Con gái 2 tuổi rưỡi liên tục dụi mắt, gia đình đưa đi khám thì phát hiện bé cận 9 độ, “thủ phạm” quen thuộc với tất cả phụ huynh
Do nuông chiều con, bố mẹ Tiểu Mạn không ngờ chính mình là người góp phần khiến sức khỏe của đứa trẻ bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngày nay, công nghệ phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Không chỉ phục vụ nhu cầu công việc, giải trí… mà nhiều người còn sử dụng các thiết bị điện tử trong việc nuôi dạy con cái. Bằng chứng là có không ít các bậc phụ huynh cho con tiếp xúc với máy tính, điện thoại từ rất sớm, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của chúng. Nếu vẫn còn xem thường tác hại của thiết bị điện tử thì câu chuyện về bé gái Tiểu Man (tên đã được thay thế), 2 tuổi rưỡi, sống tại thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), sẽ phần nào khiến các phụ huynh cảnh tỉnh.
(Ảnh minh họa)
Bệnh viện sức khỏe bà mẹ và trẻ em Dương Châu cách đây không lâu tiếp nhận trường hợp bé gái chỉ mới 2 tuổi rưỡi đã cận 900 độ (tương đương 9 độ Việt Nam). Gia đình đưa em đến bệnh viện kiểm tra sau khi phát hiện đứa trẻ này không ngừng dụi mắt và nheo mắt, hành động mà người nhà nghĩ rằng chỉ là thói quen xấu của bé.
Video đang HOT
Theo lời bác sĩ Lưu, trưởng khoa mắt bệnh viện, nguyên nhân khiến Tiểu Mạn bị cận nặng như vậy chính bởi gia đình cho em tiếp xúc với điện thoại từ rất sớm, khoảng 1 tuổi. Thấy đứa trẻ chơi máy trở nên rất ngoan ngoãn, không quấy khóc nên người nhà em cứ yên tâm để vậy mà đi làm chuyện khác. Đáng tiếc hơn, bác sĩ không có cách nào để trả lại cho Tiểu Mạn đôi mắt sáng bình thường, càng lớn em càng có nguy cơ bị cận nặng hơn.
Được biết, kết quả kiểm tra 15 nghìn trẻ từ 3-6 tuổi ở 40 trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Dương Châu cho thấy có đến hơn 12% em mắc các vẫn đề về mắt bao gồm lác, nhược thị và cận thị. Trong đó, tỷ lệ trẻ bị nhược thị và cận thị tăng nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các bé tiếp xúc với màn hình TV và các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
Qua trường hợp của Tiểu Mạn, bác sĩ Lưu cũng đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh không nên cho con dưới 3 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Trẻ từ 3-6 tuổi không được xem TV, chơi điện thoại, máy tính bảng… quá 30 phút/ngày, thời gian cho phép trong khoảng 15-20 phút. Thay vào đó, bố mẹ nên hướng con cái sang những hoạt động ngoài trời để nâng cao khả năng giao tiếp cũng như rèn luyện sức khỏe của trẻ.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Bé gái 6 tháng tuổi ở Quảng Bình phải cắt bỏ buồng trứng
Bé bị thoát vị bẹn, chèn ép gây xoắn vòi trứng và buồng trứng dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ.
Bệnh nhi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, ngày 6/6 trong tình trạng quấy khóc, bỏ bú, có khối phồng vùng bẹn.
Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu giải phóng khối thoát vị cho bé. Khối thoát vị to chèn ép gây xoắn vòi trứng và buồng trứng trái khiến cơ quan này bị hoại tử. Bác sĩ không bảo tồn được buồng trứng trái của bé mà phải cắt bỏ. Sau phẫu thuật, sức khoẻ của bé dần ổn định.
Gia đình cho biết, mẹ bé đi làm ăn xa, bé ở nhà với bà ngoại. Trước khi nhập viện 3 ngày, bà phát hiện cháu có khối phồng nhỏ nhưng do chủ quan nên không cho cháu đi khám. Đến lúc khối phồng sưng to, cháu đau quấy khóc, mới đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ CKII Lê Mạnh Hà, Trưởng khoa ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật cho bé, cho biết đáng tiếc bệnh nhi đến viện quá muộn khiến khối thoát vị chèn ép gây hoại tử vòi trứng và buồng trứng, đành phải cắt bỏ.
Thoát vị bẹn ở trẻ là bệnh lý bẩm sinh, không tự hết. Nếu không điều trị sẽ xảy ra biến chứng nghẹt dẫn đến các hậu quả như ruột, buồng trứng (ở trẻ gái) trong ổ bụng có thể chui vào ống phúc tinh mạc gây nghẹt dẫn đến hoại tử nếu không được mổ kịp thời.
Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh lý này là phẫu thuật. Khuynh hướng hiện nay là giải quyết sớm khi phát hiện bệnh để đề phòng biến chứng nghẹt. Đường mổ nhỏ khoảng 3-4 cm ở vùng nếp gấp bẹn, rất khó thấy và đảm bảo tính thẩm mỹ. Thông thường vết mổ sẽ lành và được cắt chỉ sau 7 ngày.
Long Nhật
Theo VNE
Cận thị ngày càng tăng cao ở trẻ nhỏ, cách ngăn ngừa từ những điều đơn giản nhất Trẻ em ngày càng có nguy cơ bị cận thị cao hơn do tiếp xúc nhiều với đồ dùng công nghệ và độ tiến triển cận thị ở trẻ em cũng nhanh hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng, một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị vào năm 2050. Theo các nghiên cứu được công bố,...