Con gái của Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh đầu quân cho tổ chức phi chính phủ Mỹ
Số phận kém may mắn nhưng bằng công lao giáo dục của thầy cô và nỗ lực của bản thân, nhiều đứa trẻ lớn lên ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh đã trưởng thành và là niềm tự hào của những người đã chăm sóc, dạy bảo.
Năm Bùi Thị Huyền (SN 1996, quê Hương Khê, Hà Tĩnh) tròn 10 tuổi thì bố em mất, mẹ để Huyền và hai đứa em lại cho ông bà nội chăm sóc rồi bỏ đi biệt tích. 3 đứa trẻ sớm chịu cảnh mồ côi, thiếu vắng cả tình cảm lẫn vật chất.
May mắn, Huyền và cậu em út (Bùi Đức Ban) đã được Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh đón về nuôi nấng, chăm sóc. Cũng từ đó, làng trẻ là nhà; các bạn bè, cô chú ở đây là người thân.
Bùi Thị Huyền (đeo kính) đã được nuôi dưỡng, chăm sóc ở làng trẻ từ ngày em còn bé
Không phụ công ơn của mọi người, suốt những năm học phổ thông, Huyền luôn là học sinh khá giỏi và thi đậu vào Trường Đại học Vinh với điểm số cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, với khả năng ngoại ngữ khá, Huyền đã được Tổ chức Brittany’s Hope (một tổ chức phi chính phủ của Mỹ chuyên hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh) nhận vào làm việc.
Huyền cho biết: “Là trẻ mồ côi đã từng lớn lên ở làng trẻ nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, em đã làm cộng tác viên cho tổ chức. Sau khi ra trường, em đã xin vào đây làm việc với mong muốn đóng góp công sức, trí tuệ cho những bạn nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn như mình”.
Huyền (áo xanh) đã trở thành cầu nối giữa làng trẻ và các chương trình, dự án về trẻ em kém may mắn (Trong ảnh: Huyền hỗ trợ nhân viên làng trẻ xử lý các văn bản, tài liệu bằng tiếng Anh)
Dù công tác ở tận TP Hồ Chí Minh nhưng Huyền không quên hướng về nơi đã nuôi nấng mình khôn lớn, trưởng thành. Huyền trở thành “cầu nối” khi thường xuyên hỗ trợ phiên dịch, kết nối các chương trình, dự án liên quan đến trẻ em nghèo, khuyết tật, mồ côi giữa các tổ chức và Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, em còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi dịch các văn bản tiếng Anh sang tiếng Việt để các thầy cô, nhân viên ở làng trẻ tiện giao dịch trong công việc. Những bức thư của các em nhỏ ở làng trẻ cũng được Huyền dịch sang tiếng Anh để gửi cho bố mẹ nuôi, người tài trợ ở nước ngoài.
Noi gương chị gái, em trai của Huyền là Bùi Đức Ban (SN 2000) cũng chọn sự học làm con đường đi đến tương lai. Ban hiện là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Vinh. Dù chưa có điều kiện phụ giúp công việc chuyên môn ở làng trẻ như chị gái nhưng một tháng đôi lần, Ban bắt xe bus về “nhà” thăm các cô chú, các em. Nhiều đứa trẻ ở làng vẫn chờ đợi khoảnh khắc anh Ban về vui đùa, dạy chúng học.
Bùi Đức Ban (áo đen) là tấm gương để các em nhỏ ở làng trẻ noi theo
Video đang HOT
Dịp tết Nguyên đán vừa rồi, Huyền và Ban được về đón tết ở làng. “Hai chị em được gặp nhau, lại được đón năm mới ở nơi thân thuộc cùng những người thân yêu. Đó là những ngày ấm áp, hạnh phúc của chúng em” – Ban xúc động.
Không giấu nổi tự hào khi chứng kiến những đứa con của làng trẻ trưởng thành, Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Sơn cho biết: “Dù có số phận kém may mắn nhưng chị em Huyền và nhiều em đã nỗ lực học tập, có công việc và thu nhập ổn định. Điều đáng quý là bằng khả năng, điều kiện của mình, các con đã quay về hỗ trợ làng. Chúng tôi vui vì không chỉ nuôi được các con khôn lớn mà còn góp phần hình thành, giáo dục nhân cách để các con trở thành người có ích cho xã hội”.
Những đứa trẻ ở Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh luôn được giáo dục nhân cách để làm người có ích cho xã hội
Cũng như chị em Huyền luôn hướng về làng trẻ, một người con khác của làng – anh Hoàng Văn Thắng (SN 1984) hiện đang có công việc ổn định ở TP Huế, dù không quá dư dả nhưng vẫn đều đặn gửi tiền về ủng hộ các em nhỏ mỗi dịp lễ tết hay khi làng trẻ cần đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất.
Anh Thắng chia sẻ: “Không có làng trẻ thì tôi không có ngày hôm nay. Dù không nhiều nhưng đó là tấm lòng, là cách hướng về nơi đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người”.
Theo baohatinh
Thầy giáo già lập Quỹ thiện nguyện nổi tiếng nhờ câu nói bất ngờ từ người mẹ bị mù
Gắn bó trọn đời với nghề giáo và làm từ thiện, thầy Trần Quốc Thường được các thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu mến, các mảnh đời bất hạnh tin yêu. Nhân ngày NGVN 20/11, Infonet xin được giới thiệu về nhà giáo, nhà từ thiện tận tâm Trần Quốc Thường.
Trường THCS Nguyễn Biểu vừa tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, thầy Thường đã làm hiệu trưởng tại đây 16 năm
Gần 30 năm làm quản lý giáo dục
Sinh năm 1958 tại làng Yên Hồ (Đức Thọ, Hà Tĩnh), một ngôi làng giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng. Đặc biệt dòng họ Trần tại đây đã sinh ra 13 giáo sư Tiến sĩ, 23 thạc sĩ. Nối gót tiền nhân, Trần Quốc Thường sớm bộc lộ là một học sinh có năng khiếu văn chương, luôn đứng ở vị trí đầu trong những học sinh cùng trang lứa.
Lớn lên, với ước mơ, hoài bão trở thành thầy giáo, từ năm 1975 đến 1978, chàng trai trẻ Trần Quốc Thường tham gia học tại Trường Sư phạm 10 3 Hà Tĩnh. Ra trường, được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Quỳnh Tân (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Với trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, chẳng lâu sau thầy giáo trẻ Trần Quốc Thường được cử làm Tổ trưởng chuyên môn.
Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, năm 1983, thầy Thường được chuyển về Trường PTCS Trung Lễ (Đức Thọ, Hà Tĩnh), đây là một phân hiệu của Trường Năng khiếu Đức Thọ. Đến năm 1989 thì được đề bạt làm Phó hiệu trưởng của nhà trường.
Sau 1 năm làm hiệu phó, năm học 1989 - 1990, thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THCS Quang Vĩnh. Từ đây, thầy Trần Quốc Thường được điều động làm hiệu trưởng ở các trường như THCS Nguyễn Biểu, THCS Thanh Dũng, THCS Đức Lâm, Chuyên viên Phòng Giáo dục - Đào tạo Đức Thọ rồi trở về làm hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Biểu - một ngôi trường danh tiếng ở đất học Đức Thọ cho đến ngày 01/3/2018 thì nghỉ hưu theo chế độ.
Gia đình đã truyền cảm hứng cho thầy tham gia công tác thiện nguyện không biết mệt mỏi. Thầy Thường là người đứng bên trái (Ảnh trái)
Trong khoảng thời gian gần 30 năm làm công tác quản lý (từ 1989 đến 2018), thầy Trần Quốc Thường có 2 lần làm hiệu trưởng tại trường THCS Nguyễn Biểu. Điều vinh dự là ngôi trường này vừa tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập trường thì thầy Thường đã làm hiệu trưởng tại đây 16 năm, góp phần vào thành tích dạy và học của nhà trường.
Trên lĩnh vực chuyên môn, thầy Trần Quốc Thường được xem là người hiểu sâu biết rộng, đã từng đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Thường xuyên làm giám khảo, chấm thi giáo viên giỏi và sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện. Ở cương vị quản lý, thầy luôn coi trọng chất lượng giáo dục, phát huy tốt tinh thần đoàn kết, được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao, nhân viên kính nể.
Ngoài ra thầy còn tham gia viết bài về lĩnh vực văn hóa giáo dục được đăng tải trên và các báo tạp chí Dân trí, Thế giới trong ta, giaoduc.net, Văn hóa Hà Tĩnh, Văn nghệ TP HCM....
Người bạn đời của thầy Trần Quốc Thường là cô Trần Thị Minh Hồng (SN 1959), một đồng nghiệp gần gũi, một người vợ thủy chung, một người con dâu hiếu thảo, một hậu phương vững chắc để thầy có thời gian phấn đấu cho sự nghiệp. Hiện cô thầy có hai con trai thành đạt, đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội.
Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của thầy Trần Quốc Thường về sau này. Trước đây, phụ thân thầy từng làm cán bộ lâm nghiệp, cán bộ địa chất, Cụ rất gương mẫu và có uy tín trong tất cả các hoạt động ở địa phương, nhất là công tác từ thiện. Mẹ thầy là xã viên HTX, khi về già thì bị mù lòa và bại liệt. Chính hai cụ đã nêu gương và truyền cảm hứng cho thầy tham gia công tác thiện nguyện không biết mệt mỏi.
Với những đóng góp của mình, thầy Trần Quốc Thường được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Bằng khen.
Nhà thiện nguyện tận tâm
Thầy Thường chia sẻ: "Năm 2012, mẹ tôi từng nói: Con phải làm một điều gì đó để giúp đỡ những người có hoàn cảnh ốm đau, tàn tật như mẹ. Chính vì vậy, năm 2013, tôi đã chuyển Quỹ khuyến học (do tôi thành lập năm 1995, khi mới về làm Hiệu trưởng tại quê nhà, dành cho học sinh Trường THCS Nguyễn Biểu), thành Quỹ Nhân ái Hồng La, nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, giúp đỡ, cưu mang những người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh để thỏa nguyện ước mơ của mẹ".
Theo thầy Thường, đối tượng mà Quỹ Nhân ái Hồng La hướng đến là các cụ già cô đơn, bại liệt, mù lòa, tâm thần, trẻ mồ côi khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó.
"Xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, thấu hiểu những mảnh đời bất hạnh, nên tôi đã khâu nối những mạnh thường quân, những tổ chức, cá nhân với tấm lòng lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều để sẻ chia, đỡ đần để họ có cuộc sống tốt hơn", thầy Thường chia sẻ.
Từ khi Quỹ Nhân ái Hồng La ra đời đến này đã xây dựng được 9 ngôi nhà tình thương, mỗi nhà từ 60 đến 85 triệu đồng; Trao quà cho 21 liệt sĩ Gạc Ma ở các tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Thọ với số tiền 168 triệu đồng.
Quỹ Nhân ái Hồng La còn cưu mang tiền ăn hàng tháng cho 40 đến 43 cụ già cô đơn, bại liệt, mù lòa, tâm thần và 40 em mồ côi, không nơi nương tựa với số tiền 300 ngàn/tháng; Tặng học bổng cho 11 em sinh viên với số tiền từ 12 đến 20 triệu đồng/năm. Đặc biệt, trong năm 2019, Quỹ Nhân ái Hồng La đã kết nối với anh Lương Nam, một Công ty ở Hà Nội, cưu mang 8 sinh viên với tổng số tiền 12 triệu đồng/năm cho đến hết khóa học.
Kỷ niệm chương về khuyến học, nhân đạo.
Bên cạnh đó, Quỹ Nhân ái Hồng La còn hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh tổ chức bữa cơm miễn phí suốt 2 năm (2016 - 2017). Riêng từ năm 2018 - 2019, hỗ trợ cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đức Thọ 3 bữa cơm miễn phí vào các ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Đồng thời, mỗi tháng 1 lần quỹ Nhân ái Hồng La phối hợp với Huyện Đoàn Đức Thọ, tổ chức một chương trình ca nhạc hát cho bệnh nhân nghe tại Bệnh viện Đức Thọ.
Không dừng lại ở đó, Quỹ Nhân ái Hồng La còn hỗ trợ cho Trung ương Hội người mù Việt Nam các cuộc hội thảo tại thành phố Buôn Mê Thuột và Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng của Hội người mù Việt Nam 180 cái radio để nghe thời sự trị giá 45 triệu đồng; Tặng 25 tủ sách cho nhà trường, bệnh viện, làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh, Trung tâm dạy trẻ khuyết tật, Làng trẻ mồ côi Hà Tĩnh.
Không những thế, Quỹ Nhân ái Hồng La còn triển khai chương trình 50 đàn gà cho em (áp dụng cho trẻ mồi côi) trị giá trên 25 triệu đồng; Tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11; Chương trình tiếp sức đến trường (Mỗi chương trình từ 60 - 70 triệu); Trung thu yêu thương; Tủ quần áo miễn phí; Tặng ti vi cho khoa thận Bệnh viện Đức Thọ trị giá 8.500 ngàn đồng; Tặng thư viện tỉnh một dự án sách trị giá 25 triệu đồng (của Hội Nhà văn tặng Quỹ Nhân ái Hồng La).
Ngoài ra, còn khâu nối các tổ chức thiện nguyện trong nước và quốc tế, đồng tài trợ cho chương trình Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc; đám cưới của 65 cặp khuyết tật tổ chức tại Hà Nội; Cứu trợ lũ lụt lên đến hàng tỷ đồng; giới thiệu tư vấn việc làm cho sinh viên mới ra trường; Lo hậu sự cho một số cụ già cô đơn sau khi qua đời (hòm vỏ, lễ tang); Khâu nối để đưa trẻ mồ côi vào các trung tâm nuôi dưỡng.
Nhiều Bằng khen dành cho cá nhân thầy Trần Quốc Thường và Quỹ Nhân ái Hồng La
Nhóm Nhân ái Hồng La và thấy giáo Trần Quốc Thường đã được Trung ương Hội người mù, Trung ương Hội Chữ thập đỏ, Trung ương Hội Khuyến học tặng bằng khen và kỷ niệm chương.
Tất cả mọi hoạt động đều gắn với chính quyền địa phương, nhất là các đoàn thể. Mọi chi tiêu được công khai minh bạch nên được các nhà hảo tâm tin tưởng và ủng hộ, nên mọi chương trình đều cán đích mỹ mãn.
Theo infonet
Trường học đầu tiên ở Hà Tĩnh áp dụng mô hình hành chính một cửa Năm 2018, Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là trường THPT đầu tiên mạnh dạn áp dụng bộ phận hành chính một cửa tại văn phòng. Mô hình hành chính một cửa tại văn phòng Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là bước đột phá về đổi mới giáo dục, tiết kiệm ngân sách Trước đây, bộ phận hành...