Con gà mái ‘hư hỏng’ khơi mào cuộc tranh cãi ‘độc nhất vô nhị’
Tháng 10/2013, ban nhân dân khóm 4 (TP. Cà Mau) nhận được đơn thưa đòi tài sản giữa nguyên đơn Phạm Thị Hai và bị đơn Nguyễn Thị Út. Tài sản là 1 con gà mái và 6 gà con.
Con gà mái ‘hư hỏng’ khơi mào cuộc tranh cãi ‘độc nhất vô nhị’. Ảnh minh hoạ
Bỗng dưng mất gà
Nhà của nguyên đơn Hai và bị đơn Út ở giáp ranh nhau. Vuông đất của mỗi nhà đều còn rộng, lại chưa bị “xâm thực” bởi đô thị hoá nên không ai xây tường, ngăn rào làm chi. Ở chỗ ranh đất chỉ có mấy bụi chuối với đám cỏ bố mọc hoang, người hay vật nuôi đều có thể “tự do” qua lại. Lâu nay tình cảm hàng xóm láng giềng giữa hai nhà rất gắn nó, chưa xảy ra mâu thuẫn bất đồng gì.
Nguyên cớ của việc chị Hai thưa chị Út là như vầy: Chiều ngày 1/10/2013, chị Hai rước con đi học về tới nhà thì bắt quả tang chị Út và má chồng là bà Phạm Thị H (81 tuổi) qua đám cỏ giữa ranh lùa đàn gà nhà chị về. Thấy hàng xóm “công nhiên” chiếm đoạt tài sản của mình. Chị Hai lu loa ngăn cản. Chị Út thanh minh rằng “con gà đó là gà nhà chị đi lạc lâu ngày nên chị qua lùa về chứ không phải sang nhận bừa nhận bãi”. Mặc dù vậy, trước thái độ “la bải hải” làng nước của chị Hai, mẹ con chị Út đành nhượng bộ đi về.
Tờ mờ sáng hôm sau, chị Út lại sang lùa gà. Nghe tiếng gà quạc quạc, chị Hai nằm trong nhà tỉnh giấc nhưng không ra ngăn. Đến trưa, chị mới mò sang nhà hàng xóm “thăm dò” thì thấy con gà mái đã bị chị Út trói ở sau hè. Không lẽ, chịu mất oan đàn gà, chị Hai quyết định thảo đơn gửi ban nhân dân ấp, nhờ chính quyền đứng ra làm “trọng tài” phán xử cho khách quan.
Theo chị Hai trình bày, con gà ấy là của má chồng chị cho cách đây 2 năm. Điều này được bà Tạ Thị H (mẹ chồng chị Hai) xác nhận. “Má chồng thấy nhà tui nhiều cơm thừa bỏ thì uổng nên mới cho con gà để nó lượm cơm đổ. Đến nay con gà đã đẻ đượ 5 lứa. Hồi giữa tháng 9 mưa nhiều, tôi còn nhờ chị Vân hàng xóm sang phụ dựng mấy tấm tôn ở sau nhà để dọn ổ cho gà đẻ. Nó ấp nở được 6 con gà thì bị mẹ con cô Út vô cớ bắt giữ”, chị Hai tường trình.
“Đã đi bụi, còn… đẻ hoang”
Video đang HOT
Trước những bằng chứng của nhà hàng xóm, chị Út cũng phản biện bằng nhứng lý lẽ đanh thép không kém, nhà chị vốn có truyền thống nuôi gà để “tăng gia sản xuất” từ hơn 10 năm nay. Bán hết lứa gà thịt này, chị lại gây giống nuôi lứa khác. Lúc nào trong nhà cũng có vài chục gà lớn, gà nhỏ. Điều này, người dân trong khóm có thể làm chứng.
Về con gà mái tranh chấp, chị Út kể chi tiết “nguồn gốc, xuất xứ” như sau: Con gà trước đây, đến nay đã được 3 năm. Tính luôn lần “đẻ bậy” này, nó đã đẻ được 3 lứa. Lần đầu đẻ 11 trứng, vì là trứng so nên chị để dành ăn không cho ấp. Lần thứ 2, cách đây chừng 6 tháng, con gà mái ấy bị mấy gà mái khác nuôi cùng nhà đánh. “Đánh lộn” không lại nên nó bỏ nhà “đi hoang”, thỉnh thoảng đến giờ ăn mới mò về. Nghĩ con gà cũng chỉ quanh quẩn xung quanh vườn nhà nên chị Út để mặc không tìm về.
Một hôm, chị nghe thấy tiếng gà cục tác quá lớn nên đi ra đám chuối ở chỗ ranh đất coi thì thấy gà ấp nở được 4 trứng. Chị Út liền bắt cả gà mẹ gà con về nuôi nhốt riêng. Một thời gian sau, chị Út thả gà ra thì nó lại tiếp tục “đi bờ ở bụi”. Do bận chăm con nhỏ nên chị cũng không đoái hoài tới. Gần 2 tháng trước, chị không còn nghe thấy tiếng gà “quen thuộc” nên đoán là đã bị mất.
Đột nhiên, khoảng cuối tháng 9 vừa rồi, chị đang ru con ngủ thì nghe thấy tiếng gà mẹ. Chị Út đi kiếm thì phát hiện con gà đang nằm ở ổ phía sau nhà chị Hai hàng xóm nên qua lùa về. Nghĩ gà nhà mình nhưng chị hàng xóm cũng có công chăm sóc, dọn ổ cho gà ấp trứng nên chị Út dự định sẽ bắt con gà mái về biếu lại đàn gà con. Tiếc là phương án “hợp tình hợp lý” đó lại không được thực hiện. “Tại mẹ con chị Hai qua nhà lớn tiếng nặng nhẹ, cho tôi là kẻ nhận bừa nên tôi bực, không tình nghĩa, biếu xén gì nữa”, chị Út nói.
Con gà mái ‘hư hỏng’ khơi mào cuộc tranh cãi ‘độc nhất vô nhị’. Ảnh minh hoạ
Vụ phân xử “có một không hai”
Đọc lá đơn của chị Hai gửi lên ban nhân dân khóm khiến anh Nguyễn Ngọc Thới (26 tuổi, trưởng ban) không khỏi “vò đất bứt trán”. Anh còn trẻ, chưa va vấp nhiều. Mâu thuẫn lại xuất phát từ chuyện “cỏn con ” là tranh chấp con gà mái, nếu không giải quyết êm xuôi thì đúng là mất mặt khu xóm quá. Sau khi tham vấn các ban ngành, hỏi “cao kiến” các vị cao tuổi, anh Thới quyết định mời cả nguyên đơn, bị đơn lên hoà giải.
Trước ban nhân dân ấp, chị Út và chị Hai vẫn mỗi người một ý, không ai chịu nhường ai. Chị Hai một mực quả quyết con gà mái đó là của mình nên phải đòi về bằng được, “nếu ban dân ấp không xử được thì tôi sẽ kiện lên cấp cao hơn. Chừng nào ra nhẽ thì mới thôi”. Ngược lại, chị Út trước sau vẫn cho rằng đó là con gà nhà chị đi lạc, “gà của chị thì chị bắt lại, không có lý gì phải trả cho chị Hai”.
Cả chị Út và chị Hai đều mô tả đặc điểm con gà tranh chấp gần y chăng nhau. Chị Út còn cho rằng, gà nhà chị có đánh “dấu riêng”, khó lẫn lộn với nhà khác. Con gà nào cũng được cắt lông đuôi, gà có đi lạc cả tháng lông đuôi cũng không mọc kịp. Chị Hai “phản pháo” nói gà nhà chị mặc dầu không cắt đuôi nhưng cái dấu cắt đuôi còn “mới tinh”, chứng tỏ mẹ con chị Út mới cắt đuôi gà sau khi lùa về. Trong phần “tranh tụng”, bị đơn Út còn nêu thêm, chị Hai nói nuôi gà đã lâu nhưng nhà lại không có gà trống, không làm chuồng thì rõ ràng là vô lý.
Buổi hoà giải không thành, ông trưởng khóm đã đích thân làm xuống từng gia đình thuyết phục, nói mỗi nhà nhường nhau một chút để êm đẹp tình làng nghãi xóm nhưng hai bên không chịu. Trong cuộc chiến giành gà, má chồng chị Hai và chị Út thuộc hàng cố cựu lại cao tuổi ở địa phương, nhưng vì ra mặt đòi gà giùm hai cô con dâu nên cũng nảy sinh bất hoà. Không cam chịu mất gà, chị Hai sau đó còn làm đơn gửi lên UBND xã Tân Thành, yêu cầu chính quyền can thiệp.
Ngày 15/10, ban nhân dân khóm 4 tiến hành hoà giải lần hai. Lần này, sau một hồi phân tích điều hơn lẽ thiệt cho hai bên, “hội đồng phân xử” đã đưa ra một giải pháp, “độc nhất vô nhị”. Con gà mái sẽ được đem ra thả giữa ranh đất hai nhà, gà đi mé về phía nhà nào thì thuộc quyền sở hữu của nhà đó. Phương án này được hai bên đồng tình. Ông trưởng khóm ôm con gà ra hiện trường, nghe tin xử vụ giành gà, bà con hàng xóm đến coi rất đông.
Trước sự làm chứng của đông đảo người dân trong khóm, con gà mái vừa được thả ra đã đi lệch về phía nhà chị… Út. Bà con vỗ tay rần trời khen cách phân xử tài tình còn mẹ con chị Hai thì không nói không rằng bỏ vào nhà. Sau khi được xử thắng, chị Út lại không nhốt con gà “hư hỏng, lại mà tiếp tục để nó đi hoang. Chướng mắt, giận con gà “phản chủ”, chị Hai cầm dao ra chặt đám chuối, chém đám bố tơi bời. Bị kinh động, đám gà to, gà bé nhà chị Út chạy ráo rác. Trước thái độ “giận gà chém chuối” ấy, chị Út liền mang ngay con gà “gây chuyện” ấy cho người khác để yên chuyện.
“Không ngờ, chỉ vì một con gà mái mà chuyện bé xé ra to. Trong thâm tâm, hai bên làm căng không phải vì con gà mà thực chất là để bảo vệ danh dự, lòng tự trọng. Ở vùng quê, bà con chất phác, thiệt tình, nếu ai lỡ mang tiếng tham lam dù chỉ thứ nhỏ nhặt cũng sẽ bị mọi người chê trách. Nhưng giá như từ đầu chịu nhún nhường một chút thì tình làng nghĩa xóm đã không bị rạn nứt”, ông trưởng khóm kết luận.
Nguồn Phú Thứ – Thanh Bình
Câu chuyện Pháp luật
Mất 1 mạng người vì con gà mái
Trong lúc đến 'xem mặt' con gà mái để tìm gà bị mất, hai bên phát sinh mâu thuẫn dẫn đến người chết, kẻ vào tù.
Mất 1 mạng người vì con gà mái
Ngày 23/10, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận một phần kháng cáo của đại diện hợp pháp người bị hại, tuyên sửa án sơ thẩm, tăng hình phạt đối với Thái Thành Lô (SN 1995, ngụ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) từ 17 năm lên thành 18 năm tù về tội "giết người".
Theo nội dung vụ án, Trần Hoài Phong (SN 1995) và Phạm Tấn Linh (SN 1994) cùng ngụ tại ấp Tân Hòa, xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khoảng 7h30p sáng 12/4/2013, do Phong bị mất một con gà mái và nghi ngờ con gà đang ở nhà anh P.H.P. ngụ cùng ấp nên cùng Linh đến tìm.
Tại đây, trong lúc Phong và Linh "xem mặt" gà nhà anh P. thì hai bên phát sinh mâu thuẫn. Bị chủ nhà đánh nên cả hai bỏ chạy. Trần Hoài Phong điện thoại cho bạn là Cao Hoàng Thắng đến để đón về. Thấy vậy, Thắng rủ thêm Thái Thành Lô cùng đi. Đến nơi, giữa nhóm Lô và anh P. tiếp tục cãi vã dẫn đến đánh nhau.
Trong lúc xảy ra xô xát, Lô lấy cây xà beng gần đó đánh nhiều cái vào đầu, cổ khiến anh P. té ngã. Được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong do vết thương quá nặng.
Với hành vi trên, xử sơ thẩm, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Thái Thành Lô mức án 17 năm tù về tội "giết người". Cho rằng mức án trên quá nhẹ, đại diện hợp pháp của nạn nhân đã kháng cáo theo hướng tăng hình phạt.
Sau khi xem xét, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định hành vi phạm tội của bị cáo Lô mang tính côn đồ, mức án 17 năm tù với bị cáo là có phần nương nhẹ. Từ đó, tòa tuyên chấp nhận một phần đơn kháng cáo, tuyên phạt bị cáo mức án trên.
Nguồn Vietnamnet.vn
Những khoảnh khắc có 1-0-2 của Hồ Ngọc Hà trong liveshow Đó là những biểu cảm "lạ", những tư thế biểu diễn độc nhất vô nhị của "Nữ hoàng giải trí" Hồ Ngọc Hà trong đêm liveshow cuồng nhiệt tại TPHCM. Cùng điểm lại những khoảnh khắc hiếm có của Hồ Ngọc Hà trên sân khấu của Tour diễn xuyên Việt tại TP. HCM tối qua: Hà Hồ đứng hát trên xích lô Cô...