Con gái khóc không nhận ra cha khi BS Lương được tại ngoại về nhà
Trở về nhà, điều đầu tiên BS Lương làm là chào mẹ trong nước mắt rồi đưa tay bồng con gái nhỏ nhưng bé khóc không theo.
Chiều qua, BS Hoàng Công Lương (31 tuổi, khoa Hồi sức tích cực, BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình) đã được VKSND tỉnh Hoà Bình phê chuẩn quyết định thay đổi biện pháp tạm giữ sang cấm đi khỏi nơi cư trú. Vợ BS Lương đi đón chồng, 17h chiều, BS Lương về đến nhà.
Sau 13 ngày tạm giam, BS Lương có sụt cân chút ít nhưng rắn rỏi. Về đến nơi, vừa bước vào nhà, Lương cất tiếng chào mẹ trong nước mắt. Kế đó, bà đưa con gái út 7 tháng cho BS Lương bế nhưng bé chưa nhận ra bố, khóc ngặt, không theo khiến mọi người đều rơm rớm nước mắt.
Trong căn nhà nhỏ, ngoài sự có mặt của luật sư, không có thêm hàng xóm hay người thân thích khác vì gia đình BS Lương mong mọi thứ không bị xáo trộn.
Khi ngồi lại cùng mọi người, được nghe kể mọi chuyện bên ngoài trại giam suốt 13 ngày qua, BS Lương muốn gửi lời cảm ơn đến tập thể cơ quan, các thầy cô, đồng nghiệp và người dân đã có tiếng nói để bảo vệ cho mình.
Sau 13 ngày, BS Lương được trở về nhà, dù sụt cân chút ít nhưng rắn rỏi. Ảnh: LS cung cấp
BS Lương chia sẻ, anh rất xúc động, không thể hình dung được mọi người lại ủng hộ mình nhiều như thế.
Anh và gia đình cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm việc công tâm, nhanh chóng thay đổi biện pháp ngăn chặn, vì chính bản thân BS Lương cũng không thể ngờ mình được tại ngoại sớm như thế.
Trước mắt, BS Lương sẽ đi khám sức khoẻ, tập trung hồi phục, hoà nhập cuộc sống để tiếp tục phục vụ giai đoạn điều tra.
Video đang HOT
“Khi nói chuyện với bạn ấy, bạn ấy chỉ trăn trở là bác sĩ mà không được chữa bệnh thì là điều đáng buồn nhất. Bạn ấy không có mong muốn gì tha thiết hơn. Bạn ấy cũng không quan tâm gì nhiều đến pháp luật” – một luật sư có mặt tại nhà BS Lương chia sẻ.
LS Nguyễn Chiến, một trong 3 luật sư bào chữa cho BS Lương cho biết, bản thân ông vô cùng vui mừng khi BS Lương được tại ngoại bởi đây là một quyết định hết sức đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án.
LS cho rằng, dù không ngoài phán đoán nhưng với lệnh tạm giam 4 tháng thì không dễ gì cơ quan điều tra cho tại ngoại nhanh như vậy.
“Tôi rất hoan nghênh tinh thần làm việc tuân theo pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong vụ án này. Ngay từ đầu, việc luật sư đăng ký tham gia tố tụng trong vụ án đã được cơ quan điều tra tỉnh Hòa Bình xem xét, giải quyết rất khẩn trương để bảo đảm quyền bào chữa của bị can Hoàng Công Lương trong giai đoạn điều tra vụ án. Tôi thực sự ấn tượng về điều này”- LS Chiến chia sẻ.
Trong chiều qua, khi hay tin BS Lương được tại ngoại, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã nhắn tin cho LS Nguyễn Chiến: “Cảm ơn luật sư rất nhiều, ủng hộ sự công bằng và rất nhân văn”.
Theo P.V (VNN)
Bộ Công an sẽ xem xét đề nghị giảm tội cho bác sĩ Hoàng Công Lương
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội cho biết, chưa chính thức nhận được văn bản đề nghị của Hội Hồi sức - Cấp cứu và Chống độc Việt Nam về đề nghị giảm tội cho bác sĩ Hoàng Công Lương - người vừa bị bắt sau vụ 8 người chết tại BV Đa khoa Hòa Bình.
Như Dân Việt đưa tin, sau khi công an bắt tạm giam bác sĩ Hoàng Công Lương (bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) vì "thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng quy định về khám chữa bệnh" trong vụ 8 người chết trong khi chạy thận tại BV Đa khoa Hòa Bình, ngày 26.6, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức - Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, đã ký đơn kiến nghị gửi lên Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công an với 5 kiến nghị cụ thể mong Bộ Y tế, Bộ Công an xem xét.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến. Ảnh: T.S
Trước vấn đề này, sáng nay, 28.6, tại Bộ Công an, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết, Bộ Công an chưa chính thức nhận được văn bản về các kiến nghị này mà chỉ nắm thông tin qua các cơ quan thông tấn, báo chí.
"Chúng tôi sẽ xem xét các kiến nghị này một cách khách quan" - Phó Tổng cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an nói.
Trước đó, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Gia Bình cùng đồng nghiệp đã đưa ra 5 kiến nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công an về trường hợp của bác sĩ Hoàng Công Lương như sau:
1. Việc cung cấp nguồn nước đảm bảo theo tiêu chuẩn để lọc máu (các quá trình lọc và khử khuẩn... xét nghiệm, kiểm định sau khi xử lý...) là trách nhiệm của bệnh viện, chúng tôi không có chuyên môn kỹ thuật và cũng không được phân công làm công việc này.
2. Nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) chỉ là người sử dụng nguồn nước sau khi được bàn giao và thực hiện các quy trình kỹ thuật lọc máu đã được Bộ Y tế ban hành.
Tại BV ĐK tỉnh Hòa Bình, kỹ thuật này đã được thực hiện 10 năm nay, đã góp phần duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng trăm người bệnh bị suy thận mãn tính tại địa phương mà không phải chuyển về Hà Nội.
3. Tại đơn vị thận nhân tạo BV ĐK tỉnh Hòa Bình cũng như các đợn vị Thận nhân tạo khác trong cả nước, hiện nay do số lượng bệnh nhân quá đông, máy phải hoạt động liên tục phục vụ cho nhiều bệnh nhân mỗi ngày, các đơn vị phải lập kế hoạch làm việc chính xác đến từng phút.
Mặt khác khi đến thời điểm cần lọc máu, người bệnh phải được phục vụ kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) bị bắt vì "thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng quy định về khám chữa bệnh" trong vụ 8 người chết trong khi chạy thận tại BV Đa khoa Hòa Bình. Ảnh: CAND
4. Việc bàn giao thiết bị máy móc trước và sau khi sửa chữa bảo dưỡng trên giấy tờ chỉ là bàn giao về số lượng, chủng loại thiết bị...
Nguồn nước khi được bàn giao cho nhân viên y tế để sử dụng, thực hiện kỹ thuật lọc máu cho người bệnh đương nhiên là đã đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, đơn kiến nghị cho rằng, cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa bình đưa ra kết luận bác sĩ Lương không biết chất lượng có đảm bảo hay không mà vẫn đưa vào sử dụng gây tử vong cho bệnh nhân là không thuyết phục.
Đơn kiến nghị cho rằng khuyết điểm của bác sĩ Lương là thiếu sót về thủ tục hành chính mà thôi.
5. Khi sự cố xảy ra, với lượng nhân viên ít ỏi, bác sĩ Lương và các đồng nghiệp đã làm việc hết mình, xử trí nhanh và chính xác, cấp cứu kịp thời 18 bệnh nhân trong khi chờ đợi các đồng nghiệp đến trợ giúp, vì vậy đã giảm thiểu sổ bệnh nhân tử vong, nếu không số bệnh nhân tử vong còn có thể nhiều hơn nữa.
Chúng tôi đánh giá rất cao về tinh thần trách nhiệm, cũng như chuyên môn trong tình huống này. Đây là trường hợp chưa từng có trên thế giới.
Như vậy, lẽ ra bác sĩ Lương và những cán bộ y tế tham gia cấp cứu phải được động viên khen thưởng, nay lại được coi là tội phạm thì không thỏa đáng và gây hoang mang cho nhân viên y tế.
Cuối đơn đề nghị, các bác sĩ kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét chỉ đạo cơ quan điều tra một cách khách quan, tránh oan sai, để cho nhân viên y tế yên tâm phục vụ người bệnh.
Theo Danviet
Vụ 8 người chết khi chạy thận: Bắt giam 3 đối tượng Liên quan đến vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình, ngày 22/6, Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng. Cụ thể, 3 đối tượng gồm: Bùi Mạnh Quốc (sinh năm 1986, trú tại phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) - Giám...