đi nước ngoài mấy bận mỗi năm, hóa đơn khách sạn cả tiền chục triệu. Bực cái là con đưa cả mẹ và chị em đi chơi nước ngoài nhưng không mời tôi. Hai con riêng tôi bảo bạn bè chị giàu lắm, mấy lần thấy chị cần gấp mấy trăm triệu, gọi ai người ta cũng chuyển cho chị liền, hoặc ai mượn tiền mấy chục triệu hay cả trăm chị cũng chuyển luôn.
Con gái tôi cho hai em ở 3 tháng rồi bảo: “Các em ra ngoài sống, chị sắp phải chia nhà ở với bạn khác. Ở thế này mình chị chịu không nổi, dịch nên thu nhập chị thấp đi”. Vợ tôi bảo các con cứ nịnh chị cho ở chung, phụ ít tiền điện nước, ra ngoài thuê nhà tốn kém. Tôi cũng nghĩ như thế là hợp lý nhưng có vẻ con không hài lòng lắm, chưa thấy trả lời gì. Chúng tôi đang có khoản nợ khoảng 200 triệu, còn phải nuôi đứa con út học hành.
Tôi than khổ, nói khéo với con gái như thế mà con chẳng nói gì. Tôi nghĩ con nên có trách nhiệm với gia đình này, phải biết đóng góp, giúp đỡ. Tôi có nên nói thẳng với con không hay làm sao để hợp lý hơn? Sinh ra đứa con mà giờ nó vô tình, bất hiếu thế này tôi cảm thấy bất lực quá.
Quốc
Giữ tiền có giữ được chồng?
Trong cuộc chiến giữa các bà vợ và những "con giáp thứ 13" - những kẻ luôn hăm he lôi người chồng rời khỏi gia đình, một câu hỏi lớn vẫn khiến quý bà đau đáu: làm sao giữ được tiền, không để "con khác nó ăn mất".
Nhưng kể cả khi giữ được tiền đi nữa, các bà còn một cuộc chiến lớn hơn: giữ chồng.
Ảnh minh họa.
Siết hầu bao đểchàng khỏi tung cánh
Dù muốn hay không, chúng ta vẫn phải thừa nhận sự thật đáng buồn này: hôn nhân không phải là mối quan hệ bất biến. Người mà ta chọn kết hôn, chung sống chưa hẳn là người ta yêu nhất, cũng không hẳn là người yêu ta nhất, mà chỉ là người phù hợp nhất, xuất hiện đúng lúc nhất. Trên nền tảng đó, việc chúng ta (chàng hoặc nàng) phải cố gắng điều chỉnh bản thân hoặc tìm cách thay đổi người ấy cho phù hợp với đời sống gia đình, để giữ quan hệ hôn nhân bền vững là điều bắt buộc. Chuyện ta hoặc người tìm thấy một đối tượng phù hợp hơn, vào một thời điểm khác trong đời là điều hoàn toàn có thể xảy ra và hôn nhân, khi ấy, có thể chuyển từ... người này sang người khác.
Nhưng hôn nhân không giống các mối quan hệ khác như đối tác kinh doanh, bạn bè hay đồng nghiệp... Hôn nhân là sự gắn kết cực kỳ mật thiết giữa hai con người, từ những xúc cảm vui buồn, gắn kết cơ thể đến tiền bạc, kế hoạch tương lai, con cái... Hôn nhân là quan hệ mà ta đã đặt cược quá nhiều thứ mà như các chị hay nói là đặt cả thanh xuân vào đó. Nếu chẳng may hôn nhân bất trắc, chúng ta - cả hai phái - sẽ phải gánh chịu những thiệt hại cực kỳ nặng nề. Chúng ta sẽ mất thanh xuân, mất sức lực và thời gian, mất cả những mối quan hệ, hình ảnh đẹp bấy lâu tạo dựng...
Kết quả là, các bà các cô, dù yêu biết mấy, tin tưởng bao nhiêu, cũng luôn trong trạng thái đề phòng bị ả nào đó xông vào giật mất khoản "lợi nhuận" mình đã dày công đầu tư. Để tránh nguy cơ, nhiều quý bà chọn cách kiểm soát kinh tế của chồng. Vâng, tiền luôn là một nguồn lực cực lớn và quan trọng mà nếu kiểm soát được, ta sẽ có sức mạnh lớn hơn nhiều. Nếu không có tiền dư, những nguồn quỹ riêng, các ông sẽ chẳng thể nào mua hoa tặng bạn gái, không thể đưa nàng nào đấy đi ăn uống, xem phim và đương nhiên là không thể vào khách sạn hay đi du hí với chiếc túi rỗng.
Nhiều bà kiểm soát tiền trong túi chồng đến mức cực đoan - mỗi ngày cấp phát chừng ấy, mọi sự thâm hụt vượt dự tính (ta biết thừa giá một ly cà phê, bao thuốc lá hay tô bún) đều phải được giải trình. Ta yêu cầu chàng làm thẻ phụ cho tài khoản ngân hàng và giao mật khẩu để ta kiểm soát. Ta biết chính xác khi nào chàng lãnh lương để "trấn lột" ngay khi số tiền nhỏ nhoi kia chưa kịp hao hụt hoặc bị tẩu tán. Thậm chí, nhiều bà cao tay hơn - vừa kiểm soát kinh tế, vừa khéo léo để chàng phải chi tiền mọi khi có thể, chẳng cần quan tâm tiền ở đâu ra, khi ta nhắm không thể kiểm soát hết được các nguồn thu.
Các bà không biết sự thật này: đàn ông, một khi đã muốn làm điều gì, họ sẽ tìm ra cách. Nếu đã từng đọc tin về việc trộm đột nhập phòng làm việc của một số quan chức, cạy tủ và trộm được những khoản tiền lớn, ta sẽ biết rằng nhiều ông khác cũng có cách cất giữ tiền khỏi cặp mắt của các bà vợ. Chàng có thể đưa ta giữ cả thẻ ATM chính chứ chẳng cần làm thẻ phụ, nhưng ta sẽ không thể biết chàng có bao nhiêu tài khoản ở ngân hàng nào. Những khoản đầu tư nho nhỏ từ nguồn vốn vay của bạn bè, những khoản thưởng không được khai báo... là quá đủ cho các ông.
Chiếm giữ trái tim chàng
Tiền bạc là vật ngoại thân. Nếu chàng đã quyết ra đi tìm hạnh phúc mới và chàng là người có khả năng làm ra tiền, rất có thể chàng sẽ rời khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Những khoản tiền bạn giữ được sẽ không thể tăng thêm khi mất người đóng góp, chịu trách nhiệm bổ sung.
Nếu chàng không thể kiếm đủ tiền để "bao" người tình, khả năng cao là ngân sách gia đình của bạn sẽ thâm thủng vì phải chi ngược ra cho những khoản được giải trình rất hợp lý, nhưng không được chi đúng.
Còn người là còn của. Ông bà ta đã nói như thế. Chỉ cần bạn chiếm giữ được trái tim chàng, các khoản đầu tư của bạn sẽ được đảm bảo và sẽ chỉ ngày càng tăng chứ không giảm, bởi một người đàn ông thương vợ sẽ luôn nỗ lực làm việc, chăm sóc gia đình, mong vợ con hạnh phúc, sung sướng trong điều kiện tốt nhất có thể. Người đàn ông thương vợ sẽ không léng phéng bên ngoài, bất chấp những người phụ nữ ngoài kia xinh đẹp, cuốn hút, lộng lẫy, tài năng cỡ nào.
Chúng ta hay chỉ nhau cách giữ chồng bằng những bữa ăn ngon, bằng hình ảnh gia đình hạnh phúc, bằng những chăm sóc ân cần, thậm chí bằng cả việc trau dồi kỹ năng giường chiếu. Tất cả đều đúng, nhưng chưa đủ. Xin bạn đừng ngạc nhiên, nhu cầu của phụ nữ chúng ta cũng thay đổi theo thời gian thì các ông cũng thế thôi. Có thể thuở trai trẻ, chàng thích những khoảnh khắc rực lửa, những quấn quýt điên dại; nhưng khi tuổi cao hơn, chàng sẽ thích dịu dàng.
Cũng có thể ngược lại. Bạn sẽ cần rất nhiều sự tinh tế để cảm nhận các thay đổi ấy để điều chỉnh bản thân, để tiếp tục phù hợp với chàng. Phù hợp trong mọi thời điểm. Đó là điều cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ cần để chàng thoải mái chi tiêu theo sở thích (nhớ là lành mạnh) của chàng như sắm vài đôi giày, mô hình máy bay, nhưng cũng cần biết cách siết lại khi chàng có dấu hiệu vung tay quá trán.
Bạn sẽ cần con làm đồng minh trong nhiều chuyện, nhưng đừng để chúng biến thành sự quấy quả đối với chàng, khiến chàng bực bội. Và tuyệt đối đừng để chàng cảm thấy bạn đang lợi dụng con để đối phó với chàng. Đối với đàn ông mà nói, phải đối phó với người thân là việc hết sức tệ hại. Những bữa cơm gia đình luôn ấm áp và hạnh phúc, nhưng những bữa ăn bên ngoài cũng mang đến niềm vui. Không nhất thiết phải vào nhà hàng sang trọng. Quán lề đường cũng được, miễn ngon và sạch, để không phải dọn rửa, có nhiều thời gian cho nhau hơn.
Tôi thích hình ảnh của chiếc ngó sen và những nghệ sĩ xiếc thăng bằng. Sự vương vấn rất mong manh của chiếc ngó sen lại níu giữ được nhiều hơn sự cứng rắn của kim loại. Dù nghệ sĩ xiếc có đứng về phía này hay phía kia, lắc lư liên tục trên những hình khối khác nhau xếp chồng, họ vẫn giữ thăng bằng. Gia đình bạn có thể có sóng gió, có thể trải qua những lúc giận hờn, những khi thiếu hụt... Chỉ cần bạn níu giữ được và giữ cho nó ở trạng thái cân bằng, bạn sẽ có cả chồng lẫn tiền của chàng.
Giữ một người chồng đã nhất quyết ra đi hoặc một gã không xứng đáng chẳng có ích gì cho bạn. Kiểm soát được một khối tài sản mà mất đi người có thể tạo ra nó, có thể mang hạnh phúc cho mình cũng chẳng có gì vui. Phải giữ cả tiền lẫn chồng lẫn con lẫn nhà cửa, xe cộ... và tất cả mọi thứ trong khái niệm gia đình của mình thì bạn mới có thể giữ được gia đình ấy. Mà, điều này cần một nỗ lực rất lớn. Chứ nếu không thế thì phụ nữ chúng ta được sinh ra tài giỏi, khéo léo để làm gì?
Phạm Thành Nhân
Theo Báo Phụ nữ
3 việc kẻ bất hiếu thường làm như dao sắc cứa vào tim cha mẹ Trong muôn ngàn tội, bất hiếu là tội nặng nhất. 3 việc kẻ nghịch tử thường làm, như dao sắc cứa vào tim cha mẹ, đau thấu tận tâm can. 1. Tỏ thái độ khi "cằn nhằn" Tài sản quý giá nhất của cha mẹ già chính là con cái. Nên lúc nào cũng "đắm đuối" vì con, thường "cằn nhằn nhiều chuyện":...