Con gái 8 tuổ.i cứ nửa đêm lại vào phòng ông nội, mẹ lén nhìn qua khe cửa thì phát hiện cảnh tượng muốn rơi nước mắt
Người mẹ cảm thấy rất hối hận.
Hiện nay, trong hầu hết các gia đình, người chiều chuộng trẻ nhỏ nhất không phải là bố mẹ mà chính là ông bà. “Nuông chiều thế hệ sau” đã trở thành nỗi lo của nhiều gia đình. Tuy nhiên, những đứ.a tr.ẻ lớn lên bên ông bà thường lại hiếu thảo và hiểu chuyện hơn.
Tiểu Linh (8 tuổ.i, Trung Quốc) là một c.ô b.é rất ngoan ngoãn và hiếu thảo. Bố mẹ bận công việc nên từ nhỏ, Tiểu Linh đã lớn lên dưới sự chăm sóc của ông nội, vì vậy tình cảm giữa hai ông cháu rất gắn bó. Điều này khiến bố mẹ Tiểu Linh cảm thấy rất an tâm.
Tuy nhiên, gần đây, mẹ Tiểu Linh phát hiện ra một chuyện khiến chị khá lo lắng. Chị vô tình nhận thấy rằng mỗi đêm, bé Linh đều thức dậy và vào phòng của ông nội. Sau khoảng 10-15 phút, bé mới trở ra. Tò mò về điều này, mẹ Linh quyết định nửa đêm thức dậy để xem chuyện gì đang xảy ra.
Một ngày nọ, mẹ Tiểu Linh đứng ở cửa phòng ông nội, lén nhìn qua khe cửa. Và chị đã thấy một chuyện vô cùng bất ngờ xảy ra. Chị thấy con gái cầm cốc nước, nhẹ nhàng nhắc ông nội uống thuố.c. Sau khi ông uống xong, bé Linh chỉnh lại chăn cho ông rồi mới trở về phòng mình.
Ảnh minh họa
Chứng kiến cảnh này, mẹ Tiểu Linh không cầm được nước mắt. Chị vừa tự trách bản thân vì quá bận rộn công việc mà bỏ qua sức khỏe của người thân, vừa cảm động trước sự hiếu thảo và chu đáo của con gái mình.
Qua câu chuyện của mẹ con Tiểu Linh, có thể thấy, nhân cách của tr.ẻ e.m gắn liền với sự dạy dỗ của cha mẹ. Cha mẹ chính là tấm gương để trẻ noi theo. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý để dạy con về cách sống hiếu thảo và nhân cách tốt đẹp:
1. Dạy con tôn trọng và hiếu thảo với ông bà
Video đang HOT
Ngày nay, nhiều người trẻ không sống cùng bố mẹ, lại bận rộn với công việc nên thời gian dành cho ông bà rất ít. Điều này làm cho mối quan hệ giữa trẻ và ông bà không gần gũi, khiến trẻ không học được cách quan tâm và hiếu thảo.
Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên thăm hỏi, quan tâm ông bà, trẻ sẽ học được cách tôn trọng người lớn. Đây cũng là cách tốt để nuôi dưỡng tính cách nhân hậu của trẻ.
Ảnh minh họa
2. Dạy con phân biệt đúng sai
Khi còn nhỏ, trẻ chưa biết điều gì là đúng, điều gì là sai, nên cần sự hướng dẫn của cha mẹ. Nếu trẻ làm sai, cha mẹ cần giải thích lý do sai và chỉ ra sai lầm ở chỗ nào. Đồng thời, cần có những hình phạt hợp lý để trẻ nhớ và không lặp lại.
Ngược lại, khi trẻ làm đúng, cha mẹ nên khen ngợi và khích lệ. Điều này giúp trẻ nhận thức rõ hơn về đúng sai, hình thành quan điểm đạo đức vững chắc.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên và suốt đời của trẻ. Mỗi hành động, lời nói của cha mẹ đều được trẻ ghi nhớ và ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách cũng như tương lai của trẻ. Vì vậy, đừng bao giờ lơ là trong việc giáo dục con cái.
130km và 15 năm chưa từng ăn Tết trọn vẹn ở nhà mẹ đẻ: Nỗi thống khổ kiếp lấy chồng xa!
Những người đã kết hôn đều thấy bản thân ở trong những dòng bình luận này.
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều đoạn bình luận, là chia sẻ của nhiều cô gái đã đi lấy chồng viết trên mạng xã hội. Tuy hoàn cảnh, thời gian mỗi lúc khác nhau song những comment này đều có cùng một nội dung "chạm" đến nhiều người, đặc biệt là những cô gái đã yên bề gia thất: "Tết này có được về nhà ngoại không?". Và câu trả lời hầu hết đều là rất lâu rồi chưa về hoặc chỉ về được 1 ngày duy nhất rồi lại đi.
Những dòng bình luận "chạm" đến câu chuyện không của riêng ai. Nguồn: MXH.
Đọc những dòng tâm sự này khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng:
"Hơn 10 năm nay không biết cảm giác cùng gia đình ngoại đón Tết là như thế nào. Mặc dù lấy chồng gần có vài trăm mét mà đến Tết vẫn buồn. Đêm 30 năm nào cũng vậy, xong việc là ngồi buồn và tủi thân lắm".
"Mình lấy chồng 13 năm, cách nhà 150km nhưng chưa năm nào về ăn Tết nhà ngoại, cũng chưa năm nào ăn Tết ở nhà mình mà đều ở nhà ông bà nội cả. Trưa mùng 2 mới được về nhà ngoại".
"Mình cách 130km, 15 năm mới được ăn một cái Tết trọn vẹn bên bố mẹ đẻ".
"Năm nay là tròn 10 năm kể từ khi lấy chồng chưa về ngoại ăn Tết bao giờ".
"Mình cũng vậy", "Thấy mình trong những bình luận trên", "Sao nghe mà rơi nước mắt xót quá",... là những bình luận của netizen. Song, cũng có nhiều người chia sẻ câu chuyện của chính mình, có phần "tươi sáng" hơn như mỗi năm đều ở nhà ngoại ăn Tết hay về nhà mẹ đẻ mỗi ngày vì lấy chồng gần,... Những Gen Z độc thân, sắp sửa kết hôn cũng bày tỏ sự lo ngại hoặc chia sẻ đã lên kế hoạch trước cho câu chuyện này, vì đây cũng là mối lo chẳng của riêng ai.
Chuyện con gái đi lấy chồng bao lâu được về nhà ngoại không mới và cũng chưa bao giờ hết gây tranh cãi.
Ảnh minh họa.
Song, khi đọc bình luận, dễ dàng nhận thấy dù có gia đình kinh tế khá giả hay ở cách nhà mẹ đẻ chỉ vỏn vẹn vài trăm mét, không đi làm mà ở nhà chăm con thì nhiều cô gái cả năm vẫn chưa thể về thăm mẹ hay dịp Tết chỉ ghé vội qua. Thế nên, điều kiện vật chất, kinh tế,... chưa hẳn quyết định được việc "Tết này con gái có về nhà ngoại hay không?".
Trên thực tế, đã là con, là cháu ai chẳng muốn về thăm bố mẹ, ông bà nhưng khi đã có gia đình riêng, những mối lo toan mới thì không phải cứ muốn là về được. " Đó còn chưa kể đến áp lực công việc ở cơ quan, chăm sóc các con cũng đã hết một ngày rồi. Hơn nữa, khi Tết đến lại càng nhiều việc hơn. Mình cũng phải lo tươm tất việc nhà mới có thời gian về thăm mẹ. Đó là còn gần nhé, chứ xa vài trăm km thì hơi khó. Dẫu biết ai mà chẳng thương mẹ, yêu gia đình mình", một netizen bình luận.
Thế nên, nhiều người đưa ra giải pháp là đừng chờ Tết đến thì mới về nhà, bình thường bạn có thể tranh thủ những ngày nghỉ lễ, dịp nghỉ phép để về thăm ông bà, bố mẹ. Nếu không về được thì có thể gọi điện hỏi han, mua quà biếu,...
"Bố mẹ cũng như tâm lý con cái thôi. Ai chả muốn ngày Tết có con cháu sum vầy, nhưng nếu thấy các con đang sống, hạnh phúc thì lại càng tuyệt vời hơn, nên cũng đừng vì thế mà áy náy nhé", một cư dân mạng chia sẻ.
Hơn nữa, nhiều netizen cũng chia sẻ rằng ngày nay hôn nhân cởi mở hơn, bởi gần như gia đình nào hai vợ chồng cũng đều tự chủ về kinh tế, có trách nhiệm ngang nhau nên quyền lợi cũng vậy. Thế nên, con gái đi lấy chồng không có nghĩa là đã hết trách nhiệm với nhà ngoại. Cả con gái - con rể hay các cháu đều cần sắp xếp thời gian để cân đối yêu thương, chăm sóc hai bên nội - ngoại như nhau.
Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: "Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng" Đọc những dòng chia sẻ của người mẹ, phụ huynh nào cũng nghẹn ngào. Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội nhận được sự quan tâm của dân tình. Nhiều người đọc xong câu chuyện của chị đã cảm thấy đau xé lòng thay chị. Được biết, người mẹ này...