Con gái có chồng… khoái bông bí luộc
Bí rợ là loại cây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Từ lá bí, thân bí, quả bí hay hạt bí người ta đều tận dụng để chế biến thành những món ăn ngon, bổ.
Gần như nhà nào ở miền Tây Nam Bộ cũng dành một khoảnh vườn để trồng vài ba dây bí rợ. Người ta quan niệm không ăn được trái thì ăn bông. Người con gái miền Tây ngày trước từng có một thời ước mơ giản dị rằng:
“Thiếp mong mẹ gả về vườn/ Ăn bông bí luộc dưa hương nấu canh”
Bông bí trổ rực vàng cả gốc vườn, sáng sáng ra hái về chế biến được nhiều món ăn độc đáo mà lại tốt cho sức khỏe, dân gian tin rằng nó có có tác dụng tăng sự hưng phấn cho phụ nữ có chồng.
Bông bí ngoài vườn
Bông bí được hái về xào nấu thường là bông bí đực, bởi bông cái đã thụ phấn, người ta để đậu trái, cho cái ăn vài ba tháng sau đó.
Bông bí hái về đem ngắt bớt cuống và tước vỏ sơ ngoài cuống như lặt rau, ngắt bỏ đài hoa, bỏ nhụy vàng bên trong, rồi ngâm sơ với nước muối pha loãng để loại trừ sâu bỏ chui vào đài hút nhụy nhỏ.
Bông bí
Video đang HOT
Bông bí có thể đem luộc qua nước sôi rồi vớt ra để ráo chấm với cá, amwsm kho. Cầu kì hơn thì ra đồng xúc tép trấu, hay đặt nò bắt được vài con tép bạc đem xào với bông bí rồi chấm nước mắm chua ngọt ăn với cơm nóng.
Bông bí cũng có mặt trong các loại rau khi ăn lẩu mắm hay các loại lẩu chua, ngọt khác. Cầu kì và công phu phải kể đến món canh bông bí nhồi thịt và chả bông bí.
Muốn làm chả bông bí thì phải chuẩn bị nhưn (nhân). Nhưn làm chả gồm thịt heo nạc bằm nhuyễn cùng với hành tím, hành lá, nấm rơm, nấm mèo trộn gia vị, bột nêm, tiêu, nước mắm. Chờ thịt bằm thấm rồi mới nhồi vào bông bí.
Nhồi xong, bắc chảo dầu ăn hoặc mỡ heo đã thắng lên chiên vàng. Vớt ra cho chả ráo mỡ, chấm với xì dầu, nước tương, hay nước mắm pha nước cốt chanh, dầm ớt.
Nếu muốn nấu canh bông bí có dồn thịt thì khi nhồi nhưn xong, lấy những cọng lá hành tươi chần qua nước nóng cho mềm và buộc đầu bông bí lại để nhưn không bị chìa ra.
Sau đó thì nấu nước sôi, thả bông bí có thịt dồn vào nồi, đun sôi, để lửa nhỏ cho bông bí chín từ từ. Nêm gia vị cho vừa ăn, rồi múc canh ra tô, rắc hành ngò thái nhỏ lên cho canh thơm, ngon mắt.
Chả bông bí
Chả và canh bông bí vừa có vị béo, thơm và ngọt lịm, là món ăn ngon, bổ dưỡng và lý tưởng cho những ngày thời tiết se lạnh.
“ Con gái có chồng anh canh bông bí/ Chồng yêu chồng quý bởi giỏi nấu ăn” – Ca dao
Theo Hai Miệt Vườn (Dân Việt)
Món ăn quê mùa "vịt chạy đồng" ở miền Tây Nam Bộ
Trong bữa cơm thường nhật sẵn có trứng vịt đẻ thì đem luộc hồng đào dầm nước mắm chanh ớt chua cay chấm với năng hoặc rau lang luộc ăn với cơm lúa mùa nóng hổi thì ngon miệng vô cùng.
Trên những cánh đồng mênh mông vừa gặt hái xong, có hàng ngàn con vịt chạy đồng của nông dân địa phương và nông dân các vùng lân cận di chuyển đến.
Đàn vịt nhởn nhơ ngoài đồng trống
Cứ chiều chiều, sau khi vịt về chuồng thì bắt những con vịt đó làm rồi nấu cháo, xắt chuối ghém trộn gỏi để... lai rai. Bên những tiệc rượu nghĩa tình như vậy, người lạ bỗng chốc hóa quen, nhiều khi kết sui gia luôn. Tính cởi mở đã trở thành nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người miền đất này có lẽ bắt nguồn từ những điều đơn giản như vậy.
Cháo vịt, gỏi vịt
Trong bữa cơm thường nhật sẵn có trứng vịt đẻ thì đem luộc hồng đào dầm nước mắm chanh ớt chua cay chấm với năng hoặc rau lang luộc ăn với cơm lúa mùa nóng hổi thì ngon miệng vô cùng.
Trứng vịt thường được lấy rơm rửa, kỳ cọ cho sạch các chất dơ bám bên ngoài, để ráo. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta bắc nồi nước lên chụm lửa cho sôi rồi thả trứng vịt vào. Canh chừng đúng 5 phút thì vớt trứng ra rồi đổ ngay vào thau nước lạnh. Trứng hồng đào ngon không chỉ nhờ vào lòng đỏ vừa chín còn sền sệt mà lòng trắng trứng cũng phải chín, giòn. Trứng lột sạch vỏ để cho khô.
Trứng vịt luộc hồng đào
Rau lang, rau ngổ hái ngoài vườn về lặt, rửa sạch, để ráo. Bắc nồi nước cho sôi, thêm chút muối rồi cho rau vào, sao cho rau ngập hết trong nước, dùng đũa trở đều rồi vớt rau ra rổ cho ráo nước. Nước mắm ăn trứng vịt hồng đào chấm rau lang, rau ngổ được chế biến cũng khá kỳ công. Tỏi đâm, ớt bằm nhuyễn, vắt chanh vào, gạn bỏ hột, thêm chút bột ngọt và nước dừa tươi, khuấy đều và cuối cùng là rót nước mắm vào.
Trứng vịt bẻ làm đôi, làm ba, chan nước mắm vừa làm lên trên, trộn đều cho thấm. Cơm nóng vừa chín ăn với rau lang luộc chấm trứng vịt luộc thì vừa ngon miệng vừa có giá trị dinh dưỡng. Rau lang có tác dụng chống táo bón, dễ tiêu, giàu vitamin A.
Trứng vịt chiên xái pấu
Còn món ăn dân gian độc đáo nữa mà nguyên liệu chính cũng là trứng vịt là trứng vịt chiên xái pấu. Xái pấu theo tiếng Tiều có nghĩa là cải bổ, người Việt gọi củ cải muối.
Người ta xắt nhuyễn xái pấu bóp qua nước lạnh một vài dạo cho bớt mặn rồi đập trứng vịt tươi vào. Thêm ít hành lá xắt nhuyễn, nêm chút đường, bột ngọt, khuấy đều, rồi bắt chảo dầu nóng lên chiên vàng. Củ cái muối chiên trứng vịt ăn với cơm và canh rau tập tàng thì no quên thôi.
Trứng vịt còn luôn có mặt trong nồi thịt kho ngày tết. Nhiều khi xào khổ qua, xào nấm rơm... để tăng thêm dinh dưỡng người ta còn đập thêm mấy trứng vịt vào.
Theo Út Tẻo (Dân Việt)
Con gái có chồng, ăn nhãn lồng thì... nhớ má! Ở miền Tây Nam Bộ có một loài cây mọc hoang khắp vườn nhà hay dọc các kênh, rạch, chằng chịt, dân gian gọi nó là nhãn lồng. Ngoài tên gọi ấy, nó còn được biết đến với những tên gọi khác như lạc tiên, chùm bao... Đây là loài dây leo mảnh, dài trên dưới chục thước tây. Thân cây non mềm,...