Con gái 4 tháng bỏ bú và sốt cao mãi không khỏi, dù bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thông thường nhưng người mẹ nhất quyết làm điều này để cứu con
Dù đã bác sĩ đã chẩn đoán bệnh và kê thuốc cho uống nhưng linh tính của người mẹ này mách bảo con gái mình đang gặp nguy hiểm và phải được cấp cứu ngay lập tức.
Bà mẹ Michaela Michael Swee của Singapore mới đây đã chia sẻ về việc cô con gái 4 tháng tuổi của mình, Germaine, bị mắc căn bệnh Kawasaki:
“Khi Germaine được gần 4 tháng tuổi, bé bị sốt nhẹ 37,5 độ vào ngày 30 tháng 9 năm 2018. Chúng tôi nghĩ rằng việc trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ là bình thường”, cô viết.
“Con vẫn vui vẻ, tuy nhiên cho đến ngày thứ 3 bị sốt, Germaine bắt đầu ủ rũ và nhiệt độ tăng vọt lên tới 38,5 độ. Vào thời điểm đó, con nổi mề đay như phát ban quanh một bên bụng dưới và trở nên cáu kỉnh bất thường”.
Bé Germaine bị mắc bệnh Kawasaki với những triệu chứng sốt cao, bỏ bú, người nổi phát ban
Quá lo lắng, người mẹ đã đưa Germaine đến bác sĩ nhi khoa và bé được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiết niệu và bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh và paracetamol.
Tuy nhiên, ngay cả sau một ngày dùng thuốc, tình trạng của Germaine vẫn không có cải thiện.
“Mặc dù có một ngày dùng thuốc nhưng cơn sốt của con vẫn không giảm và thậm chí còn lên đến 39,5 độ với những nốt phát ban trông thật tồi tệ.
Bên cạnh đó, con bắt đầu bị viêm kết mạc, bàn tay sưng húp và môi đỏ. Lượng sữa con bú cũng giảm mạnh xuống còn gần một nửa so với bình thường”.
Germaine nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em A&E (Singapore). Các bác sĩ nghi ngờ rằng bé bị mắc bệnh sởi hoặc bệnh Kawasaki.
Suốt một ngày dùng thuốc tình trạng bé không đỡ mà còn sốt cao hơn và buộc lòng phải nhập viện cấp cứu
Vì bệnh sởi rất dễ lây lan, các bác sĩ đã đưa Germaine đến khu cách ly. Một số xét nghiệm máu cũng đã được thực hiện. Cuối cùng, các chuyên gia kết luận rằng bé Germaine thực sự đã mắc bệnh Kawasaki sau khi kết quả xét nghiệm của cô bé cho thấy không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp của Germaine, cô Michaela tiết lộ rằng con gái mình đã được truyền IVG vào ngày thứ 5 sau khi mắc bệnh.
“Việc truyền kéo dài 10 giờ với sự theo dõi thường xuyên nhưng rất may các triệu chứng của con đã giảm dần và bé có vẻ vui vẻ và ngủ ngon hơn”, cô Michaela chia sẻ.
Video đang HOT
Thật may mắn bệnh tình của bé đã thuyên giảm đi nhiều
Germaine đã được xuất viện sau khi cô bé vẫn còn sốt trong 24 giờ sau khi truyền máu. Tuy nhiên, bé cần dùng aspirin liều thấp trong 3 tháng. Vào tháng 1 năm 2019, bác sĩ tim mạch đã cho cô Michaela biết một tin tốt lành rằng Germaine không còn cần phải dùng aspirin nữa.
Cô Michaela cho biết thêm hiện sức khỏe của con gái mình đang rất ổn và cô rất vui mừng vì điều này.
“Nghe có vẻ như là một chuỗi những sự kiện không may nhưng tôi rất biết ơn vì đứa con bé bỏng của tôi đã được điều trị. Cảm ơn Chúa vì bản năng làm mẹ đã giúp tôi đưa con đến bệnh viện”.
Triệu chứng của bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki là một bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu. Nó thường ảnh hưởng đến da, miệng và các hạch bạch huyết, và phổ biến nhất ở trẻ em dưới năm tuổi. Nếu cha mẹ hoặc các chuyên gia y tế nhận ra các triệu chứng sớm, trẻ em mắc bệnh Kawasaki hoàn toàn có thể hồi phục trong vòng vài ngày.
Nếu không được điều trị bệnh thì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim. Đó là vì bệnh Kawasaki có thể gây hại cho các động mạch vành, vốn để mang máu đến cơ tim.
Nguồn: Parent
9 câu hỏi giúp "giải mã" các phát ban trên da
Nhìn chung phát ban chỉ ra rằng da đang bị viêm theo một cách nào đó. Theo nghĩa rộng hơn, phát ban có nghĩa là da đang biểu hiện phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với những thứ mà cơ thể nghĩ rằng có thể gây hại cho sức khỏe.
Nhưng có quá nhiều loại phát ban khác nhau đến nỗi khó có thể biết được điều gì đang xảy ra với làn da. Các bác sĩ da liễu đã gợi ý một số câu hỏi có thể giúp bạn giải mã được những gì đứng sau những nốt ban trên da của bạn và những việc cần làm tiếp theo.
1. Phát ban có ngứa không?
Ngứa là một tác dụng phụ thực sự phổ biến của tất cả các loại phát ban, do đó, rất khó biết được điều gì diễn ra chỉ từ triệu chứng này. Nhưng một số phát ban không hay bị ngứa, vì vậy đây vẫn là một câu hỏi có ích.
Một ví dụ là phát ban có thể đi kèm với phù mạch. Tình trạng da này thường có biểu hiện ngứa và nổi mẩn giống như nổi mề đay, nhưng nó bắt đầu sâu hơn dưới da. Trong khi nổi mề đay gây ngứa nhiều, thì phù mạch hay gây những nốt sẩn đỏ lớn có cảm giác đau hâm nóng. Nếu bạn thắc mắc vì bị "nổi mề đay" mà lại không ngứa, thì đây có thể là một nguyên nhân.
Ngay cả khi phát ban ngứa, các chi tiết cụ thể có thể giúp bạn thu hẹp nguyên nhân. Ví dụ, những đám sẩn hoặc mụn nhỏ ngứa quanh nang lông có thể chỉ ra tình trạng viêm nang lông. Nếu phát ban ngứa lúc nổi lúc lặn ở cùng một chỗ, thì có thể nghĩ đến viêm da dị ứng (thường được gọi đơn giản là bệnh chàm hay eczema), một bệnh da phổ biến và mãn tính gây ngứa và viêm.
2. Nó có ranh giới rõ ràng không?
Nếu phát ban có ranh giới, điểm ngưỡng hoặc mô hình rõ ràng, nguyên nhân rất có thể là thứ gì đó bên ngoài đang ảnh hưởng đến làn da của bạn. Điều này trái ngược với nguyên nhân bên trong, như một bệnh lý nội khoa tiềm ẩn, sẽ khó gây ra phát ban được xác định rõ ràng.
Nguyên nhân có thể do điều gì đó như viêm da tiếp xúc kích ứng, hoặc khi có thứ gì đó gây viêm lớp da trên cùng. Các chất gây kích ứng phổ biến bao gồm niken, thực vật như cây thường xuân độc và các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy. (Cũng có cả viêm da tiếp xúc dị ứng, là khi hệ thống miễn dịch bị thua cuộc trong đáp ứng với thứ gì đó chạm vào da.)
Một ví dụ thực sự kỳ lạ về hiện tượng này là viêm da cảm quang gốc thực vật (phytophotodermatitis), khi các chất trong thực vật hoặc các chất gốc thực vật mà bạn chạm vào tương tác với ánh sáng mặt trời và dẫn đến bỏng da. Vì dụ nếu bạn vắt cam để lấy nước cam tươi, sau đó ra nắng suốt cả ngày, bạn có thể nhận thấy một vết phát ban đau thành vệt trên tay ở nơi nước trái cây dính vào, có thể kèm theo sưng và phồng rộp.
3. Phát ban có gây bỏng rát không?
Điều này có thể giúp thu hẹp nguyên nhân thêm một chút. Có rất nhiều loại phát ban gây cảm giác bỏng rát. Bạn thường sẽ có cảm giác bỏng rát nếu da bị nứt nẻ.
Nếu da bị đỏ, viêm và rát, trước tiên hãy kiểm tra xem nó có bị trầy xước hoặc bị bỏng không. Nếu đó thực sự là phát ban gây bỏng rát, bạn có thể đang bị một thứ gì đó như bệnh zona.
Bệnh zona xảy ra do nhiễm vi-rút thủy đậu. (Vi-rút này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu và nó có thể "nằm ngủ" trong cơ thể suốt nhiều năm.) Lúc đầu, bệnh zona thường gây ra cảm giác khó chịu như đau, rát, tê và cảm giác châm chích. Sau một vài ngày, chỗ phát ban sẽ nổi mụn nước, điển hình là ở bên trái hoặc bên phải của bụng, nhưng đôi khi quanh một mắt hoặc một vùng nhỏ của cổ hoặc mặt.
Herpes là một nguyên nhân khác gây phát ban bỏng rát. Khi herpes xuất hiện xung quanh bộ phận sinh dục, nó có thể bắt đầu như những nốt sẩn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trắng cuối cùng vỡ ra và chảy dịch, sau đó đóng vảy. Nếu nó nổi lên xung quanh miệng, vi-rút này có thể gây ra những đám mụn nước nhỏ gọi là chốc mép. Dù là thế nào, bạn cũng có thể bị rát, ngứa, cảm giác châm chích, đau và các triệu chứng khó chịu khác.
4. Phát ban có mụn nước không?
Như bạn có thể đã biết sau khi cố đi một đôi giày chật, vết mụn nước haowcj ọng nước thường xảy ra do có thứ gì đó cọ sát lên da hoặc đè ép quá nhiều lên lớp biểu bì mỏng manh. Mụn nước cũng xảy ra do bệnh ở da, thường là do các bệnh da liễu.
Phát ban đầy mụn nước có thể là do bệnh chàm, viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng, bệnh zona và herpes. Điều này cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng da như viêm mô tế bào, xảy ra khi vi khuẩn (thường là liên cầu hoặc tụ cầu) xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước trên da. Ngoài mụn nước, da có thể bị đỏ, sưng, nóng, đau và những dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn.
5. Phát ban có bong vảy không?
Bình thường, các tế bào da sẽ bong tự nhiên khi đã hoàn tất công việc để cho phép các tế bào mới, khỏe mạnh lộ trên bề mặt. (Cơ thể con người thường thải ra 30.000 đến 40.000 tế bào da chết mỗi ngày.) Nhưng đôi khi quá trình này không diễn ra suôn sẻ như bình thường.
Một số phát ban có thể xuất hiện vảy vì quá trình bong tế bào chết tự nhiên bị ảnh hưởng, thường là do các tế bào da cũ bong ra không đúng cách hoặc da sản sinh quá mức các tế bào mới. Điều này có thể xảy ra với bệnh chàm cũng như bệnh vẩy nến. Căn bệnh mãn tính này có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là vẩy nến thể mảng gây ra những mảng da dày, nổi gồ lên, khô và bong vảy.
6. Bạn đã từng bị phát ban như vậy trước đây chưa?
Câu trả lời cho câu hỏi này có thể giúp bạn và bác sĩ tìm ra điều gì kích hoạt phát ban. Trong một số trường hợp, những bệnh da mãn tính như eczema hoặc bệnh vẩy nến là thủ phạm. Nhưng phát ban lặp đi lặp lại cũng có thể là dấu hiệu của phơi nhiễm liên tục với một yếu tố gì đó bên ngoài gây hại cho da.
Ví dụ, nếu bạn thấy mình phát ban mỗi khi đeo một chiếc dây chuyền cụ thể, bạn có thể bị dị ứng với một kim loại như niken.
7. Gần đây bạn có thử dùng mỹ phẩm mới không?
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra trong phản ứng với các sản phẩm như xà phòng, lotion và mỹ phẩm. Hãy tự hỏi xem bạn có thêm bất cứ thứ gì mới vào thói quen của mình hay không, nhưng cũng cần nhớ rằng bạn có thể phát triển phản ứng này với một số sản phẩm ngay cả khi bạn đã sử dụng chúng từ lâu. Đôi khi phải mất nhiều lần tiếp xúc để cơ thể bạn bắt đầu biểu hiện những dấu hiệu của viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng.
Nếu bạn bị một bệnh nào đó như bệnh chàm có thể gây ra da nhạy cảm (hoặc nói chung da của bạn thuộc loại nhạy cảm), bạn có thể dễ bị phát ban hơn với những thứ bôi lên mặt và người. Nếu bạn không nghĩ mình bị bệnh da và nghi ngờ rằng các sản phẩm bạn sử dụng gây phát ban, thì viêm da tiếp xúc có lẽ là thủ phạm.
8. Phát ban có liên quan đến trời nóng không?
Bạn có thể bị phát ban do nhiệt khi ở trong thời tiết nóng. Điều này xảy ra khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc, khiến hơi ẩm bị kẹt lại dưới da.
Trong trường hợp phát ban nhẹ do nhiệt, bạn có thể bị nổi những nốt mụn nước nhỏ, rõ trên bề mặt da. Những trường hợp nặng hơn có thể gây ra những nốt sẩn đỏ nhọn và ngứa, túi chứa mủ và các tổn thương cứng chắc trên da giống như nổi da gà. Rất may là phát ban do nhiệt thường hết sau một vài ngày giữ cho da mát mẻ và tránh xa nhiệt độ nóng, nhưng bạn nên đến bác sĩ nếu nó kéo dài lâu hơn hoặc có vẻ tồi tệ hơn.
Nóng cũng có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh ngoài da như bệnh da mặt đỏ. Tình trạng này khiến da mặt đỏ và đôi khi có những nốt giống như mụn trứng cá. Da mặt đỏ là bệnh của da trên mặt rất nhạy cảm với môi trường và phản ứng quá mức với các tác nhân như thức ăn cay, căng thẳng cảm xúc, rượu và nhiệt độ.
9. Bạn có bị sốt không?
Nếu bạn bị sốt kèm theo phát ban, thì nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể đang bị dị ứng nghiêm trọng với thứ gì đó như thuốc. Theo AAD, sự kết hợp các triệu chứng này cũng có thể chỉ ra một bệnh nhiễm trùng như zona, tăng bạch cầu đơn nhân hoặc thậm chí là bệnh sởi.
Đừng chần chừ đi khám vì chỉ bị phát ban.
Bạn là người hiểu rõ cơ thể của mình tốt nhất. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào mà bạn cảm thấy đủ lo ngại khiến muốn gặp bác sĩ, thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn nên tìm tư vấn y tế.
Ngoài ra, ngay cả khi đã đi qua tất cả các câu hỏi trên, việc tự mình giải mã phát ban có thể rất khó khăn. May mắn thay, các bác sĩ da liễu rất thành thạo trong việc chẩn đoán phát ban. Hãy đi gặp một người nào đó có thể giúp bạn "quẳng gánh lo" về phát ban lại đằng sau.
Cẩm Tú
Theo Self
Da nổi nhiều vết ban loang lổ, đi khám mới biết mình mắc bệnh ung thư ở nơi chẳng ai ngờ tới Sống chung với những vết ban này suốt 11 tháng trời, người phụ nữ 73 tuổi không nghĩ rằng mình lại mắc bệnh ung thư hậu môn. Mới đây, trên trang Daily Mail đã chia sẻ một trường hợp mắc bệnh ung thư hậu môn là nữ giới (73 tuổi). Người phụ này đã đi khám vì thấy có nhiều vết ban loang...