Con đường từ thất bại đến thành công sản xuất vaccine Covid-19 Pfizer

Theo dõi VGT trên

Nỗ lực đầu tiên của hãng dược Pfizer sản xuất vaccine Covid-19 quy mô công nghiệp từng thất bại thảm hại.

Người điều hành các nhà máy tại Kalamazoo, khi ấy là năm 2020, kỳ vọng quá trình chạy thử nghiệm có thể cho thấy canh bạc mang tên mRNA có xứng đáng hay không. Đây cũng là phép thử ban đầu cho chiến lược “từ chối viện trợ chính phủ Mỹ” của hãng – tức tự đầu tư nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19.

Song vào ngày 11/9 năm ngoái, khi áp lực đối với máy móc tăng lên, các chuyên gia nhận thấy điều không ổn. Trong giai đoạn cuối quá trình sản xuất, thành phần quan trọng là phân tử chất béo bao bọc mRNA thông tin đã bị thiếu. Theo nghiên cứu, các phân tử này chỉ thị tế bào người tạo protein kích hoạt kháng thể, hỗ trợ hệ miễn dịch chống virus trong tương lai. Không có chúng, vaccine vô dụng.

“Thử nghiệm kỹ thuật đầu tiên của chúng tôi thất bại hoàn toàn”, Pat McEvoy, giám đốc cấp cao về kỹ thuật của hãng, kể lại.

Để ứng phó, Pfizer nhanh chóng đưa công nghệ nano mới từ phòng thí nghiệm sang sản xuất hàng loạt, kỳ tích chưa từng có trước đây. Nước đi này góp phần tạo nên thành công của chiến dịch tiêm chủng Mỹ sau này.

Vào ngày 20/3 năm ngoái, khi nhận email từ cấp trên, McEvoy không mơ đến thành tựu ấy. Nhóm của ông được Chaz Calitri, phó chủ tịch phụ trách hoạt động về vaccine của Pfizer, lựa chọn điều hành công tác sản xuất.

Mọi thứ diễn ra tại một nhà máy ở Kalamazoo, từng điều chế thuốc từ thế kỷ 19. Khi tập hơn nhóm lãnh đạo, McEvoy biết rằng cần bắt đầu mọi thứ từ con số 0. Họ chưa có máy móc để trộn nguyên liệu và lọc thành phẩm vì đây là công nghệ mới.

“Chúng tôi phải xây dựng từ các bản thiết kế có sẵn”, ông nói.

Tháng 7, Pfizer có hợp đồng đầu tiên, bán 100 triệu liều vaccine cho Mỹ với giá 1,95 tỷ USD. Sản phẩm của hãng trở thành nòng cốt trong chiến dịch thần tốc của cựu Tổng thống Donald Trump.

Tại nhà máy Kalamazoo, hàng trăm tủ đông bảo quản dược phẩm được duy trì ở mức nhiệt âm 70 độ C. Các thùng chứa, đường ống và máy bơm mới tinh được chuyển đến từ Texas.

Con đường từ thất bại đến thành công sản xuất vaccine Covid-19 Pfizer - Hình 1

Các kỹ thuật viên chuyển vaccine Pfizer vào tủ đông ở nhà máy tại Kalamazoo. Ảnh: Washington Post

Video đang HOT

Moncef Slaoui, cố vấn Chiến dịch thần tốc từng bày tỏ sự ấn tượng với quy mô toàn cầu, khoản đầu tư khổng lồ và hàng loạt kỹ sư trong chiến lược của Pfizer.

Do yêu cầu bảo quản siêu lạnh đặc trưng, các công nhân chỉ có 46 giờ để đóng lọ vaccine, cho vào tủ đông trước khi chúng bị hỏng. Các nhà quản lý thiết lập một dây chuyền kiểu tiếp sức, thùng chứa được đặt ngay bên ngoài tủ an toàn sinh học.

Dù vậy, họ không tránh được các sai lầm ban đầu. Pfizer từng đặt hàng các tủ đông đặc biệt từ châu Âu, song phải xếp xó vì không phù hợp với sản phẩm.

Thách thức khác là máy trộn mRNA và các hạt nano lipid quy mô công nghiệp. Do thời gian gấp rút, các kỹ sư quyết định đặt hàng nhiều máy trộn phản lực nhỏ, kích thước chỉ bằng một quyển sổ tay và sắp xếp chúng thành 8 hệ thống song song.

Sau thất bại đầu tiên vào tháng 9, kỹ sư Pfizer phát hiện một màng lọc bị hỏng đã để lọt các hạt nano lipid quý giá. Vì vậy, hãng tạo ra bộ phận thử nghiệm màng lọc. Nhóm sản xuất của Pfizer ở Bỉ đã học hỏi kinh nghiệm từ nhà máy Kalamazoo và ứng dụng thành công kỹ thuật này.

Về sau, họ nhận ra các máy lọc cồng kềnh làm chậm quá trình sản xuất. Pfizer tiếp tục mở rộng hệ thống, tăng năng suất từ 1,7 triệu liều lên hơn 3 triệu liều.

Khi nhóm đang thử nghiệm dây chuyền mới, các nhà khoa học của Pfizer thông báo vaccine hiệu quả đến 90%.

Nhân loại bắt đầu mường tượng về dấu chấm hết của đại dịch. Song điều này gây thêm áp lực cho các kỹ sư sản xuất. Họ cần cung cấp càng nhiều vaccine càng tốt, sớm nhất có thể.

“Ban đầu, mọi thứ thật tuyệt và vui vẻ. Chúng tôi ở trong một cuộc đua. Dữ liệu lâm sàng công bố ngày 9/11 thật tuyệt vời, nhưng cũng khiến chúng tôi ngày càng căng thẳng”, phó chủ tịch Calitri nói.

Ngày 11/12, vaccine Pfizer được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt. Hai ngày sau, các lô vaccine đầu tiên rời Kalamazoo, là một phần trong chuyến hàng 2,9 triệu liều sẽ phân phối khắp cả nước.

Pfizer-BioNTech đang cung cấp lượng vaccine mRNA nhiều hơn bất cứ đối thủ nào trên thị trường, đồng thời đảm bảo lợi thế trong việc sử dụng công nghệ này để điều trị các bệnh khác trong tương lai.

Con đường từ thất bại đến thành công sản xuất vaccine Covid-19 Pfizer - Hình 2

Nhân viên của Pfizer làm việc với một dây chuyền sản xuất vaccine. Ảnh: Washington Post

Song thất bại hồi tháng 9 cho thấy Pfizer không thể đơn thương độc mã. Hãng cuối cùng phải chấp nhận sự hỗ trợ của chính phủ nhằm mua nguồn nguyên liệu thiết yếu. Điều này đi ngược chủ trương “tránh thành lập quan hệ đối tác với cơ quan y tế liên bang” trước đó.

Công ty cũng bị chỉ trích vì bán hầu hết nguồn cung ban đầu cho các nước giàu có nhất, những nơi trả giá cao, tạo nên sự bất bình đẳng nghiêm trọng toàn cầu. Pfizer vừa qua đã cung cấp cho Tổng thống Joe Biden 500 triệu liều vaccine để phân phối đến các nước thu nhập thấp, song nhiều người chỉ ra rằng đây chỉ là phần nhỏ so với nhu cầu thực tế.

“Áp lực của thế giới đổ dồn vào chúng tôi. Chúng tôi có khả năng đưa ra giải pháp cho đại dịch nhưng biết rằng mình không thể đi đủ nhanh”, Calitri cho biết.

Pfizer mở rộng nguồn cung hồi tháng 3 năm nay, giúp giảm số người chết ở Mỹ, cho phép nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Các đột phá thúc đẩy đầu tư vào công nghệ mới.

Công ty dự kiến sẽ cung cấp 3 tỷ liều vaccine vào năm 2021, gấp đôi so với dự kiến ban đầu, đủ chủng ngừa cho 1,5 tỷ người. Vaccine tạo ra doanh thu 26 tỷ USD trong năm nay, trở thành loại dược phẩm bán chạy nhất mọi thời đại.

Pfizer và nhiều công ty đang xây dựng dây chuyền cung cấp vaccine mRNA ngừa bệnh cúm, HIV, lao phổi, bệnh dại, virus rota, sốt rét và Zika, theo phân tích của công ty tư vấn đầu tư Berenberg Capital Markets. Đối tác BioNTech và đối thủ Moderna của hãng cũng nghiên cứu ứng dụng công nghệ mRNA trong chữa trị ung thư.

Nhà Trắng sau đó đã sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để kiểm soát sản lượng công nghiệp trong trường hợp khẩn cấp để giúp Pfizer có quyền ưu tiên tiếp cận nguyên liệu và thiết bị điều chế vaccine.

Sau “phép màu khoa học” trong việc phát triển vaccine mRNA, Tổng thống Biden nhận định thành tựu của Pfizer ở nhà máy Kalamazoo “là phép màu thứ hai, một phép màu về sản xuất, giúp tạo ra hàng trăm triệu liều vaccine”.

Giải 'bài toán' thiếu hụt vaccine cho châu Phi

"Tôi lẽ ra sẽ tiêm vaccine mũi thứ hai vào tháng 6, nhưng hiện đã hết sạch vaccine và tôi lo rằng mình không có đủ sự bảo vệ để chống lại các biến thể mới của virus".

Đây là trăn trở của ông John Omondi, một tài xế taxi 59 tuổi ở thủ đô Nairobi của Kenya đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu vào tháng trước. Ông Omondi là một trong số hàng triệu người đang thấp thỏm chờ vaccine giữa lúc chương trình tiêm chủng ở Kenya bị chậm lại do thiếu nguồn cung. Đây cũng là tình cảnh chung hiện nay của các quốc gia khác ở các nước châu Phi, khiến chiến dịch tiêm chủng ở "lục địa Đen" bị tụt hậu khá xa so với các phần còn lại của thế giới.

Giải bài toán thiếu hụt vaccine cho châu Phi - Hình 1
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Ành: AFP/TTXVN

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), gần 90% các nước châu Phi sẽ bỏ lỡ mục tiêu đến tháng 9 tới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho ít nhất 10% dân số của châu lục trong bối cảnh làn sóng dịch thứ ba có nguy cơ ập đến "lục địa Đen". Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo chỉ 7 trong số 54 nước châu Phi có khả năng đạt được mục tiêu về tiêm vaccine. Đến nay trong tổng số khoảng 2,1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 được tiêm trên thế giới, chỉ khoảng 1% trong số này dành cho người châu Phi. Chỉ có 0,02% trong tổng số gần 1,3 tỷ dân của châu lục này được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine.

Một thực tế rằng phần lớn các nước châu Phi không có đủ nguồn lực tài chính để sở hữu vaccine. WHO ước tính chỉ 25% các nước châu Phi có đủ ngân sách cho các chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19. Xét ở góc độ tài chính, châu Phi đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua đặt hàng trước các loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Hầu hết các nước châu Phi dựa vào nguồn vaccine của COVAX, chương trình do WHO xây dựng để đảm bảo các nước nghèo được tiếp cận công bằng với vaccine phòng COVID-19, với nhà cung cấp chính là Viện huyết thanh của Ấn Độ (SII). Tuy nhiên, Ấn Độ hồi tháng 3 đã quyết định ngừng xuất khẩu vaccine để tập trung cho chương trình tiêm chủng trong nước, sau khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát mạnh tại nước này. Việc Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu vaccine đã dẫn đến nguồn cung cho COVAX cạn kiệt, theo đó các nước châu Phi lâm vào tình trạng thiếu vaccine trầm trọng, buộc phải trì hoãn kế hoạch tiêm chủng. Hiện châu Phi mới nhận được khoảng 25% số vaccine ngừa COVID-19 dự kiến được cấp thông qua COVAX, trong khi đã sử dụng khoảng 80% và đây chỉ là những mũi đầu. Châu Phi đang cần gấp 20 triệu liều vào cuối tháng 6 và cần thêm 200 triệu liều để có thể tiêm chủng cho 10% dân số vào tháng 9 tới. "Nút thắt cổ chai" trong chương trình tiêm chủng ở châu Phi ngày càng hẹp lại khi SII thông báo sẽ chưa thể nối lại việc cung cấp vaccine cho COVAX trước cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, bà Alice Kayongo, thành viên Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS (AHF) của Mỹ phụ trách chính sách đối với châu Phi, cho rằng chủ nghĩa dân tộc vaccine đã làm cạn kiệt nguồn cung vaccine cho các chương trình tiêm chủng ở châu Phi, làm suy yếu nỗ lực chống dịch ở châu lục này giữa lúc các biến thể virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh. Theo ý kiến của một số chuyên gia, châu Phi là "nạn nhân điển hình" của "chủ nghĩa dân tộc vaccine".

Hiện nay, một trong những giải pháp của bài toán vaccine cho châu Phi là kêu gọi sự hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó có việc các nước giàu chia sẻ nguồn vaccine dư thừa hoặc tăng cường cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX. Việc 7 cường quốc thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) tại hội nghị thượng đỉnh bế mạc sáng 14/6, cam kết hỗ trợ 1 tỷ liều vaccine cho hơn 90 nước nghèo, đang mang lại hy vọng cho châu Phi.

Châu Phi cũng đang tìm kiếm các nguồn cung khác ngoài cơ chế COVAX. Một trong những thỏa thuận tiềm năng được kỳ vọng có thể giúp lấp đầy sự thiếu hụt vaccine ở châu lục này là thỏa thuận với hãng Johnson & Johnson (Mỹ) cung cấp 400 triệu liều từ quý III/2021 đến hết năm 2022. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi( và Chính phủ Ấn Độ cũng đang thảo luận để ít nhất vẫn có được một số loại vaccine như cam kết trước đây. Ngoài ra, nhiều nước châu Phi cũng đang trông đợi vào nguồn viện trợ của Trung Quốc, là hai loại vaccine do các hãng dược phẩm Trung Quốc phát triển. Về lâu dài, châu Phi cũng có thể hy vọng vào khả năng tự chủ về vaccine khi Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD để xây các nhà máy sản xuất vaccine ở "lục địa Đen". Hiện năng lực sản xuất vaccine của châu Phi chỉ tương đương 0,17% năng lực sản xuất trên toàn thế giới.

Một ý tưởng cũng được đề cập là "Giải pháp châu Phi cho các vấn đề châu Phi" với mô hình "Nền tảng cung cấp vật tư y tế châu Phi (AMSP) đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong hỗ trợ châu Phi mua sắm vật tư y tế đối phó với đại dịch. AMSP ra đời năm ngoái trong bối cảnh vật tư y tế trở nên khan hiếm và tăng giá trên toàn cầu do sự xuất hiện của COVID-19. Khi đó, ở châu Phi, khẩu trang N95 có giá hơn 20 USD/chiếc.

AMSP được Ngân hàng Xuất nhập khẩu châu Phi (Afreximbank) tài trợ, do CDC châu Phi điều hành thông qua Liên minh châu Phi (AU), với sự hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế châu Phi của LHQ (ECA). AMSP là một nền tảng thương mại điện tử tương đối đơn giản, kết nối các nhà cung cấp vật tư y tế với các nhà cung cấp dịch vụ y tế và loại bỏ những người trung gian. Việc mua hàng thông qua AMSP chỉ được áp dụng đối với các chính phủ, các hệ thống y tế quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài trợ.

Giải bài toán thiếu hụt vaccine cho châu Phi - Hình 2
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan ngày 9/3/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trên trang mạng của AMSP có thể tìm thấy khẩu trang N95, nước sát khuẩn tay, áo choàng phẫu thuật, bộ dụng cụ xét nghiệm, thậm chí cả máy thở. Ngoài ra còn có danh mục "Sản xuất tại châu Phi" để các chính phủ có thể hỗ trợ các nhà sản xuất vật tư y tế của lục địa. Mục tiêu của AMSP là tận dụng sức mua lớn của châu Phi để đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả, thông qua tổng hợp các đơn đặt hàng và đảm bảo tính minh bạch để các quốc gia châu Phi có thể cạnh tranh hàng hóa với các nền kinh tế năng động nhất thế giới. Đến tháng 5/2021, qua AMSP, các quốc gia trên khắp châu Phi đang mua các thiết bị bảo hộ cá nhân chất lượng cao với mức giá của thị trường. Hiện AMSP cũng đang tích cực kết nối mua vaccine để hỗ trợ Nhóm đặc nhiệm mua sắm vaccine châu Phi (AVATT) do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Chủ tịch AU năm 2020 thành lập hồi tháng 1/2021, mà kết quả bước đầu là đã nhận được 270 triệu liều vaccine từ Pfizer, Johnson & Johnson và AstraZeneca, cùng với 300 triệu liều vaccine Sputnik V từ Nga.

Tuy nhiên, việc tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt vaccine ở châu Phi cũng vấp phải khá nhiều rào cản. Một trong những thách thức nổi bật ở châu Phi là các quốc gia thiếu năng lực để triển khai tiêm chủng đại trà, dẫn tới việc hàng loạt nước như Malawi, Nam Sudan, CHDC Congo... liên tục trả lại hoặc tiêu hủy hàng chục nghìn liều vaccine được cấp theo cơ chế COVAX vì sắp hết hạn. Bà Phiona Atuhebwe, đại diện WHO ở châu Phi, cho biết nhiều quốc gia ở châu lục này không chuẩn bị cơ sở hạ tầng cũng như công tác hậu cần phù hợp trước khi tiếp nhận vaccine, không đủ điều kiện để bảo quản đúng cách hay vận chuyển vaccine đúng tới các vùng sâu vùng xa, thậm chí không có đủ nhân viên y tế phục vụ tiêm chủng. Điều này cho thấy bài toán thiếu hụt vaccine ở châu Phi cần những giải pháp bền vững và toàn diện, nếu không "lục địa Đen" sẽ luôn bị bỏ lại phía sau trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu tương tự như đại dịch COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024

Tin đang nóng

Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Khánh Thi khoe giảm 10kg, Phan Hiển đã vội để lại dòng tin nhắn khen vợ mùi mẫn
06:56:40 17/11/2024
Netizen rần rần danh tính sao nữ bị tình cũ vạch trần nói dối và "cắm sừng" bạn trai
07:18:41 17/11/2024
Thông gia tự dưng gọi điện bảo mẹ tôi nấu đồ ăn gửi sang rồi đưa ra đề nghị khiến 2 bên gia đình sứt mẻ
07:49:02 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024
Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ
07:57:40 17/11/2024

Tin mới nhất

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Philippines cảnh báo 'thảm họa' khi siêu bão Man-yi tiếp tục mạnh lên

06:00:13 17/11/2024
Đến thời điểm này, hơn 650.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lở đất, lũ lụt và sóng thần. Thứ trưởng Nội vụ Marlo Iringan cũng yêu cầu người dân nên sớm chủ động triển khai các hoạt động sơ tán trước khi bão...

Có thể bạn quan tâm

Tàu biển Bắc Hải lần đầu đưa hơn 1.100 khách du lịch Trung Quốc đến Hạ Long

Du lịch

08:32:50 17/11/2024
Sáng 16/11, chuyến tàu biển đầu tiên từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và đưa hơn 1.100 khách tới tham quan Quảng Ninh.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

Tin nổi bật

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Quản lý chặt và nghiêm trị hành vi mua bán, sử dụng trái phép xyanua

Pháp luật

08:25:20 17/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân, việc siết chặt quản lý đồng thời xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến xyanua là vô cùng cần thiết.

Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024

Người đẹp

08:19:54 17/11/2024
Người đẹp Tatiana Calmell đến từ Peru, sở hữu nhan sắc nổi bật, phong thái tự tin và kỹ năng trình diễn ấn tượng, được dự đoán sẽ đăng quang Miss Universe 2024.

Bạn gái hớn hở nhận lời cầu hôn với nhẫn kim cương của tôi, nhưng vừa biết mức lương hàng tháng thì quay ngoắt 360 độ

Góc tâm tình

08:06:34 17/11/2024
Bạn gái cứ hỏi về lương. Tôi cố tình nói dối để thử lòng cô ấy và cái kết khó đỡ. Tôi yêu Vi được hơn nửa năm nay. Công việc bận rộn nên chúng tôi nói chuyện qua điện thoại là chủ yếu.

'Nữ hoàng nhạc dance' lấy chồng Tây, U50 đi hát không phải để mưu sinh

Sao việt

08:04:23 17/11/2024
Nữ hoàng nhạc dance Thu Minh hiện chỉ hát để thỏa đam mê, gặp gỡ khán giả và lan tỏa năng lượng tích cực, đồng thời nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn.

MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

Nhạc việt

07:57:12 17/11/2024
Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

Hậu trường phim

07:48:43 17/11/2024
Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.

Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang

Nhạc quốc tế

07:33:07 17/11/2024
Rời RIIZE nhưng Seunghan vẫn là một nghệ sĩ của SM. Đến sáng 15/11, công ty này thông báo sẽ cho Seunghan debut solo.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

Sức khỏe

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.