Con đường xẻ đôi cao nguyên đẹp ngoạn mục ở thiên đường du lịch, ấn tượng nhưng cũng gây tranh cãi vì một lý do
Con đường này được đánh giá là đẹp ngoạn mục nhưng cũng đang gây ra một cuộc tranh luận trên Internet.
Với những bãi cát trắng mịn và làn nước trong xanh hiền hòa, bãi biển Pandawa đẹp như tranh vẽ từ lâu đã trở thành một trong những điểm tham quan, nghỉ dưỡng đẹp nhất đảo Bali, Indonesia.
Hơn 1 thập kỷ trước, bãi biển Pandawa chỉ nổi tiếng với người dân địa phương vì vách đá vôi cản trở di chuyển, du khách rất khó tiếp cận. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi từ năm 2012 khi một con đường dẫn xuống bãi biển được tạo ra bằng cách cắt xuyên qua vách đá.
Hình ảnh bãi biển Pandawa đẹp như tranh vẽ.
Con đường giúp việc di chuyển ra bãi biển Pandawa trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Ngày nay, con đường đó đã phần nào trở thành một điểm thu hút khách du lịch nhưng cũng là chủ đề của một cuộc tranh luận sôi nổi.
Từ khi được khánh thành vào năm 2013, con đường đã lập tức biến khu vực hẻo lánh này thành một điểm du lịch hấp dẫn. Du khách từ khắp nơi đổ về rất thích chụp ảnh với con đường nằm lọt thỏm giữa hai bên vách đá thẳng đứng 90 độ.
“Đường ven biển Pandawa” được khởi công làm vào năm 2011. Khi đó, những chiếc máy ủi và máy xúc bắt đầu công việc xẻ đôi cao nguyên, tạo ra con đường lọt thỏm giữa 2 bên vách đá cao. Được tài trợ bởi cả chính phủ Indonesia và các nhà đầu tư tư nhân, chỉ 2 năm sau, nó đã được khánh thành và ngay lập tức gây ấn tượng với cả khách du lịch và người dân địa phương.
Theo tờ tin tức The Bali Sun, con đường dài 300m, rộng 8 mét gần đây đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng từ khắp nơi trên thế giới sau khi một đoạn video về nó được đăng lên mạng xã hội. Đoạn video bắt đầu bằng cảnh quay từ trên cao phía trên kẽ hở của vách đá, góc quay tiếp cận gần vách đá cho thấy nhiều ô tô đang đỗ và du khách đang thích thú chụp ảnh.
Được chia sẻ bởi tài khoản Instagram có tên “Something Incredible Took Place”, đoạn video đã gây xôn xao trên mạng với những ý kiến trái chiều.
Video đang HOT
Người dùng Instagram có tên “Shevinna1021″ đã tuyên bố con đường chỉ mất 2 năm để xây dựng này thực sự “đáng kinh ngạc”, trong khi một người khác thốt lên “tuyệt đẹp”.
Tuy nhiên, khi đoạn video được đăng lại trên diễn đàn Reddit, cư dân mạng nảy ra tranh luận về con đường này.
Người dùng tên “Ozzy_thedog” đã viết: “Có vẻ như đây không phải là một ý tưởng được cân nhắc kỹ lưỡng”.
Một du khách thừa nhận cô đã muốn đi dọc con đường này từ lâu sau khi xem những bức ảnh về nó trên mạng.
Người dùng tên “Smithmonster” trả lời bình luận trên rằng: “Tôi cũng nghĩ thế. Tại sao không làm một đoạn đường dốc ở trên cao nguyên mà phải xẻ đôi nó như vậy? Có vẻ rất kỳ lạ”.
Một người khác viết: “Tôi phải nói rằng tôi không thích xẻ đôi cả một vùng đất như vậy để thuận tiện cho việc di chuyển đến bãi biển”.
Những người khác lo ngại về sự cố có thể xảy ra với con đường khi có động đất. Indonesia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, có tới 90% các trận động đất trên thế giới xảy ra ở đây.
Người dùng mạng tên “LakerBeer” viết: “Trông giống như một cái bẫy chết người đang chờ đợi, nếu chẳng may xảy ra trận động đất hoặc sóng thần”.
“Hãy tưởng tượng một trận động đất xảy ra và nó bị phá hủy. Tôi nghi ngờ điều đó”, người khác nói thêm.
Bất chấp những ý kiến trái chiều, con đường này từ lâu đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Nhiều du khách chụp ảnh selfie và quay video giữa những vách đá cao chót vót.
Người dùng Instagram tên “Azlinfarida”, tự nhận là “người đam mê du lịch”, đã đến thăm con đường này vào tháng trước, thừa nhận rằng cô rất muốn ghé thăm địa điểm này từ lâu sau khi xem những bức ảnh về nó trên mạng.
Nhà điều hành tour du lịch địa phương Bali Ogie lưu ý rằng bãi biển Pandawa từng là “bãi biển bí mật” mà chỉ người dân địa phương mới có thể tiếp cận. “Nơi đây từng rất khó tiếp cận vì nó nằm trong một thung lũng sâu và được bao quanh bởi tất cả các vách đá màu trắng”.
Tuy nhiên, khi con đường tới bãi biển Pandawa được mở vào năm 2012, nó đã trở nên phổ biến hơn.
Theo Travel Triangle, hiện nay vé vào con đường này là 15.000 Rupiah Indonesia (tương đơng 23.000 VNĐ) và được xếp hạng 4 sao trên Tripadvisor, với những đánh giá rằng đây là “bãi biển đẹp nhất ở Bali”.
Chung tay bảo vệ vườn cò hàng nghìn con dưới chân núi Ngang
Mỗi khi chiều về, hàng nghìn con cò lại bay về đậu trắng những cây xoan dưới chân núi Ngang, xã Khánh Sơn (Nam Đàn), tạo nên vẻ đẹp yên bình, hiếm có. Thời gian qua, người dân địa phương cũng đang tích cực bảo vệ vườn cò.
Hơn chục năm qua, vùng ruộng trũng giữa núi Ngang và núi Hủng Vàng ở xã Khánh Sơn được xem là nơi đất lành chim đậu. Đây hiện là nơi trú ngụ của hàng ngàn con cò trắng. Ảnh: Huy Thư
Buổi chiều, đi trên Quốc lộ 15, nhìn sang núi Ngang, mọi người sẽ thấy vườn cò thấp thoáng. Tầm 16h hàng ngày, cò đã bắt đầu bay về đậu ở đây. Ảnh: Huy Thư
Người dân địa phương cho hay, chim cò về trú ngụ ở vùng này từ nhiều năm qua. Tuy nhiên số lượng cò về ngày càng đông. Lúc cao điểm có tới hàng vạn con. Sáng sớm, cò bay đi muôn ngả kiếm ăn. Chiều tối, những đàn cò lại bay về núi Ngang hội tụ. Ảnh Huy Thư
Khu vực núi Ngang có nhiều cây cối, nhưng cò chỉ đậu tập trung trên những cây xoan dọc theo các ao, đầm thuộc trang trại của một số hộ dân ở xóm 9, xã Khánh Sơn. Ảnh: Huy Thư
Đầu chiều, khi mới bay từ ngoài ruộng về, cò tập trung đông trên những cây xoan trong trang trại của anh Nguyễn Đình Công, mỗi cây có hàng trăm con cò. Anh Công cho biết, gia đình anh làm trại nuôi lợn, cá, ốc... ở đây đã 10 năm nay. Cùng với việc chăn nuôi, gia đình anh đã tích cực tham gia bảo vệ đàn cò, không cho mọi người thâm nhập, săn bắt. Ảnh: Huy Thư
Cò được xem là loài chim đẹp, đặc biệt là cò trắng. Những nơi cò chọn trú ngụ lâu dài với số lượng lớn thường là vùng đất "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", con người tốt bụng, yêu thiên nhiên.
Cò khá tinh, chỉ cần phát hiện người lạ, tiếng động lạ ở khu vực trú ngụ, cò sẽ kêu nháo nhác, bay lên không trung. Anh Công cho biết thêm, trước đây có nhiều nhóm bẫy chim ở các nơi đến xin anh hợp tác bẫy cò trong vườn, trả chi phí hoặc chia đôi sản phẩm... nhưng anh không đồng ý. Ảnh: Huy Thư
Khi chiều muộn, những đàn cò dưới chân núi Ngang thường di chuyển vào khu vực trang trại của gia đình anh Phạm Văn Thi, anh Nguyễn Đức Quang và trú ngụ qua đêm. Theo anh Phạm Văn Thi (43 tuổi), vườn xoan của nhà anh nằm giữa 2 cái ao cá, đường đi vào khó khăn, nên chiều nào cò cũng về đậu trắng toát, kêu nháo nhác. Giống như gia đình anh Công, gia đình anh cũng yêu thích những đàn cò và tích cực bảo vệ chúng. "Chúng tôi không săn bắt cò và ngăn cấm các đối tượng đến đây săn bắt cò dưới mọi hình thức" - anh Thi nói. Ảnh: Huy Thư
Vườn cò dưới chân núi Ngang đã đem lại vẻ đẹp yên bình, hiếm có cho vùng quê xã Khánh Sơn. Không chỉ các hộ dân có trang trại, nơi cò đến đậu, mà người dân trong vùng ai cũng nêu cao ý thức chung tay bảo vệ vườn cò. Ảnh: Huy Thư
Long Xuyên thức giấc Sáng cuối tuần, mọi nhịp sinh hoạt ở thành phố ven sông Long Xuyên (tỉnh An Giang) như chậm lại, khẽ khàng hơn. Cả thành phố vắng đi cảnh ồn ào náo nhiệt thường thấy, cũng thưa xe cộ tới lui... Ở ven rạch Long Xuyên, quán cà phê vợt nổi tiếng, đông nghịt khách lúc bình minh. Khách đến quán đa phần...