Con gái Gaddafi: Cha tôi vẫn sống và đang chiến đấu
Aisha Gaddafi – con gái của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi hôm thứ Sáu tuyên bố rằng cha cô vẫn còn sống và đang chiến đấu dưới lòng đất ở Libya.
Aisha Gaddafi đã công kích ban lãnh đạo mới của đất nước và gọi đó là những kẻ phản bội trong một thông điệp điện thoại phát đi trên kênh truyên hình Arrai có trụ sở ở Syria.
“Hãy vững tâm, nhà lãnh đạo vĩ đại của các bạn vẫn đang khỏe mạnh. Ông mang theo nhiều vũ khí và đang chiến đấu ngoài tiền tuyến. Các bạn có thể tự hào về ông”, Aisha nói.
Aisha Gaddafi tuyên bố cha cô, ông Muammar Gaddafi vẫn còn sống và đang chiến đấu cùng những người ủng hộ tại Libya.
Video đang HOT
Aisha, người đã chạy sang Algeria cùng với mẹ và hai anh trai cuối tháng trước, đã kêu gọi nhân dân đứng dậy chống lại ban lãnh đạo mới, nói rằng các thành viên của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp (NTC) là “những kẻ phản bội đã phá vỡ lời thề” với Đại tá Gaddafi.
Cô cũng cảnh báo người dân Libya rằng “những kẻ đã phản bội lời thề của họ thì cũng có thể làm điều tương tự với các bạn”.
Vợ ông Gaddafi, bà Safiya, hai người con trai là Mohammed và Hannibal cùng con gái Aisha đã trốn sang Algeria ngày 29/8 vừa qua. Algeria cho biết nước này cho phép họ nhập cảnh là vì những “lý do nhân đạo”.
Khi các tay súng phiến quân đột kích và chiếm giữ tổng hành dinh Bab al-Aziziya của ông Gaddafi ngày 23/8, họ đã không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của nhà lãnh đạo này – người từng nhiều lần chuyển thông điệp qua các kênh truyền thông tuyên bố rằng ông vẫn đang ở Libya.
Cũng xuất hiện các thông tin khác cho rằng nhà lãnh đạo bị lật đổ này có thể đang ở phía Nam đất nước.
“Tướng Belgasem al-Abaaj, người vừa bị chúng tôi bắt giữ hôm thứ Hai nói rằng ông Gaddafi đã liên lạc với ông qua điện thoại khoảng 10 ngày trước đây và cho biết ông ta đang di chuyển bí mật giữa hai thành phố Sabha và Ghat”, một chỉ huy của NTC, ông Mohammed Barka Wardugu nói với hãng AFP.
Trước đó, Abaaj đã từng nói ông Gaddafi “đang được trợ giúp bởi lính đánh thuê Nigeria và Chad – những chiến binh nắm rất chắc các tuyến đường trên sa mạc”, Wardugu, phát ngôn viên của Lữ đoàn Lá chắn sa mạc cho biết thêm.
Theo Bee.net.vn
Phương Tây giành phần dầu mỏ ở Libya
Mặc dù cuộc chiến ở Libya chưa thực sự kết thúc nhưng các nước phương Tây đang tìm cách giành phần dầu mỏ ở đất nước Bắc Phi này.
Một nhà máy sản xuất dầu lửa của Libya
Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là một trong những nước sản xuất dầu mỏ lớn của thế giới, Libya đang trở thành một "chiến trường" lớn của các nước tham chiến và hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở quốc gia này. Người ta chú ý một tình tiết liên quan khi phe nổi dậy tiến vào thủ đô Tripoli thì chứng khoán dầu khí của châu Âu và Mỹ tăng vọt. Thị trường dầu mỏ hạ nhiệt trước viễn cảnh các van dầu của Libya được mở trở lại để cung cấp thêm 1,6 triệu thùng mỗi ngày cho thế giới. Libya đứng thứ 17 trong số các nước sản xuất dầu mỏ và là nguồn cung cấp lớn thứ ba của châu Phi.
Cho đến tháng 2-2011, nghĩa là trước khi cuộc chiến tranh ở Libya nổ ra, ngành công nghiệp dầu mỏ Libya được khoảng một chục tập đoàn đa quốc gia khai thác với sự hợp tác và chỉ huy của đại tá Gaddafi qua trung gian của công ty mẹ là Tập đoàn dầu lửa quốc gia.
Trong khi Libya chưa im tiếng súng, các tập đoàn dầu khí quốc tế - từ ENI của Italia đến BP của Anh, Total của Pháp, ExxonMobil của Mỹ, Qatar Oil của Qatar đã gửi các chuyên gia tới hiện trường như để nhắc nhở Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) về "công lao" của NATO trong vai trò lật đổ chế độ Gaddafi cũng như vai trò của các "đại gia" dầu lửa trong giai đoạn "hậu Gaddafi". Những phi vụ làm ăn hàng tỉ USD sẽ được chia chác. Ngay cả Gaddafi cũng muốn giành lại những mục tiêu quan trọng đã bị chiếm, trong đó có các cơ sở sản xuất dầu mỏ. Hôm 11-9 vừa qua, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã tấn công nhà máy sản xuất dầu và khí đốt Ras Lanuf làm 15 lính gác thiệt mạng và hai người bị thương.
Một cuộc chạy đua quyết liệt đã được khởi động giữa các tập đoàn quốc tế của Anh, Pháp, Mỹ và nhiều nước khác. Cuộc đua càng kịch tính hơn sau khi NTC tuyên bố ưu tiên các quốc gia đã tham gia "tích cực" trong cuộc chiến. Nga và Trung Quốc cũng không muốn mất lợi ích ở Libya. Nga có hai tập đoàn dầu lửa khai thác ở Libya. Riêng Trung Quốc hút tới 11% dầu của Libya và là nước đã bị phương Tây cho là cung cấp vũ khí cho chế độ Gaddafi cho đến những ngày cuối cùng còn kiểm soát Tripoli, nhưng lại vội vã công nhận NTC trong những ngày các nhà lãnh đạo NTC mới chuyển về Tripoli.
Trong số các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Libya, Mỹ vẫn đóng vai trò hàng đầu tuy có tạm ngưng các cuộc không kích một thời gian như là chiến thuật xoa dịu dư luận trong nước. Tiếp đó là Pháp, đây chính là nước hăng hái nhất trong việc hậu thuẫn lực lượng nổi dậy lật đổ ông Gaddafi. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp công khai nói rằng, Pháp can thiệp Libya là để "đầu tư cho tương lai". NTC mới đây nhận được cam kết tăng cường tài chính từ các "nhà giàu" với khoản hỗ trợ lên tới 15 tỉ USD.
Chiến trường và dầu mỏ Libya vẫn nóng!
Theo CATP
IAEA xác nhận có kho uranium tại Libya Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 23-9 xác nhận Libya có uranium thô gần Sabha, sau khi kênh CNN đưa tin lực lượng NTC phát hiện một căn cứ quân sự có trữ vật liệu phóng xạ. Người phát ngôn IAEA Gill Tudor cho biết: "Chúng tôi có thể khẳng định rằng có "bánh vàng" (quặng urani) được chứa...