Con gái ế chỏng chơ, má còn đòi lễ nghĩa làm chi!
Tôi gào lên với má: “Đàn ông thiếu gì nhưng bây giờ con đã 35 tuổi rồi mà có ai thèm ngó đâu. Truyền thống là cái gì, đoan chính là cái gì mà làm con ế chỏng ế chơ như vầy”.
Đã hơn 1 tháng nay tôi phát động cuộc chiến tranh lạnh với má. Má hết khóc lóc làm căng mà thấy tôi vẫn ủ ê, bà đổ hết tội cho người khác: “Lấy vợ thì phải chịu khó, có mỗi cái chuyện đám cưới chay với bận áo dài mà cũng không làm được thì thằng đó không thương yêu gì mày đâu, lấy về chỉ có khổ”.
“Thằng đó”, chồng suýt cưới của tôi cách đây 1 tháng đã nói thẳng: “Anh quá mệt mỏi với chuyện lễ nghĩa cưới xin mà má em đòi hỏi rồi. Và nói thật là anh cũng ngán cái chuyện phải về làm rể má em. Thôi coi như mình không có duyên với nhau”.
Đó là một kết cục mà tôi đã linh cảm trước nhưng không khỏi cảm thấy chới với. Tôi không khóc nhưng cảm giác đời mình thế là hết, tôi cứ ngồi nhìn mình trong gương và một ý nghĩ từ lâu đã mọc mầm, mọc mống trong lòng tôi cuộn lên thành một câu nói rõ ràng: Ước gì mình đừng sinh ra là con của má.
Nói như thế vừa bất hiếu vừa bất công với má nhưng tôi không sao gạt được suy nghĩ đó ra khỏi đầu.
Má tôi lấy ba tôi năm 28 tuổi, cái tuổi mà thời đó người ta cho là “đã ế lắm rồi”. Đã vậy, ba tôi là người vô tâm, thích rượu chè đàn đúm với bạn bè hơn lo cho gia đình. Khi tôi lên 2, ba bỏ theo người đàn bà khác. Biết má cực khổ nên từ nhỏ tôi đã rất ngoan, sợ má buồn nên chưa bao giờ dám cãi điều gì. Nhưng ở tuổi 35, tôi bắt đầu thấy hối hận vì mình đã quá ngoan.
Má tôi lấy ba tôi năm 28 tuổi, cái tuổi mà thời đó người ta cho là “đã ế lắm rồi”. Đã vậy, ba tôi là người vô tâm, thích rượu chè đàn đúm với bạn bè hơn lo cho gia đình. (ảnh minh họa)
Gia đình tôi theo đạo và ăn chay trường từ thời ông bà ngoại. Má tôi lấy chồng cũng giữ nếp đó. Ông bà ngoại tôi thuộc lớp người cũ nên quan niệm phụ nữ đứng đắn phải để tóc dài, bận đồ bà ba, không đi chơi đêm, giao thiệp với đàn ông… Và tất cả quan niệm đó truyền lại đầy đủ cho má tôi và chúng tôi trở thành người thụ hưởng (hoặc là nạn nhân).
Từ lúc nhỏ cho đến thành thiếu nữ, tôi đi đâu cũng chẳng giống người thường bởi bộ quần áo trên người. Đó là những cái áo sơ mi rộng thùng thình, cổ kín mít những cái quần bà ba đen ống rộng, dài thõng thược. Với má tôi, những chiếc quần tây hay quần jean ôm sát cơ thể là “coi không có được”. Sau này, khi đã đi làm, tôi mua quần áo theo ý mình nhưng dĩ nhiên không bao giờ có chuyện đầm váy, quần lửng quần lơ hay áo hai dây.
Video đang HOT
Thời mười tám đôi mươi tôi cũng có người theo đuổi. Tuy nhiên, má giám sát chuyện bạn bè của tôi rất chặt. Bạn tới nhà má ra tiếp chính, tôi chỉ ngồi chầu rìa, hễ anh nào ngỏ ý muốn đưa tôi đi uống nước là má đuổi thẳng cẳng.
Vì những chuyện như vậy mà tôi lớn lên quê mùa, rụt rè và thấy mình có vẻ không giống người bình thường. Đôi khi tôi muốn thay đổi, muốn bước ra ngoài khuôn phép má dạy nhưng sợ má buồn lại thôi.
Tôi không xinh đẹp, duyên dáng đã thế lại quê mùa, rụt rè nên chuyện tình cảm hầu hết chẳng đi đến đâu. Năm tôi 35 tuổi thì quen anh, đã ngoài 40 và đã qua một đời vợ. Ba mẹ anh đều đã mất, anh cũng không có con cái gì vướng bận nên lối sống có phần hơi tự do, phóng túng. Khi nghe tôi kể về những nguyên tắc của gia đình mình, anh rất ngạc nhiên và có vẻ không thoải mái khi gặp má tôi.
Có lẽ tôi nên chấp nhận số phận và đi tu cho rồi. (Ảnh minh họa).
Và khi chúng tôi bàn tới chuyện cưới xin thì mọi thứ rối như canh hẹ. Má tôi yêu cầu đám cưới phải đãi chay chứ không đãi mặn vì đó là truyền thống gia đình. “Trong đám cưới con gái bác, bác không muốn có mùi thịt cá” – má tôi nói. Tôi nói đám cưới ngoài họ hàng hai bên còn có bạn bè, nếu đãi chay sợ nhiều người dị nghị. Má gạt phắt: “Ăn chay một bữa chết hả?”.
Anh có vẻ rất căng thẳng nhưng không nói gì, bảo sẽ tính lại. Nhưng chưa hết, má tôi bảo anh hôm nào rảnh ghé nhà để bà dẫn đi may bộ áo dài khăn đóng để mặc trong đám cưới. “Mình là người Việt Nam phải giữ truyền thống, bác không ưa mấy người đám cưới bày đặt bắt chướt Tây bận đồ vest, áo đầm” – má tôi nói.
Dù chuyện cưới xin chưa ngã ngũ nhưng má cứ liên tục gọi anh đến nhà chơi, ăn cơm và “chịu trận” những bài thuyết giảng về thuần phong, lễ giáo của má. Chưa hết, má tôi còn tìm cách thuyết phục anh ăn chay. Ban đầu má chỉ vin vào lý do tôi từ nhỏ ăn chay không biết nấu đồ mặn. Thấy anh không hưởng ứng, bà chuyển sang nói về những lợi ích về mặt sức khỏe. Thấy anh vẫn không hứa hẹn gì, má tôi quay sang chỉ trích người ăn mặn, nào là tâm không tốt, khi chết phải xuống địa ngục…
Sau những lần tiếp chuyện mẹ vợ tương lai, anh có vẻ suy nghĩ nhiều làm tôi thấy bất an ghê gớm. Và chuyện gì đến cũng sẽ đến. Một buổi tối, anh hẹn tôi ra uống cà phê rồi đưa ra quyết định dứt khoát trên. Trước khi về, anh nói thẳng: “Em nên góp ý để má thay đổi suy nghĩ hoặc bản thân em thay đổi. Nếu em cứ nghe lời má răm rắp như vậy thì không có thằng đàn ông nào chịu về làm rể đâu”.
Khi tôi kể lại chuyện đó và thử dùng lời khuyên nhủ má bỏ bớt mấy cái nghi lễ cưới hỏi rờm rà thì bà phát cáu. Má kết tội anh làm tôi hư hỏng, chỉ biết nghe lời trai về cãi lại má. Má nói anh là người xôi thịt nên không chịu ăn chay. Má bảo tôi nên cảm ơn má vì đã giúp tôi vạch ra bộ mặt thật của anh. “Đàn ông bây giờ thiếu gì, việc gì con phải khổ sở vì thằng đó”. Tôi gào lên: “Đàn ông thiếu gì nhưng bây giờ con đã 35 tuổi rồi mà có ai thèm ngó đâu. Truyền thống là cái gì, đoan chính là cái gì mà làm con ế chỏng ế chơ như vầy”.
Khỏi phải nói má ngạc nhiên thế nào khi đây là lần đầu tiên tôi lớn tiếng cãi lại. “Vì cái thằng đó mà mày dám nói như vậy với má hả. Mày muốn tao chết thì cứ lấy nó đi, đồ con bất hiếu”.
Vậy là xong, tôi đầu hàng. Làm sao tôi có thể thành con bất hiếu chỉ vì một người đàn ông. Làm sao tôi có thể thay đổi má khi hơn 30 năm qua tôi đã răm rắp nghe theo lời bà. Có lẽ tôi nên an phận làm con ngoan của má và đừng hy vọng gì đến chuyện chồng con. Thấy tôi có vẻ nguôi, má an ủi: “Chồng con là nghiệp chướng, không có thì đỡ phải khổ. Con có căn tu đó!”. Có lẽ tôi nên một lần nữa nghe lời má, cứ ở vậy rồi đợi khi có tuổi một chút thì đi tu cho rồi.
Theo Eva
Nỗi niềm gái ế "vơ bừa" chồng
Sau ngày cưới, Như tá hỏa khi hắn thú nhận với cô là có một khoản tiền nợ lớn.
Như lấy chồng ở tuổi 33, khi cô đã được xếp vào hàng "ế sưng ế xỉa". Chồng Như không phải là người đàn ông cô thực sự yêu, chỉ là cô lấy hắn cho có tấm chồng. Lấy chồng để dập tan cái nhìn soi mói của mọi người về gái ế, để xua tan những giọt nước mắt than thầm của mẹ, để những gã đàn ông có gia đình đừng gạ gẫm cô nữa....
Như gặp chồng thật tình cờ, hắn và cô đều tham gia tiệc sinh nhật của một người bạn. Lúc bạn cô giới thiệu mọi người với nhau, cô ấy cố tình bật mí Như chưa yêu ai, và tất nhiên trong buổi tiệc đó có vài chàng trai cũng độc thân như cô. Hắn là một trong số đó.
Sau tiệc sinh nhật, hắn ngỏ ý muốn đưa Như về, mối quan hệ của họ bắt đầu từ đó. Sau hai tháng tìm hiểu, Như gật đầu đồng ý làm vợ hắn cho dù lúc đó tình cảm của Như dành cho hắn chưa hẳn là yêu. Cô thấy mình cũng khá hợp hắn, và hơn nữa đã đến lúc cô tìm cho mình một mái ấm để gia đình yên tâm, đã đến lúc cô cần thoát khỏi cái danh "gái ế". Như "nhắm mắt đưa chân" đồng ý lấy hắn mặc dù biết hắn là người đàn ông gia trưởng, biết hắn rất lười nhác và ham chơi.
Hắn gần 40 tuổi nhưng như con ngựa hoang, chưa cô nàng nào trói chân được hắn. Hắn không quá đẹp trai, công việc khá an nhàn nhưng không kiếm được nhiều tiền và đặc biệt hắn ham chơi. Cô bạn thân biết chuyện liền mắng Như dại dột, bao nhiêu người tử tế trước đó đến với Như thì cô không yêu, giờ lại chọn người kém cỏi như hắn. Như chỉ cười chua chát "âu cũng là số phận cả". Những cô gái ế như cô sẽ luôn có đủ lí do để vội vàng và khờ dại trước cuộc hôn nhân của mình.
Hôm nào hắn về nhà sớm thì cũng chỉ biết vắt chân lên ghế xem ti vi. Như có nhờ vả việc gì thì hắn chỉ ậm ừ rồi để đấy, thậm chí đôi khi còn cáu gắt. (Ảnh minh họa)
Sau ngày cưới, Như tá hỏa khi hắn thú nhận với cô là có một khoản tiền nợ lớn. Cô đã từng nghe nhiều về việc chồng có nợ riêng trước khi cưới của các bà chị đi trước, khi đó cô đã thầm nghĩ nhất định trước khi lấy một ai cô phải tìm hiểu kĩ xem anh ta có nợ nần gì không. Vậy mà, cũng chỉ vì cái sự "ế" mà Như vội vàng đồng ý lấy hắn, chẳng còn nhớ đến phải tìm hiểu kĩ càng. Niềm hạnh phúc ngọt ngào của đôi vợ chồng son chẳng thấy đâu, chỉ thấy sự nháo nhào thất vọng trong nhà. Như phải đưa hết tiền mừng đám cưới, thậm chí lấy thêm cả đồ nữ trang được nhà gái tặng làm quà cho hắn trả nợ. Chẳng có tuần trăng mật, chẳng có lời yêu thương ngọt ngào, chỉ có sự ấm ức trong lòng. Như ấm ức cho số phận của mình, lấy chồng chưa thấy được bờ vai để dựa dẫm đâu, chỉ thấy thêm gánh nặng.
Đã thế hắn còn rất ham chơi. Từ ngày lấy chồng, Như trở thành người phụ nữ héo hon chờ chồng từ lúc nào không hay. Tan tầm, về nhà tất tả nấu bữa tối, dọn dẹp nhà cửa, tắm giặt đâu đó vậy mà vẫn chưa thấy ông chồng "quý hóa" trở về. Có gọi điện hỏi thì nghe giọng hắn lè nhè "Vợ ăn cơm trước đi đừng chờ chồng, chồng ngồi uống vài cốc bia rồi về". Như phát bực ném cái điện thoại xuống ghế, nhà có hai vợ chồng, hắn cứ la cà vui vẻ bên ngoài còn cô khác gì ... hòn vọng phu đâu.
Hôm nào hắn về nhà sớm thì cũng chỉ biết vắt chân lên ghế xem ti vi. Như có nhờ vả việc gì thì hắn chỉ ậm ừ rồi để đấy, thậm chí đôi khi còn cáu gắt. Theo hắn thì, việc nhỏ nhặt trong nhà chỉ là việc của đàn bà, đàn ông như hắn chỉ lo việc lớn. Nhưng hỡi ôi, trong nhà làm gì có việc gì lớn? Việc lớn là kiếm tiền nuôi vợ con, nhưng tính hắn chỉ thích an nhàn. Đồng lương công chức ba cọc ba đồng, hắn tiêu chẳng đủ chứ nói gì nuôi vợ nuôi con. Cũng may lương của Như khá cao nên mọi chi phí sinh hoạt đều một tay cô lo liệu. Chứ hàng tháng ngửa tay xin tiền hắn nữa, cô chẳng hiểu mình sẽ như thế nào?
Hắn nợ nần nhiều cũng vì máu cờ bạc đỏ đen. Những đêm cô thức trắng chờ chồng ngày càng nhiều. Lần đầu tiên hắn đi cả đêm không về là sau khi cưới nhau được hơn hai tháng. Như ở nhà vừa lo lắng vừa sốt ruột, vừa bực tức. Không biết hắn làm gì mà đêm rồi không chịu về, điện thoại cũng chẳng bắt máy. Cả đêm đó cô ngồi chờ hắn ở ghế sô pha. Sáng sớm hôm sau hắn mò về nhà trong bộ dạng lếch thếch, mặt cũng bơ phờ vì thức trắng cả đêm. Khi Như tra hỏi hắn đi đâu đêm qua, thì mắt hắn vằn lên tia máu, giọng rít lên: "Im miệng đi, tôi đã không nghe máy rồi mà còn cố tình gọi. Dính vào đàn bà là đen như quạ, tôi mất sạch rồi cô vừa lòng chưa?". Lần đầu tiên Như thấy dáng vẻ đáng sợ của hắn, như con sói điên muốn lao vào cắn xé cô đến chết. Hóa ra cả đêm hắn đi đánh bạc và thua sạch ví.
Như cũng xót của nhưng thầm nghĩ "đáng đời, lần sau thì chừa nhé". Nhưng non sông khó đổi bản tính khó chừa, nhất đâu cái thứ cờ bạc như liều thuốc phiện ngấm vào máu hắn rồi, làm sao có thể dứt ra được? Hắn càng thường xuyên đi đêm để "gỡ gạc" lại số tiền đã mất nhiều hơn, những đêm không ngủ của Như cũng nhiều dần. Dẫu biết hắn đi đánh bạc đấy thôi, nhưng Như không thể chợp mắt đến khi thấy bóng hắn trở về. Như héo hon, gầy rạc đi trông thấy.
Rồi Như có bầu, có lẽ đây là chuyện vui đầu tiên kể từ ngày lấy chồng. Hắn cũng vui mừng với cái tin sắp được làm bố. Hắn hứa hẹn với Như sẽ là người chồng, người cha tốt. Hắn thay đổi được vài bữa, đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất trong cuộc hôn nhân của Như. Hắn đưa đón Như đi làm, hắn không la cà quán xá, hắn không đi đêm về hôm. Hắn thay đổi hoàn toàn khi có con. Như thầm cảm ơn con, vì con đã làm con ngựa bất kham như hắn chuyển mình. Nhưng vui mừng chẳng được bao lâu, hắn lại trở về làm người chồng vô trách nhiệm. Mặc kệ vợ đang nghén ngẩm bầu bí, hắn cũng chẳng bao giờ biết giúp đỡ việc nhà.
Như vẫn là "osin cao cấp" của hắn khi mang bầu. Cô có ghê mùi thức ăn thì cũng cố đeo khẩu trang vào mà nấu, bởi hắn là đàn ông, sẽ không bao giờ có chuyện vào bếp. Cô có mệt mỏi, đau lưng nhức tay nhức chân thì cũng cố đứng rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, bởi hắn là đàn ông mà làm việc nhà là hèn. Cô thầm ước giá như hắn giống những người đàn ông khác, biết chăm lo cho vợ con. Người ta mang bầu được chồng đưa đón, chiều chuộng, chăm sóc từng tý, còn cô thì... Chẳng lẽ những cô gái mang danh "ế" khi lấy chồng thì không có quyền có được hạnh phúc trọn vẹn? Như thầm khóc hờn tủi cho bản thân mình, đây không biết là lần thứ bao nhiêu cô khóc thầm kể từ ngày lấy hắn.
Vì có bầu nên trong chuyện chăn gối Như không đáp ứng được nhu cầu của hắn. Vậy là hắn có bồ. Cô bồ hắn nghe đâu là cô sinh viên nghèo nào đó. Như khi ấy bụng mang dạ chửa đến chứng kiến cảnh hắn chờ cô người tình bé nhỏ ở cổng trường, rồi cả hai đưa nhau về phòng trọ của cô ta. Như không dám xông vào xem họ làm gì trong đó, cô hiểu một người đàn ông và một người đàn bà ở trong phòng kín sẽ làm chuyện gì. Cô bịt miệng cố nén những giọt nước mắt đang lăn dài, oán trách số phận của mình. Vì sao khi cô đang mang thai đứa con của hắn thì hắn lại phản bội cô? Hắn lười biếng, hắn gia trưởng, hắn cờ bạc, hắn vô trách nhiệm,... cô đã nhắm mắt bỏ qua.
Giờ hắn ngoại tình, cô làm sao mà chịu đựng được đây. Lúc này Như mới thấy thấm thía lời khuyên của đứa bạn thân trước kia "chồng có năm bảy loại, đã lấy chồng thì phải lấy người đáng mặt làm chồng". Giờ Như mới thấy ân hận vì sự vội vàng và dại dột của mình. Giá mà có thể quay ngược thời gian, cô nhất định sẽ không "vơ bừa".
Theo VNE
Được rồi, mai tôi sẽ lấy chồng Phải đến 2 năm nay, mỗi lần về quê, câu đầu tiên tôi nghe được từ mấy người hàng xóm là &'bao giờ lấy chồng thế, không định cho các cô ăn cỗ à?'. Tôi lại cười trừ, nụ cười ấy đã diễn ra, lặp đi lặp lại suốt mấy năm nay, năm nào cũng vậy... Đi học, ra trường, có công việc,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân

Mẹ chồng vừa qua đời, tôi rơi nước mắt hối hận khi dọn dẹp tủ quần áo của bà

Ở lại nhà bạn trai một đêm, cô gái hoảng sợ đến mức lập tức hủy cưới

Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ

Đã 2 lần "người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh", bố mẹ tôi sẽ thế nào khi biết tin đứa con gái duy nhất đang mắc căn bệnh ung thư?

Ba tôi luôn dạy 3 đứa con gái... bỏ cuộc, không cần phải cố gắng

Bố chồng không có lương hưu, tôi vẫn chăm sóc chu đáo, lúc hấp hối, ông đưa tôi cái gối rách rồi thì thào: "Cho con dâu"

Hôn nhân đang bế tắc thì mẹ vợ bỗng đến ở vài ngày và cao tay giải quyết khiến con rể quay đầu xin lỗi vợ

Sau một năm sống chung nhà, con trai và con dâu dọn ra ngoài ở riêng: Nguyên do từ những mâm hải sản, thịt thà mời mà bố mẹ không ăn

Từ mặt cháu gái 8 năm, ông nội đột ngột gọi tôi về thừa kế gia sản bạc tỷ nhưng lại kèm theo một điều kiện oái oăm

Vay chị chồng 1 tỷ để mua nhà nhưng điều kiện chị đưa ra là giấy tờ chỉ được phép đứng tên 1 mình chồng tôi

Xem phim "Sex Education", tôi giật mình biết nguyên nhân con trai thường bị dập ngón tay trước khi thi: Yêu con nhưng khiến con phản kháng tiêu cực
Có thể bạn quan tâm

Lan Ngọc tiết lộ chuyện lấy chồng
Sao việt
1 phút trước
Động đất ở Thái Lan: Sắp hết thời gian vàng, đội cứu hộ vẫn miệt mài tìm kiếm nạn nhân
Thế giới
2 phút trước
Loạt khoảnh khắc Kim Soo Hyun khóc nấc suốt 30 phút tại họp báo
Sao châu á
6 phút trước
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
51 phút trước
Cho mượn xe rồi bị mang đi cầm cố lấy 7 tỷ đồng, bà xã Hoàng Kim Khánh không báo công an mà còn cho vay gần 3 tỷ để chuộc lại
Netizen
56 phút trước
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
1 giờ trước
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
2 giờ trước
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
2 giờ trước
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" - Câu chuyện Hàn Quốc chạm đến trái tim khán giả toàn cầu
Hậu trường phim
2 giờ trước
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
2 giờ trước