Con gái bị tổn thương cổ tử cung thường có 6 đặc điểm
Cổ tử cung không có dấu hiệu đau đớn không có nghĩa rằng nó đang khỏe mạnh. Nếu xuất hiện 1 trong 6 đặc điểm sau thì có lẽ cổ tử cung đang “kêu cứu”, bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt.
Vị trí của cổ tử cung là phần sau của tử cung dạng như miệng cá đường kính từ 2 – 4cm, nối tiếp âm đạo với tử cung. Cổ tử cung là nơi quan trọng để phòng ngừa các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Các bệnh thường gặp ở cổ tử cung như polyp cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… Các bệnh đều rất nguy hiểm và có một số bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nhìn chung, các bạn nữ phát hiện mình có 1 trong 6 đặc điểm dưới đây thì nên đi khám cổ tử cung ngay để tránh những rủi ro không đáng có.
1. Chảy máu và có mùi hôi sau khi quan hệ tình dục
Ngoài nguyên nhân ma sát mạnh dẫn đến chảy máu thì các bạn nữ bị viêm cổ tử cung hay polyp cổ tử cung cũng bị chảy máu khi quan hệ. Đồng thời lúc đó bạn ngửi thấy mùi khó chịu thì chắc chắn cổ tử cung của bạn đang bị tổn thương.
2. Khí hư có mùi, có màu
Khi cổ tử cung bị tổn thương, dịch tiết âm đạo nữ giới sẽ có dạng như nước cháo loãng, có lúc sẽ lẫn cả máu, có màu đỏ. Lâu ngày thậm chí sẽ chuyển màu nâu và có mùi hôi.
Video đang HOT
Kinh nguyệt ra nhiều là tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, chu kỳ kinh nguyệt bất thường không phải từ 21 đến 35 ngày. Ngoài ra có những người còn có kinh vài lần trong một tháng, tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng kéo dài từ đầu đến hết kỳ kinh. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bạn đang có vấn đề.
4. Có dị vật tiết ra khi đi vệ sinh
Đây là một trong những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn cuối của các vấn đề về cổ tử cung. Các dị vật này rơi ra khi đi vệ sinh xuất phát từ các mô khối u đã bị thối rữa, đôi khi cũng dính vào cả quần lót.
5. Đau bụng dưới kèm đau lưng
Cổ tử cung bị tổn thương có thể biểu hiện ở chỗ bụng dưới và lưng thường xuyên bị đau nhức, nhức nhối không thuyên giảm trong thời gian dài. Bên cạnh đó khi nằm thẳng, bụng dưới có thể sờ thấy, cảm giác được có vật cứng trong bụng.
6. Đi tiểu liên tục
Tình trạng này hầu hết xảy ra khi các vấn đề về cổ tử cung nghiêm trọng hơn. Các mô bệnh ảnh hưởng lan sang các bộ phận và cơ quan nội tạng xung quanh, bao gồm cả bàng quang khiến người bệnh đi tiểu rất gấp gáp và liên tục.
Bổ sung selen, tăng cường khả năng miễn dịch để loại bỏ virus HPV gây ung thư cổ tử cung
HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Virus này là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác.
Sau khi một số người nhiễm virus HPV, do khả năng miễn dịch thấp và thói quen xấu khiến nhiễm trùng nhiều lần, kéo dài dẫn đến tổn thương ở cổ tử cung. Vì vậy, khả năng miễn dịch của con người là một trong những yếu tố quan trọng để giúp phòng tránh, loại bỏ virus HPV.
Để nâng cao khả năng miễn dịch, bổ sung selen cho cơ thể là một điều hết sức cần thiết. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 50 microgam selen. Nếu duy trì lượng tiêu thụ hàng ngày là 60 microgam thì khả năng miễn dịch được duy trì ở mức tương đối cao, khả năng loại bỏ virus HPV được cải thiện.
Các thực phẩm giàu selen có thể kể đến như: cá, thịt lợn, thịt bò, gà, trứng, gạo lứt, nấm, rau bina, đậu lăng, chuối, bột yến mạch, hạt hướng dương, sữa và sữa chua…
Thai bám sẹo mổ - Bất thường đáng ngại
Thai làm tổ ngay trên sẹo mổ lấy thai cũ là bất thường gây nguy cơ sản khoa. Dù hiếm gặp nhưng với tỷ lệ mổ lấy thai tăng lên, số ca thai làm tổ trên sẹo mổ lấy thai cũ cũng tăng cao hơn.
Bình thường, thai sẽ làm tổ trong lòng tử cung. Tuy nhiên, ở những phụ nữ từng mổ lấy thai trước đây, thai có thể làm tổ ngay vị trí vết mổ lấy thai. Tình trạng này hiếm xảy ra, khoảng 1/1.800 - 1/2.500.
Nếu thai bám ngay vị trí sẹo mổ, khi thai phát triển có thể gây vỡ tử cung, chảy nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Hoặc là, dù tử cung chưa vỡ nhưng nhau bám ngay vị trí sẹo có thể xâm lấn ra ngoài cũng có khi làm chảy nhiều máu nhiều. Có những trường hợp phát hiện trễ, phải mổ cắt tử cung để giữ tính mạng của người mẹ.
Dấu hiệu nhận biết thai bám sẹo mổ
Có 1/3 trường hợp hoàn toàn không có dấu hiệu gì giúp thai phụ có thể tự nhận biết, 1/3 trường hợp ra huyết khi mới có thai, hoặc đau bụng dưới. Đa số các trường hợp sẽ được chẩn đoán qua siêu âm, đặc biệt là siêu âm ngả âm đạo. Đó là lý do bác sĩ siêu âm chọn siêu âm ngả âm đạo khi bạn mới có thai. Điều này không có hại gì mà có lợi trong nhiều trường hợp như tình huống này. Vì vậy, đừng vì lời truyền miệng, đồn đoán không đúng sự thật mà không chịu đi khám, đi siêu âm khi mới cấn thai.
Các vị trí thai làm tổ bất thường.
Điều trị như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần hiểu, khi thai bám ngay vị trí sẹo mổ thì không thể giữ thai hoặc đưa thai vào đúng vị trí. Khi đã xác định thai bám trên sẹo mổ cũ, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các cách xử lý. Cách xử lý tùy thuộc vào tuổi thai, tình trạng thai, sức khỏe của mẹ. Có nhiều phương pháp: Dùng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật, thậm chí cần phải kết hợp các phương pháp này với nhau. Nhưng quan trọng nhất là bạn tuyệt đối phải khám và điều trị tại các cơ sở y tế lớn, vì rất khó lường trước được diễn biến, mức độ ra máu đối với một trường hợp thai bám sẹo mổ. Tính mạng là quan trọng nhất đúng không? Đừng vì lý do gì mà chấp nhận những rủi ro không đáng có.
Làm sao để phòng thai bám sẹo mổ?
Hiện nay chưa có phương pháp nào ngăn thai làm tổ trên sẹo mổ, trừ khi bạn đã đủ con và triệt sản. Do vậy, nếu chưa muốn có thai hoặc tránh có thai lại quá sớm sau khi mổ lấy thai, bạn cần lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Quan trọng nhất là, nếu không có chỉ định mổ lấy thai, hãy cố gắng sinh thường, đừng yêu cầu bác sĩ mổ theo ngày giờ đẹp, vì sau mổ sẽ còn nhiều chuyện rắc rối về lâu về dài, ví dụ như trường hợp thai bám trên sẹo mổ.
Vì sao phụ nữ Trung Hoa cổ đại khi sinh con phải có chậu nước nóng cạnh bên? Từ ngày xa xưa đến hiện tại vẫn luôn quan niệm rằng, sinh con đối với phụ nữ chính là bước đến quỷ môn quan, nếu có bất kỳ bất cẩn nào thì sẽ khiến thai phụ đấy gặp nguy hiểm. Dù là trong tài liệu lịch sử hay phim truyền hình cổ trang đều mô tả cảnh tượng sinh con rất vất...