Con gái 14 tuổi mặt sưng húp, sốt cao phải nhập viện, mẹ nhìn vào phòng tắm liền rõ lý do
Khăn mặt là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sử dụng khăn mặt không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ cấp cứu Điền Tri Học chia sẻ với Ettoday: Có một nữ sinh cấp 2 tên tên Tiểu Quyên, 14 tuổi học nội trú. Gần đây, mẹ của Tiểu Quyên đột nhiên nhận được thông báo từ nhà trường rằng con gái gặp vấn đề sức khỏe. Người mẹ vội vã đến trường và suy sụp khi nhìn thấy tình trạng của con gái mình. Tiểu Quyên ngoài việc sốt cao còn không ngừng chảy nước mắt, khuôn mặt bên phải sưng to, mí mắt không mở được. Theo biểu hiện bên ngoài, bác sĩ hoài nghi là một bệnh viêm mô tế bào của khuôn mặt. Thấy rằng đôi mắt của Tiểu Quyên không thể chuyển động, suy đoán rằng các cơ phía sau mắt cũng bị ảnh hưởng.
Chiếc khăn mặt bẩn khiến cô bé 14 tuổi phải nhập viện. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ lo lắng rằng não của cô bé cũng có thể bị nhiễm trùng, vì vậy đã nhanh chóng cho Tiểu Quyên đi kiểm tra chụp CT cắt lớp. May mắn thay, cô bé không gặp vấn đề lớn, chỉ cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, điều khó hiểu là, Tiểu Quyên không bị viêm mũi, cũng không bị sâu răng, vậy điều gì khiến cô bé có tình trạng viêm nghiêm trọng đến như vậy?
Người mẹ đã quyết định đến phòng của con gái ở trường để tìm hiều. Hóa ra Tiểu Quyên dùng chung phòng tắm với 7 nữ học sinh khác, khăn của mỗi người sau khi sử dụng đều sẽ treo bên cạnh giường của mình, nhưng vì lười biếng nên Tiểu Quyên đã để khăn rửa mặt trong nhà tắm. Khi người mẹ bước vào phòng tắm, rất sợ hãi khi nhìn thấy chiếc khăn của con gái mình, nó giống như một chiếc giẻ lau, ở phần giữa có màu đen, chúng đã bị mốc.
Bác sĩ Điền Tri Học
Người mẹ cũng nói chuyện với những nữ học sinh khác trong phòng: “Cháu thấy tình trạng con gái cô hiện nay rất nghiêm trọng, các cháu hãy nói thành thật, các cháu có dùng khăn mặt của con gái cô để lau tay hay không?” Một lúc sau, vài người bạn cùng phòng của Tiểu Quyên cũng thừa nhận sai lầm của mình, sau khi đi vệ sinh xong, tiện tay lấy chiếc khăn để lau tay.
Bác sĩ Điền Tri Học giải thích rằng, chiếc khăn của Tiểu Quyên sau khi sử dụng sẽ được hong khô, sau đó lại được dùng để lau tay. Khi Tiểu Quyên dùng khăn để rửa mặt, không ngờ rằng đã bị nhiễm vi khuẩn, thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm sưng.
Nguy hại khi sử dụng khăn mặt bẩn?
1. Nổi mụn, lão hóa da
Những mầm mống vi khuẩn trú ngụ trong chiếc khăn mặt là nguyên nhân gây mụn và tái phát nhiều lần. Khi bạn lau mặt hay tiếp xúc khăn mặt với da, vi khuẩn từ chỗ mụn này lan sang chỗ khác hoặc các vùng da lành lặn khiến mụn ngày càng nhiễm nặng chứ không thể khỏi.
Thêm vào đó, những sợi vải thô ráp ở chiếc khăn khi cọ xát vào da mặt khiến da bạn bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng da bị lão hóa và chảy xệ.
Video đang HOT
2. Gây các bệnh nguy hiểm
Khi dùng khăn mặt, vô tình bạn đang tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, rồi chúng sẽ xâm nhập vào máu gây ra các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi, viêm tủy, viêm màng tim, viêm xương khớp và viêm não.
3. Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ à bệnh truyền nhiễm, chúng dễ lây nhất qua việc dùng chung khăn mặt. Đặc biệt những chiếc khăn mặt không rõ nguồn gốc, chất liệu khăn kém, các loại khăn bán đầy ngoài chợ được nhuộm bởi các hóa chất thì càng dễ gây đau mắt và các tổn thương về da.
4. Cách vệ sinh khăn mặt
Để loại bỏ các chất bẩn có trên khăn mặt. Các bạn có thể thực hiện các bước dưới đây mỗi tuần 1 lần:
Bước 1: Hòa dung dịch nước muối rồi ngâm khăn trong vòng 10 phút.
Bước 2: Vò khăn thật kỹ, sau đó giặt sạch bằng xà bông, xả lại bằng nước sạch.
Bước 3: Đun sôi nước sau đó cho khăn vào luộc trong vòng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn tối đa.
Cuối cùng, vắt thật khô rồi phơi ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Theo khampha
Nấm phổi: Bệnh hiếm gặp nhưng tử vong cao
Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, thường rất hiếm gặp ở những người có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, căn bệnh này rất khó để chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi khác.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao tử vong.
Anh minh họa
Căn bệnh khó chẩn đoán và điều trị
Gần đây nhất là trường hợp của bệnh nhân NTL (Hà Giang). Vài ngày trước khi nhập viện, người bệnh xuất hiện tình trạng sốt cao, ho nhiều, đau ngực âm ỉ, người mệt mỏi không thể đi lại và không nói được trong khi trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.
Sau khi được chuyển tuyến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đến Bệnh viện Phổi Trung ương, các bác sĩ Khoa Hô hấp đã nhanh chóng chẩn đoán đây là ca bệnh nấm phổi phức tạp, căn bệnh ít người biết nhưng nguy cơ tử vong cao thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày.
ThS Ngô Thị Thúy Quỳnh, Khoa Hô hấp cho biết, nhiều bộ phận hô hấp của người bệnh trên đã bị tổn thương viêm loét nặng, hoại tử do nấm sợi Aspergillosis xâm nhập và lan rộng. Đồng thời người bệnh cũng có tiền sử bị nhiều bệnh khác như suy gan, K tuyến giáp nên phương án điều trị khó khăn hơn, đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên theo sát để thay đổi phác đồ phù hợp.
Người bệnh NTL được điều trị trong thời gian tương đối dài với hai liệu trình liên tục kéo dài hơn một tháng. Ở liệu trình đầu tiên, cơ thể người bệnh không đáp ứng thuốc tốt nên tình trạng sức khỏe ít cải thiện. Sau rất nhiều lần hội chẩn xem xét các phương án điều trị, sự thay đổi phác đồ thuốc ở liệu trình thứ hai đã mang lại hiệu quả rất tốt. Hiện nay người bệnh đã khỏe hơn rất nhiều tiếng nói rõ hơn, cắt ho... và đặc biệt là xét nghiệm nấm Aspergillosis trở về âm tính.
Trước đó, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân người Nghệ An bị nấm phổi nặng. Lúc nhập viện, Nguyễn Trọng Nguyên (15 tuổi trú tại phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) chỉ còn gần 30kg, phải thở oxy liên tục. Bệnh nhân cũng đã được cho sử dụng những loại thuốc rất mạnh nhưng không đáp ứng thuốc.
"Sau khi cho bệnh nhân chụp CT ngực, trên phim chụp chúng tôi nhận thấy có hình ảnh tổn thương phổi bất thường nghi do nấm. Ngay lập tức chúng tôi cho chỉ định điều trị theo hướng nấm phổi. Căn bệnh này nếu không được xác định và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong có thể lên tới 50-70%" - bác sĩ Ngoạn cho hay.
Theo tìm hiểu, trước đó bốn tháng, bệnh nhân trên bị sốt cao nằm viện nhưng không tìm ra nguyên nhân. Thời điểm đó, Nguyên đang phải tham gia vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nên đã trở thành thí sinh đặc biệt khi đi thi mang theo bình oxy. Ngay sau kỳ thi, nam sinh bị kiệt sức, phải nhập viện điều trị.
Được biết, Nguyên được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai rồi chuyển sang Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do tổn thương phổi rất nặng, kèm theo tắc mật và viêm cầu thận. Sau gần ba tháng điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, đến nay Nguyên đã tăng được 4kg và có thể tự đi lại.
Trên thế giới, năm 2018, một bệnh viện ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 38 tuổi họ Bành. Các triệu chứng của bệnh nhân là ho và tức ngực, sau khi chụp X - quang ở bệnh viện, ông Bành bị chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi.
Nhưng trải qua 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn có triệu chứng xấu đi. Bệnh viện đã tiến hành sinh thiết phổi và chẩn đoán chính xác, ông Bành bị nấm phổi.
Hiểu về bệnh để phòng tránh kịp thời
Nấm phổi là bệnh viêm phổi do nấm gây ra. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi có thể do một hoặc nhiều loại nấm gây ra. Phần lớn nấm chỉ là ký sinh cơ hội, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như sử dụng quá nhiều kháng sinh, dùng corticoid kéo dài, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch (bị nhiễm HIV/AIDS)... Căn bệnh này được gây ra bởi nhiều loại nấm nhưng thường gặp nhất là nấm Aspergillus và nấm Histoplasma.
Bệnh nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm bởi việc chẩn đoán bệnh ở phổi do nấm rất khó khăn và dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng của nấm phổi rất giống với các dấu hiệu của các bệnh viêm phổi khác. Chính vì vậy, việc điều trị cho những bệnh nhân bị nấm phổi cũng rất dễ đi sai hướng, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, không khí chính là con đường lây nhiễm chủ yếu của nấm, những người hít phải bào tử nấm trong không khí, vào phổi, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.
Khi hít phải số lượng lớn bào tử nấm, người bình thường chỉ có thể bị viêm phổi cấp tính lan tỏa và thường tự khỏi, không để lại di chứng gì đặc biệt sau vài tuần. Ở những bệnh nhân bị lao phổi, nấm Aspergillus có thể mọc trên các cây phế quản bị tổn thương, trên các nang phế quản hoặc trong các hang lao.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, có một số bệnh nhân bị u nấm phổi có thể tồn tại nhiều năm mà không có triệu chứng gì về lâm sàng, số lượng những bệnh nhân này chiếm từ 18 - 22% theo Y văn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng của bệnh phổi mạn tính sẵn có như: ho, khạc đàm, khó thở, đau ngực và sốt. Nhưng phần lớn, bệnh nhân u nấm đều có các triệu chứng khá điển hình và đặc hiệu như: sốt, khó thở, ho và ho ra máu.
Với triệu chứng sốt, người bệnh thường sốt không cao, không phải sốt liên tục mà thành từng đợt có những thời gian không bị sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng dị ứng với nấm, hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệt hoặc sụt cân.
Một triệu chứng điển hình là bệnh nhân khạc đàm rất nhiều, khạc đàm thường là do bệnh đi kèm hơn là do u nấm. Trong đàm có thể tìm thấy các tế bào nấm nếu mang đi xét nghiệm bằng cách soi tươi và quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có thể các tế bào nấm này lại có nguồn gốc của nhiễm nấm từ đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, khó thở cũng là một biểu hiện của người mắc bệnh nấm phổi. Chứng của các bệnh đi kèm như lao, giãn phế quản, áp-xe phổi, ung thư phổi... gây suy giảm chức năng hô hấp.
Ngoài ra, ho và ho ra máu là triệu chứng nổi bật đặc trưng nhất của bệnh. Ho thường dai dẳng, kéo dài, trong đó có tới 95% các trường hợp là ho ra máu từ số lượng ít có dính đàm, đến nhiều có thể gây tử vong. Trong số đó có 20% ho ra máu tái phát nhiều lần và ho ra máu với số lượng từ trung bình đến rất nhiều. Một số bệnh nhân bị ho ra máu kiểu sét đánh, tức là ho nhiều ồ ạt do tổn thương các mạch máu của phổi vì tế bào nấm ăn lan vào. Ho ra máu là một triệu chứng làm bệnh nhân rất lo lắng và là chỉ định chính để can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân.
Việc phòng tránh các tác nhân gây bệnh nấm phổi thực sự rất khó khăn bởi chúng có ở khắp mọi nơi, từ nguồn nước, không khí... Theo các chuyên gia y tế, để chủ động phòng ngừa bệnh nấm phổi, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng của mỗi cá nhân, chẳng hạn như thường xuyên luyện tập thể dục, ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nấm phổi cần được nâng cao nhận thức, nhanh chóng chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lây lan ra cộng đồng.
Những đồ vật trong nhà cần được lau chùi sạch sẽ, tránh để bị nấm mốc, sắp xếp đồ đạc gọn gàng tránh để bị ẩm ướt.
Cần phải cạo đi và phủ sơn đối với những đoạn tường bị ẩm mốc. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tình trạng thực phẩm rơi vãi trong nhà. Nên mang khẩu trang khi vệ sinh nhà cửa nhằm tránh hít phải nấm.
Bệnh nhân bị bệnh nấm phổi thường rất khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khác ở phổi bởi các biểu hiện của bệnh thường không điển hình và rất giống với triệu chứng của tình trạng viêm phổi khác. Vì vậy, khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Thảo Anh
Theo baophapluat
Người phụ nữ bị nhiễm nấm phổi hiếm, phức tạp - căn bệnh ít người biết nhưng tỷ lệ tử vong cao Bị nấm phổi (Aspergillosis), một bệnh hiếm, phức tạp, căn bệnh ít người biết. Tuy nhiên khi bị nấm phổi không phát hiện điều trị kịp thời khả năng tử vong có thể lên tới 50-70%. "Nghĩ đến bệnh tôi đã suy sụp hoàn toàn" Thông tin Khoa Hô Hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương đã điều trị thành công bệnh nấm sợi...