Con gái à, hãy tự hào khi là con của một người mẹ đơn thân
Mẹ tự hào vì đã có thể có một cái gì đó cho riêng mình, tự hào khi đã cho một sinh mệnh được sống.
Con gái à, mấy hôm nay mẹ đều nhận được một câu hỏi: “Chị đang cho rằng mình chọn đúng con đường, chị hạnh phúc với nó và con chị cũng vậy, nhưng sự thật đó có phải là cảm nhận của chị không? Chị có sợ con sẽ có mặc cảm với bạn khi lớn hơn và bắt đầu hiểu mọi chuyện”?
Con gái à! Chúng ta có hạnh phúc không? Mẹ nghĩ là có, cho dù có những lúc hạnh phúc ấy không trọn vẹn. Nhưng hạnh phúc là cái gì và như thế nào mới gọi là hạnh phúc chắc chẳng ai định nghĩa được rõ ràng. Với mẹ, nó chỉ đơn giản là nụ cười của con mỗi ngày. Chỉ cần thấy nụ cười ấy, mẹ đã hạnh phúc lắm rồi.
Con gái à, ông trời có thể không cho mẹ quyền được làm vợ nhưng đã tặng cho mẹ quyền được làm mẹ. Từ khi con sinh ra, con chưa bao giờ là gánh nặng mà là một món quà vô giá của mẹ. Mặc kệ những lời bàn tán, bỏ ngoài tai những ì xèo, bất chấp hết mọi đắng cay tủi nhục, chúng ta đã cùng nhau tiến bước. Mẹ cũng sợ lắm cái ngày con hỏi về bố, sợ ngày con chạy về nhà và khóc nức nở nói: “Bạn con bảo con không có bố”, sợ những tổn thương mà con sẽ gặp phải khi bước vào cuộc đời đầy rẫy những nhỏ nhen, tị nạnh, ganh đua. Nhưng con ơi, mẹ sẽ không xây hàng rào bao bọc lấy con, cũng không xù lông nhím để bảo vệ quanh con, mẹ muốn con sẽ tự hào và không mặc cảm vì con là con của một người mẹ đơn thân, vì con là điều tuyệt vời, là duy nhất, có một không hai và vì ta chẳng có gì phải hổ thẹn với lòng.
Trước kia mẹ từng thấy mặc cảm, tự ti vì đã không thể cho con một mái ấm gia đình đúng nghĩa, nhưng qua nhiều sóng gió, giờ mẹ thấy tự hào với quyết định của mình. Mẹ tự hào vì đã có thể có một cái gì đó cho riêng mình, tự hào khi đã cho một sinh mệnh được sống. Chỉ như vậy đã là một thành công lớn trong cuộc đời nhạt toẹt của mẹ rồi. Mẹ tự hào vì cùng con bước qua bão giông và sống cuộc sống theo cách của riêng bản thân. Ngoài kia, còn có biết bao người phụ nữ mong được có đứa con của riêng mình, mong con cái được khỏe mạnh, con biết không? Mẹ vui khi con khỏe và tự hào vì được là mẹ của con.
Mẹ không có ngôi nhà to đầy đủ của cải vật chất, cũng chẳng có một mái ấm đủ đầy cho con, mẹ chỉ có trái tim yêu thương vô bờ, nơi con sẽ luôn tìm thấy sự bình yên ở đó, nơi mà ở bất cứ đâu, chỉ cần có mẹ và con, nơi đó gọi là nhà. Vì thế, con hãy tự hào vì một người mẹ như mẹ, như mẹ mãi mãi tự hào là mẹ của con. Hạnh phúc là do mình chọn và vun đắp, phải không con? Yêu con!
Theo Vnexpress
Video đang HOT
Chồng làm sếp lớn, cứ ngỡ cuộc sống gia đình sang giàu sung sướng, ai ngờ hạnh phúc quá xa xỉ...
Xem nhà như cái phòng trọ, xem công việc, đối tác, bạn bè hơn vợ con, có chồng mà chẳng khác nào mẹ đơn thân, chuyện buồn ở công ty cứ mang về nhà trút lên đầu vợ... Đó là muôn nỗi than vãn của những bà vợ có chồng làm quan to sếp lớn.
Bi kịch "nhà giàu cũng khóc"
Người đời có câu, lấy được chồng làm quan to, sếp lớn chẳng khác nào "chuột sa chĩnh gạo". Đó là những người phụ nữ may mắn, phước 3 đời, cuộc sống chẳng khác nào bà hoàng. Thế nhưng, với những người trong cuộc lại than thở "ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Chỉ có những người đồng cảnh mới hiểu được nỗi khổ của những người vợ có chồng làm quan như thế nào. Thậm chí, không ít phu nhân còn muốn li hôn để thoát khỏi cuộc sống mà nhiều người đang mơ ước.
Nhiều người vợ cảm thấy mệt mỏi khi chồng mình làm sếp lớn
Chia sẻ cuộc hôn nhân của mình với ông chồng là một quan chức của nhà nước, thay vì tự hào, tôn vinh chồng, chị Thu Thủy (35 tuổi) lại thở dài than thân trách phận khi là vợ của một ông sếp lớn.
Trước đây, khi kết hôn, ai nấy đều khen số chị Thủy có phước nên mới lấy được ông chồng có trình độ, ngồi được chiếc ghế mà nhiều người mơ ước. Càng ngày, chồng càng thăng tiến, đáng ra chị phải vui và hãnh diện. Đằng này, chị lại cảm thấy cuộc hôn nhân buồn chán, tẻ nhạt, nhiều lúc còn muốn buông xuôi.
"Ai có cùng chung cảnh mới hiểu được tôi buồn chán như thế nào. Tuần 7 ngày thì mất 6 ngày chồng đi tiếp khách, bia rượu. Lúc đi đón đoàn nọ, khi thăm đoàn kia, xem nhà chẳng khác nào phòng trọ.
Đã vậy khi nào về đến nhà thì người cũng nồng nặc mùi rượu, nôn ói khắp nhà. Tôi phát ngán. Nhiều lúc mở lời khuyên thì chồng lại bảo làm sếp thì phải gương mẫu, phải giao lưu. Chẳng biết giao lưu được gì không nhưng thấy tổn hại sức khỏe. Chồng tôi lại bị men gan cao. Nói nhiều, không chịu nghe nên tôi mặc kệ", chị Thủy chia sẻ.
Đã hai lần chị Minh Lý (36 tuổi) ôm con bỏ về nhà ngoại ở, đòi li hôn với chồng chỉ với lí do chồng làm sếp. Vì là sếp lớn của một công ty nên chồng chị cho mình một cái quyền có thể lớn tiếng quát tháo được tất cả mọi người, kể cả vợ con của mình, dù không làm gì sai.
Chị Lý chia sẻ, gần hàng chục năm lấy nhau, ngày nào chị cũng phải sống trong cảm giác chờ đợi chồng bên mâm cơm lạnh ngắt. Ngày nào cũng phải mở cửa đón chồng trở về trong bộ dạng say khướt. Rồi đã có đến hàng trăm lần, chị phải cắn răng chịu đựng chồng quát tháo, thậm chí đánh đập chị mỗi khi có việc không vui trên công ty.
"Chồng tôi thường giận cá chém thớt, cứ có chuyện không vui là anh ta lại về trút giận lên đầu vợ con. Không chỉ chửi bới mà còn đánh đập. Đã hai lần tôi bỏ về nhà ngoại vì không thể chịu đựng một người như thế. Anh ta ỉ làm ra tiền rồi than rằng mình vất vả, có quyền mắng chửi vợ là đồ ăn bám, trút giận lên người vợ. Tôi mệt mỏi lắm rồi", chị Lý thở dài.
Sau bao năm sống cảnh giàu sang, giờ chị Lý chỉ mong được sống một cuộc an yên, bình dị nhưng đáng sống như bao người xung quanh.
Ước mơ mái ấm bình dị
Chị Thùy Dung (35 tuổi) cũng trong trường hợp tương tự. Chồng là phó giám đốc của một công ty lớn. Có chồng làm to, chị Dung chỉ ở nhà nội trợ, chăm con, làm đẹp... Ai cũng cho rằng số chị sướng như tiên. Cuộc sống của chị là niềm mơ ước của bao người. Thế nhưng, chị lại suốt ngày than thở, nhiều lần có ý định li hôn.
Ngày nào chị cũng phải ngồi đợi chồng bên mâm cơn nguội lạnh
"Sau 8 năm kết hôn, giờ tôi chỉ ao ước có một cuộc sống bình dị. Chẳng cần nhiều tiền, chỉ cần chồng thường xuyên bên cạnh, quan tâm, thương yêu vợ con. Để tôi cảm giác được mình cũng có một tổ ấm hạnh phúc như bao người phụ nữ khác"
Sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, sang trọng, tiền không thiếu nhưng chị Dung lại cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Với chị, suốt gần chục năm qua, niềm vui, an ủi duy nhất chị dành hết cho con.
Chồng chị là một doanh nhân thành đạt, có lẽ vì vậy mà ngoài kiếm tiền, anh ta chẳng quan tâm đến thứ gì khác, ngay cả vợ con. Chồng chị đi suốt ngày đêm, thậm chí, nửa tháng mới về với vợ con một lần. Mỗi lần về, anh ta ném cho chị một cục tiền, chơi đùa với con một lát rồi lại xách túi ra đi. Để gia đình ăn được một bữa cơm đó là điều quá xa xỉ.
Đó là chưa kể đến những lúc chị gào khóc vì đau đớn khi chồng trở về trong bộ dạng say khướt, trên cơ thể toàn những vết son môi, mùi nước hoa lạ. Nhiều lần chị gặng hỏi, đòi chia tay nhưng chồng lại kéo lại, bảo đó là đặc trưng công việc, hứa hẹn rồi đâu lại vào đấy.
"Cuộc sống của tôi vô cùng tẻ nhạt, nhiều lúc tôi muốn buông xuôi, muốn ngoại tình, muốn tìm cho mình một chỗ dựa mà tôi cảm thấy bình yên. Nhưng rồi nghĩ đến con cái, tôi lại không đành, lại cắn răng chịu đựng. Thấy hàng xóm nghèo khó nhưng hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười, tôi lại ước, giá như mình được như họ", chị Dung thở dài.
Theo Emdep
Người phụ nữ dũng cảm nhất quyết từ chối nhà chồng tốt để được làm mẹ đơn thân Nhung thà làm mẹ đơn thân, thà để thằng bé không có bố còn hơn nhân cách nó sẽ bị ảnh hưởng bởi một người đàn ông không ra gì... Nhấp ngụm café đắng ngắt, Nhung nhìn ra xa xăm, nơi góc phố không còn những ồn ào tấp nập. Giờ Nhung mới hiểu ra rằng, chỉ cần giữ lòng luôn an yên...