Con đường trở thành huyền thoại của Nelson Mandela
Nelson Mandela là một trong những người được tôn sùng nhất thế giới, người đã lãnh đạo phong trào đấu tranh phân biệt chủng tộc, đưa đất nước Nam Phi trở thành quốc gia dân chủ đa chủng tộc. Trước sự ra đi của Nelson Mandela, Tổng thống Nam Phi Zacob Zuma xúc động: “Đất nước ta đã mất đi một người con vĩ đại”.
Nelson Mandela tên đầy đủ là Nelson Rolihlahla Mandela, sinh ngày 18-7-1918.
Ảnh chụp Mandela vào khoảng năm 1937 ( Wiki)
Mandela trở thành luật sư và gia nhập cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid của Quốc hội dân tộc Nam Phi (ANC)
Mandela cưới người vợ thứ hai của mình, nhân viên xã hội Winnie Madikizela, vào năm 1958
Năm 1962, ông bị bắt và bị buộc tội chống phá chính trị, lĩnh án tù chung thân. Ông đã trải qua 27 năm trong tù, trong đó 18 năm ở đảo Robben
Trong ảnh là phòng giam của ông trên đảo
Mandela và vợ Winnie tay trong tay, giơ cao nắm đấm chào mọi người khi ông được thả khỏi nhà tù Victor ở Cape Town, Nam Phi năm 1990
Video đang HOT
Sau khi ra tù, ông đã tới thăm nhiều quốc gia, gặp nhiều vị lãnh đạo.
Mandela và Tổng thống Zambia Kenneth Kaunda đến một cuộc biểu tình ANC vào tháng 3-1990. Mandela được bầu làm chủ tịch của ANC năm sau đó.
Nelson Mandela trong ngày sinh nhật của mình năm 1990
Ông Nelson Mandela và vợ trong chuyến thăm Brazil năm 1991
Ông Nelson Mandela nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1993
Ông Nelson trong cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi ngày 27-4-1994 với quyền bỏ phiếu được trao cho tất cả mọi người
Hàng dài người dân xếp hàng để đi bỏ phiếu. ANC chiến thắng áp đảo và Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên
Mandela trong cuộc bầu cử Tổng thống
Nelson Mandela trong lễ nhậm chức tổng thống năm 1994, ở tuổi 75
Sau một nhiệm kỳ làm tổng thống, Mandela bước xuống. Ông Thabo Mbeki Mvuyelwa tuyên thệ nhậm chức thay thế ông Mandela vào tháng 6-1999
Mandela ngồi bên ngoài nhà tù cũ của mình trên đảo Robben vào tháng 11-2003
Cựu tổng thống Nam Phi nắm chặt chiếc cúp vàng World Cup năm 2004 khi nước này được đăng cai World Cup 2010
Ông Mandela trong đám tang con trai mình năm 2005
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cúi xuống thì thầm với cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong một chuyến viếng thăm Quỹ Nelson Mandela năm 2007
Nelson Mandela và người vợ thứ ba của ông, Graca Machel đến World Cup 2010
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm ông Mandela vào tháng 8-2012
Ông Mandela từ trần vào tối qua, 5-12, hưởng thọ 95 tuổi
Ông Mandela qua đời trong sự thương tiếc của đông đảo người dân trên thế giới.
Theo ANTD
Cuộc phỏng vấn đầu tiên của Nelson Mandela
Nelson Mandela đã có cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên trên truyền hình với phóng viên của đài ITN năm 1961 dù đang chạy trốn khỏi cảnh sát. Họ đã gặp nhau bí mật tại nơi ẩn náu của Mandela và thời khắc này đã trở thành biểu tượng.
Nelson Mandela thời trẻ và khi về già.
Vào tháng 1961, phóng viên đài truyền hình tức ITN của Anh Brian Widlake đã có cuộc phỏng vấn với Mandela, khi đó là một nhà hoạt động 42 tuổi trong đảng Đại hội dân tộc châu Phi (ANC), trong khuôn khổ một chương trình lớn hơn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid. Vì Mandela đang chạy trốn khỏi cảnh sát nên hai người đã có cuộc gặp bí mật tại nơi ẩn náu của Mandela.
Khi phóng viên đặt câu hỏi rằng ông Mandela muốn nhìn thấy điều gì xảy ra tại Nam Phi, ông Mandela đã trả lời: "Người châu Phi cần và muốn quyền bầu cử, nền tảng của chính sách mỗi người một lá phiếu. Họ muốn độc lập chính trị".
Một năm sau đó, vào năm 1962, ông Mandela đã bị bắt về các cáo buộc phá hoại và bị kết án tù chung thân. Ông bị giam cầm suốt 27 năm trước khi trở thành tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi trong một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ.
Ông Mandela qua đời tại nhà riêng ở Johannesburg ngày 5/12 ở tuổi 95 sau một thời gian sức khỏe yếu.
Theo Dantri
Thế giới tiếc thương người con ưu tú Nelson Mandela Lãnh đạo nhiều nước và tổ chức trên thế giới đã bày tỏ tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, một trong những nhân vật chính trị xuất chúng trong thế kỷ 20. Biểu tượng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã ra đi. Trong tuyên bố đầu tiên...