Con gái ‘giải đen’ cho Công Vinh
Công Vinh đã vượt qua những tháng ngày đen tối, u ám và lấy lại phong độ sau khi con gái bánh Gạo chào đời.
Trước khi chưa có con, Công Vinh trải qua biết bao thăng trầm, vui ít buồn nhiều. Tất cả cũng bởi thất bại sau AFF Cup 2012, tiền đạo này bị nghi ngờ nằm trong “danh sách đen” của VFF. Thậm chí khi đó, Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng từng tuyên bố, sẽ vĩnh viễn không gọi những cầu thủ trong danh sách đó trở lại đội tuyển. Đó thực sự là thời kỳ đen tối trong sự nghiệp của Công Vinh. Anh chỉ biết chọn cách im lặng, trước bao lời chỉ trích, hồ nghi.
Nhiều ý kiến bênh vực chân sút xứ Nghệ bởi anh cũng nhiều năm gắn bó với tuyển Việt Nam, đó là chưa kể Công Vinh đi vào lịch sử bóng đá nước nhà với pha làm bàn giúp đội bóng nước nhà đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2008. Nỗi buồn nhân lên nhiều lần, khi Công Vinh rơi vào cảnh thất nghiệp, bị nhiều đội bóng hờ hững. Thậm chí bầu Đệ của Thanh Hóa cũng nói rằng: “Có cho không Công Vinh cũng chẳng lấy”. Với một chân sút đẳng cấp, có tên tuổi, những gì xảy ra trong khoảng thời gian này, thật sự là “thảm họa”.
Tuy nhiên, từ khi đón con gái Bánh Gạo chào đời, những tháng ngày đen đủi, u ám của Công Vinh đã thay đổi hoàn toàn. Niềm hạnh phúc vô bờ bến khi Công Vinh đã lấy lại phong độ đỉnh cao của mình trong màu áo Sông Lam Nghệ An.
Nhờ con gái, Công Vinh đủ nghị lực, để phấn đấu, để rèn giũa mình để lấy lại phong độ đỉnh cao của mình trong màu áo Sông Lam Nghệ An.
Công Vinh đã lấy lại phong độ của mình sau khi con gái chào đời
Công Vinh luôn tỏa sáng, liên tiếp ghi bàn cho đội bóng xứ Nghệ. Từ đầu V-League 2013 đến nay, Công Vinh đã nỗ lực tối đa và dần lấy lại được nhạy bén săn bàn của mình và tìm lại hình ảnh của một “sát thủ” có hạng.
Trong số 33 bàn thắng mà đội bóng xứ Nghệ có được tính cho đến hết vòng đấu thứ 14, Công Vinh đóng góp 12 bàn. Mới đây nhất, cú poker vào lưới Đồng Tâm Long An không những giúp SLNA chấm dứt chuỗi 6 trận chỉ biết đến hòa và thua mà còn đưa Công Vinh trở thành chân sút tốt nhất lịch sử V-League với 97 bàn thắng, vươn lên dẫn đầu danh sách Vua phá lưới V-League 2013.
Hơn nữa, càng thi đấu, Công Vinh càng chinh phục được tình cảm của cổ động viên xứ Nghệ với lối đá hết mình, vì tập thể và đạt hiệu suất ghi bàn khá cao.
Video đang HOT
Nhiều CĐV xứ Nghệ đánh giá Công Vinh có những hành động có tinh thần trách nhiệm cao của một người biết hy sinh vì tập thể. Thế nên, trên trang mạng xã hội của SLNA FC xuất hiện lời kêu gọi chuyển băng đội trưởng từ Trọng Hoàng sang Công Vinh.
Công Vinh cũng được gọi trở lại ở đội tuyển quốc gia sau 7 tháng dài đằng đẵng. Cơ hội mở ra với Công Vinh để anh tìm lại mình. Đặc biệt, Công Vinh còn được xuất hiện trong trận đấu gặp Arsenal sắp tới đây.
Ngoài việc lấy lại phong độ của mình, Công Vinh còn trở thành ông bố đảm đang nhất showbiz Việt. Khi Thủy Tiên sinh, Công Vinh ở bên vợ 24/24h. Anh đưa vợ và mẹ tới bệnh viện để chờ sinh con.
Rồi khi con ra đời, mỗi khi ở nhà, Công Vinh thường xuyên tắm, thay tã và cho con bú bình.
Với Công Vinh, bé bánh Gạo đúng là báu vật của cả cuộc đời anh, không những đem lại hạnh phúc cho anh mà còn giúp anh vượt qua những tháng ngày u ám để lấy lại phong độ. “Giờ làm điều gì tôi cũng phải nghĩ tới con đầu tiên, mình không thể làm gì sai trái để sau này ảnh hưởng tới con”, Công Vinh tâm sự.
Theo VNE
Các trọng tài Việt đi lại, ăn ở thế nào khi đi làm nhiệm vụ?
Theo quy định, các trọng tài không được tiếp xúc với lãnh đạo cũng như cầu thủ hai đội trước và sau trận đấu. Tuy nhiên, các vị vua sân cỏ giờ không bị thu giữ điện thoại hay máy tính như trước đây.
Chuyện ăn ở, đi lại của "Vua"
Ở những mùa giải trước, chi phí cho trọng tài như tiền công, tiền đi lại, ăn ở... do các CLB lo. Tuy nhiên, sau khi VPF ra đời vào tháng 12/2011, mọi khoản tiền trên được quy về cho VPF chịu.
VPF có trách nhiệm đặt vé máy bay, tàu xe cũng như chỗ ở, ăn uống cho các trọng tài. Theo quy định, 24h trước khi trận đấu diễn ra, tổ trọng tài phải có mặt tại địa phương tổ chức trận đấu mà họ được phân công làm nhiệm vụ.
"Buổi sáng ngày diễn ra trận đấu, các trọng tài phải có mặt tại sân, tập thể lực nhẹ và kiểm tra sân bãi. Trọng tài phải gửi mail về báo cáo tình hình sân, thậm chí là phải gửi cả ảnh chụp sân. Đây là một cách để VPF kiểm soát trọng tài", một cựu trọng tài nay đã làm giám sát cho hay.
Trọng tài là nghề nguy hiểm
"Các giám sát chính là cánh tay nối dài của VPF, chịu trách nhiệm kiểm soát trọng tài. Giám sát dễ tính thì anh em trọng tài được sinh hoạt thoải mái một chút, giám sát mà khó tính thì các trọng tài phải sinh hoạt theo quy định nghiêm ngặt. Trước đây từng có chuyện 10h tối giám sát đi gõ cửa phòng trọng tài, đề nghị tắt đèn đi ngủ để đảm bảo thể lực cho ngày hôm sau".
Theo quy định, khi ở địa phương tổ chức trận đấu, các trọng tài không được tự ý đi ra ngoài. Đặc biệt, các trọng tài bị cấm tuyệt đối tiếp xúc với lãnh đạo cũng như cầu thủ hai đội trước và sau trận đấu. Thế nên là dù có thân quen tới mấy, các trọng tài cũng không dám ngồi cafe với thành viên của các đội bóng.
Tuy nhiên, hiện tại các trọng tài không bị thu điện thoại và máy tính như trước đây. Trong quá khứ, trước những trận đấu bị đánh giá là nhạy cảm, các trọng tài bị thu giữ hết thiết bị điện tử để tránh xảy ra điều đáng tiếc.
Ngay sau khi trận đấu kết thúc, giám sát trọng tài và giám sát trận đấu phải gửi báo cáo về cho Ban trọng tài và VPF. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, các trọng tài phải làm thêm một báo cáo chi tiết về vụ việc để gửi về cho VPF và Phòng tổ chức thi đấu.
Việc đảm bảo an toàn cho các trọng tài khi ra về đang là vấn đề nan giải. Theo quy định, nếu trận đấu có sự cố, an ninh sân sẽ phải lo an toàn cho trọng tài ra khỏi địa phận địa phương. Tuy nhiên, khi ra khỏi địa phương đó, trọng tài không còn nhận được bất cứ sự bảo vệ nào. Thế mới có chuyện trọng tài Võ Minh Trí bị CĐV Hải Phòng hành hung khi ra khỏi địa phận Đồng Tháp hồi tháng 5/2012.
Một cổ, ba bốn tròng
Tâm sự với một cựu trọng tài cấp FIFA, ông bảo thu nhập của trọng tài giờ khá cao, tuy nhiên, cái khổ mà ông vua sân cỏ phải chịu thì cũng lắm, ít ai biết được.
Làm Vua sân cỏ cũng phải chịu không ít ấm ức.
"Trọng tài một cổ nhưng phải chịu ba, bốn tròng. Thắng hay thua thì các CĐV, các ông bầu, cầu thủ hai đội...cũng có thể "soi" ra vài tình huống nào đó để đổ lỗi cho trọng tài. Trọng tài toàn ăn chửi, tôi chưa bao giờ thấy khán giả vỗ tay khen trọng tài bắt một tình huống hoặc một trận đấu hay cả".
Đặc biệt, từ khi Ban trọng tài ra đời thay cho Hội đồng trọng tài QG để hợp với quy định của FIFA, các trọng tài lại càng khổ hơn vì chuyện phe phái trong nội bộ. Số là ông Dương Vũ Lâm nắm ghế Trưởng Ban trọng tài nhưng ông Phó ban Đoàn Phú Tấn lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Đặc biệt, ông Đoàn Phú Tấn nắm quyền phân công trọng tài bắt các trận đấu nên các trọng tài lại càng phải "nể" bởi lớ ngớ có thể không được làm nhiệm vụ nhiều, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.
Nổi bật như trường hợp của trọng tài Võ Minh Trí. Ông Trí được đánh giá là trọng tài có chuyên môn cứng nhất Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, trong cả lượt đi ông chỉ được làm nhiệm vụ có vài trận mà toàn là ngồi bàn chứ không được bắt chính. Lý do mà lãnh đạo Ban trọng tài đưa ra để gạt ông Trí ra nghe hết sức buồn cười: "Cứng tay rồi, giỏi rồi thì cần gì bắt nhiều".
Khi ký quyết định đình chỉ công tác với ông Dương Vũ Lâm và Đoàn Phú Tấn sau vụ 4 trọng tài dính nghi án nhận hối lộ 100 triệu trong trận đấu giữa Thanh Hóa và HAGL tại vòng 3 V-League 2013, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ có nói "các trọng tài sợ ông Lâm và ông Tấn lắm", đó là sự thực. Nội bộ chia rẽ như vậy nên không có gì là ngạc nhiên khi Ban trọng tài hoạt động chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Sau khi trưởng BTC giải Dương Vũ Lâm công khai danh tính 4 trọng tài dính nghi ắn tiêu cực, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ lập tức ký quyết định đình chỉ công tác của Trưởng, Phó Ban trọng tài Dương Vũ Lâm và Đoàn Phú Tấn.
Trong buổi trả lời cách đây một ngày, Phó Ban trọng tài Đoàn Phú Tấn cho rằng VFF đình chỉ nhiệm vụ Trưởng, Phó Ban trọng tài với lý do "vi phạm rất nặng nguyên tắc làm việc" là sai bởi cơ quan Công an chưa có kết luận. Vị Phó ban này còn tuyên bố đang cân nhắc kiện lại VFF.
Tuy nhiên, đến thời điểm này ông Đoàn Phú Tấn vẫn chưa gửi đơn hay nhờ luật sư khởi kiện VFF.
Trong một diễn biến khác, C45 cũng đã bắt đầu tiến hành làm việc với Đinh Hải Dương, Kiều Việt Hùng, Phạm Đắc Chiến và Đỗ Mạnh Hà, 4 trọng tài bị tố nhận hối lộ 100 triệu đồng trong trận đấu giữa Thanh Hóa và HAGL tại vòng 3 V-League 2013. Chi tiết các buổi làm việc trên được phía cơ quan điều tra giữ kín.
Theo TTVH
SVĐ Đồng Nai chuẩn bị có dàn đèn Đúng như dự đoán, BTC SVĐ Đồng Nai không thể đưa dàn đèn kịp vận hành trong giai đoạn đầu lượt về của mùa giải. Sáng qua, dàn đèn của sân này mới chính thức được khởi công xây dựng để đội bóng đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu chơi ở V-League 2013. Đồng Nai (phải) sẽ bị đánh mất đáng kể lợi...