Con đường tối từ một kỹ sư trở thành một “tú ông”
Chanh đã từng tốt nghiệp loại khá ở một trường ĐH hàng đầu ở Thủ đô, ra trường có công ăn việc làm đàng hàng nhưng nỗi ám ảnh của đồng tiền đã làm mờ mắt chàng kỹ sư trẻ.
“Dù sao cuộc sống vẫn còn dài và phải biết đứng dậy sau vấp ngã là câu nói mà thầy giáo chủ nhiệm cấp III đã nói với em trước khi về trại. Có được câu nói này, em như cảm thấy vững tin hơn sau suốt quãng thời gian suy sụp tinh thần ở trại tạm giam” – đó là lời kể của phạm nhân Nguyễn Văn Chanh (SN 1985) ở Trại giam Nam Hà.
Rẽ vào con đường khác
Nguyễn Văn Chanh sinh ra trong một gia đình thuần nông nghiệp có tới 5 anh chị em ở thôn Bãi Ổi, xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Là con thứ 4 trong nhà nhưng Chanh lại nổi bật hơn những anh chị em khác trong nhà bởi sức học rất tốt.
Chanh đã đỗ vào trường đại học danh tiếng ở Thủ đô – Đại học Bách Khoa Hà Nội. “Quyết tâm theo nghiệp đã học, em xin vào làm tại một công ty chuyên dự án cung cấp điện cao áp. Nhưng cũng là do mình, tuổi trẻ, lại mới ra trường nên thiếu kinh nghiệm, vốn sống, đâu phải sự thẳng thắn, sáng tạo nào cũng được hưởng ứng, dĩ nhiên kết quả là em xin nghỉ việc và tìm cho mình một môi trường mới thích hợp hơn. Em đã xin vào tổ điện của Nhà máy Xi-măng Bút Sơn ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.
So với nhiều bạn trẻ chân ướt chân ráo mới ra trường còn loay hoay xin việc, Chanh khá may mắn khi được nhận và phân công vào tổ điện. Công việc chính của Chanh là viết giáo trình và biên dịch các bảng điện, thiết kế.
Đây chính là sở trường nên Chanh rất thích thú với công việc được phân công. Vì là thế mạnh nên em có cơ hội được khẳng định mình và được lãnh đạo chú ý, đồng nghiệp tín nhiệm. Chanh tâm sự: “Hài lòng với sự ổn định của công việc cũng chính là lúc em nghĩ tới một mái ấm cho chính mình”…
Dành tình yêu thương suốt 5 năm trời cho một cô gái cùng làng, Chanh tổ chức đám cưới. Sau một thời gian ngắn, cuộc sống hạnh phúc của họ đơm hoa kết trái với một bé gái xinh xắn. Họ hàng hai bên nội ngoại đều rất vui mừng cho đôi vợ chồng trẻ. Thế nhưng, đúng vào lúc cuộc sống của Chanh đang yên bình và hạnh phúc thì Chanh lại rẽ đi vào một con đường khác.
Tai họa từ những cám dỗ
Nguyễn Văn Chanh có một người bạn tên Đào Đình Luận (SN 1984), ở tại Hà Nam. Tuy là bạn bè với nhau nhưng khác với Chanh, Luận sớm nảy sinh ý định kiếm tiền nhiều hơn nữa để thỏa mãn những thú vui xa xỉ của mình, đặc biệt là tiêu hoang.
Luận đã từng mở một quán café tẩm quất tại thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với tên Phong Vân nhưng làm ăn thua lỗ nên phá sản. Cho đến ngày vào làm việc tại Nhà máy Xi-măng Bút Sơn, Luận đã nợ vài chục triệu đồng. Biết bạn túng thiếu lại đang khó khăn nên Chanh sẵn sàng giúp đỡ.
Sau một hồi bàn đi tính lại, Luận rủ Chanh hùn vốn mở một cửa hàng “mát-xa, tẩm quất, giải khát” ngay cạnh nhà Luận. Nghĩ có thể giúp được bạn, lại cũng có máu me làm ăn nên Chanh đã gật đầu.
Chanh nhớ lại: “Khi mở quán, do cả hai không có nhiều thời gian trông coi cửa hàng nên chúng em đã thuê Nguyễn Hữu Trung (SN 1990) làm quản lý. Sau một thời gian mở quán, Luận tiếp tục bàn với em sẽ mở thêm nhiều “dịch vụ” mới để quán có thể nhanh chóng thu hồi vốn và tăng thêm thu nhập: Đấy là nuôi “em út”. Lúc đó em giật mình và sợ hãi, em đã thẳng thắn trao đổi với Luận về sự lo lắng của mình và cho rằng “kế hoạch” này gặp rất nhiều rủi ro. Thế nhưng, không hiểu trời xui đất khiến thế nào em lại gật đầu đồng ý”. Và thế là… các “em út” đã xuất hiện tại quán cùng với một số nhân viên cũ có thể “chiều” khách tới bến.
Việc kinh doanh tiến triển nhiều thuận lợi, ngoài số tiền cưa đôi mỗi khi khách tới mua vui, Chanh và Luận còn thu nhiều mối lợi khác từ việc điều nhân viên tới nhà nghỉ và khách sạn gần đó cho khách. Có tháng làm ăn được, số tiền thu về khiến Chanh tin tưởng hơn về lời Luận nói có thể thu hồi vốn nhanh.
“Tin tưởng vậy thôi nhưng chẳng ngày nào Chanh không lo và luôn tự nhủ với bản thân rằng “làm nốt tháng nữa rồi nghỉ”, Chanh chia sẻ. Nhưng câu chuyện không hề đơn giản. Xa nhà, thiếu thốn tình cảm của vợ khiến Chanh phát sinh tình cảm với một nhân viên trong quán.
Video đang HOT
Bộ mặt thật của “ông bạn vàng”
“H. là một cô gái chân chất ở một vùng quê miền trung nghèo. Qua giới thiệu của một vài người bạn, H. tưởng mình sẽ đổi đời với công việc tốt và thu nhập khá ở Thủ đô. Nào ngờ cô dính phải bẫy của bọn buôn người, suýt bị bán sang Trung Quốc, cuộc đời của H. đã thay đổi hoàn toàn. Cô chấp nhận bán thân và trở thành một gái làng chơi lúc nào không hay”, Chanh kể về hoàn cảnh của cô nhân viên mà mình nảy sinh tình cảm.
Gần gũi với ông chủ, H. thường xuyên nhận thêm được nhiều sự ưu ái. Chanh vẫn tăng thêm tiền thưởng cho H. để cô có thể trang trải chi tiêu và gửi về gia đình. Bù lại, những lúc “cô đơn”, những chuyến đi chơi xa của Chanh thi thoảng H. lại góp mặt và “tâm sự” cùng.
Mối quan hệ ông chủ – nhân viên này chỉ kết thúc cho đến ngày công an ập vào bắt quả tang hai đôi trai gái đang mua bán dâm tại một nhà nghỉ. Không phải ai khác, chính H. là một trong hai cô gái ấy. Trong những dòng nước mắt tường trình, H. khai được môi giới bởi Luận và được Luận chở đến đây tiếp khách. Mỗi lần đi khách, các cô được “bo” 200.000 đồng nhưng chỉ được hưởng 120.000 đồng, còn lại phải nộp cho Luận. Ngay sau đó, quán café giải khát của Luận và Chanh bị xóa sổ.
“Trước lúc bị bắt một ngày, Luận gọi điện cho em với nội dung: “Không nhờ được người nào bảo vệ được vụ này đâu. Mà nếu có bị bắt, tôi nghĩ ông nên nhận cả đi nhé! Một người nhận thôi, tôi ở ngoài sẽ cố gắng làm lụng, kiếm thêm tiền trang trải cho cả vợ con ông nữa. Nhận được cú điện thoại của Luận, tôi như rụng rời. Nghĩ mình khó tránh khỏi hành vi phạm pháp đã gây ra, tôi quyết định ra đầu thú”.
Bị bắt sau đó không lâu, Luận khai với cơ quan điều tra: “Tôi chỉ làm thuê cho Chanh và được chia lợi nhuận 30%, còn lại là 70% thì Chanh được hưởng”. “Tôi thực sự bất ngờ về lời khai này của Luận. Cuộc đời cũng thật lắm bất ngờ, tôi đã từng giúp đỡ và tin tưởng ở người bạn này rất nhiều. Nhưng đúng là chỉ đến khi hoạn nạn mới biết lòng nhau và hiểu rõ nhau như thế nào”…
“… Phải biết đứng dậy”
“Ra tòa, nhiều bạn bè đại học và cả những thầy cô giáo cũ đến dự khiến tôi như được an ủi phần nào. Ai cũng trách tôi không suy nghĩ mà làm liều không tính toán để rồi vướng vào vòng lao lý. Riêng thầy giáo chủ nhiệm cấp III cũ đã động viên tôi cố gắng cải tạo để sớm làm lại.
“Dù sao cuộc sống vẫn còn dài và phải biết đứng dậy sau vấp ngã là câu nói mà thầy tôi đã nói trước khi về trại. Có được câu nói này, tôi như cảm thấy vững tin hơn sau suốt quãng thời gian suy sụp tinh thần ở trại tạm giam”, Chanh tâm sự.
Sau đó, cả Chanh và Luận đều bị kết án về hành vi Chứa mại dâm và lĩnh mức án cho mỗi người 6 năm tù. Cả hai đều được chuyển về Trại giam Nam Hà và cải tạo ở hai phân trại khác nhau.
Trong khi đó, vợ Chanh, chị Đỗ Thị Huyền dù rất giận chồng nhưng vẫn nuốt nước mắt thường xuyên xuống thăm nom. Chanh sụt sùi: “Tội cho cô ấy và bố mẹ hai bên cũng buồn lo nhiều. Cô ấy vẫn bảo con gái là tôi đi công tác xa ngày, lâu lâu nữa mới có dịp về nhà”.
Cải tạo tại trại giam Nam Hà, Chanh được phân công sắp xếp lắp toàn bộ bảng điện và hệ thống điện của phân trại số 2. Công việc này không vất vả, lại phù hợp với chuyên môn của mình nên chàng kỹ sư trẻ này như tìm được cho mình một niềm vui nho nhỏ.
Chanh tâm sự: “Mong con lên thăm mình lắm anh ạ! Nhớ con nên lúc nào em cũng tự dặn mình cố gắng cải tạo. Mức án 6 năm nhưng nếu cải tạo tốt em tin mình có thể trở về sớm bên gia đình và việc đầu tiên có lẽ là bế con cùng vợ đi dạo trên con đường ở quê nhà, một việc làm mà em đã từng nói với vợ mình nhưng chưa có cơ hội thực hiện”.
Câu chuyện buồn của phạm nhân Nguyễn Văn Chanh là bài học cho bất kỳ ai ham làm giàu một cách bất chính vẫn bất chấp tất cả bỏ lại sau lưng công việc, danh vọng và cả mái ấm gia đình để chạy theo ma lực của đồng tiền và những cám dỗ vật chất tầm thường để đến khi bừng tỉnh còn lại chỉ là những giọt nước mắt ân hận sau song sắt để trả giá cho tội lỗi của mình.
Theo Quân.Trần
An ninh thủ đô
Người trực tiếp vào hang bắt tướng cướp Bạch Văn Chanh
Trước uy hiếp của tướng cướp khét tiếng, thượng tá Giao nói: "Mày đừng có đem cái chết ra dọa tao. Giờ mày chỉ có đầu hàng chứ không có đầu thú gì nữa. Thôi, đưa súng đây".
Nhiều cơ quan báo chí đã viết về con đường phạm tội cũng như diễn biến vụ vây bắt tướng cướp này, song chưa một lần độc giả được nghe người trực tiếp vào hang bắt Chanh kể lại. Trong chuyến công tác tại công an tỉnh Nam Định gần đây, người viết đã vô cùng may mắn được nghe lại tình tiết vụ vây bắt tướng cướp Bạch Văn Chanh từ chính người trực tiếp vào hang bắt cướp.
Vậy người trực tiếp vào hang bắt Chanh là ai? Tại sao người đó tay không vào hang mà khiến một tướng cướp nổi tiếng máu lạnh buông súng đầu hàng? Chắc hẳn rất nhiều độc giả có thắc mắc này khi đọc các bài viết về tướng cướp Bạch Văn Chanh.
Tướng cướp Bạch Văn Chanh.
Người vào hang bắt cướp chính là Thượng tá Trần Ngọc Giao, nguyên Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, công an tỉnh Nam Định. Lúc thi hành nhiệm vụ bắt Bạch Văn Chanh, Thượng tá Giao đang giữ cương vị Phó trưởng phòng cảnh sát hình sự công an tỉnh Nam Hà.
Tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập lực lượng cảnh sát bảo vệ và cơ động công an tỉnh Nam Định vừa qua, trước đề nghị tha thiết của những chiến sĩ cảnh sát cơ động, ông Trần Ngọc Giao đã kể lại ngắn gọn tình tiết lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự công an Nam Hà phối hợp vây bắt tướng cướp Bạch Văn Chanh vào ngày 15/10/1992.
Bạch Văn Chanh (51 tuổi), tại làng Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Hà Nam). Gia đình Bạch Văn Chanh ở gần ga xe lửa Đồng Văn. Chanh sớm bỏ học, lang thang kiếm sống tại ga Đồng Văn và chợ Đồng Văn. Đây là một trong những nguyên nhân chính đưa đẩy Chanh sớm đi vào con đường trộm cắp vặt, sau đó là trộm cắp trên tuyến đường bộ, đường sắt.
Năm 12 tuổi, Chanh được đưa đi trường giáo dưỡng song khi ra trường, Chanh không chịu cải tạo lao động mà tiếp tục đi theo con đường trộm cắp. Có thời gian, Chanh được chính quyền địa phương đưa đi cải tạo tập trung tại Trại cải tạo Ninh Khánh, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) với thời hạn 3 năm. Ra trại, Chanh lại tiếp tục hoạt động trộm cắp trên tuyến Phủ Lý - Hà Nội, Hà Nội - Lạng Sơn. Chanh còn thành lập băng cướp dọc tuyến từ Nam Hà lên tới Lạng Sơn, gây ra nhiều vụ cướp tài sản, thậm chí là giết người để cướp của. Trong đó, có cả nạn nhân là đồng bọn của Chanh.
Nghi ngờ tên đàn em có dấu hiệu bất minh, Chanh rút súng xả cả băng đạn vào người tên đó. Bạch Văn Chanh nổi tiếng là một tên cướp máu lạnh với đôi mắt sắc, cặp lông mày rậm và chiếc cằm nhọn. Chanh có mẹ già, có vợ và hai con nhỏ. Tuy nhiên trên Lạng Sơn, Chanh còn một người vợ bé.
Nói về thủ đoạn hoạt động của Chanh, trước là trộm cắp sau là cướp, kể cả giết người để cướp tài sản. Về độ liều lĩnh của tướng cướp này, có lần, do định kiến với cán bộ ở Trại cải tạo Ninh Khánh, Chanh cùng một tên đàn em thân tín là tên Quang, trú ở thị trấn Đồng Văn, đi xe Minsk mang theo súng ngắn, súng AK vào Trại cải tạo Ninh Khánh tấn công cán bộ quản lý. Song, do công tác bảo vệ tại trại quá nghiêm ngặt, không phát hiện được sơ hở nên Chanh cùng tên đàn em đã từ bỏ ý định tấn công ngày hôm đó. Ra về tới thị xã Phủ Lý, Chanh và tên đàn em bị chốt kiểm tra giao thông kiểm tra hành chính. Lợi dụng đêm khuya, Chanh đã trốn thoát mang theo một súng ngắn, một súng AK, còn tên Quang bị bắt với một xe máy, một quả lựu đạn mỏ vịt.
Tại sao Bạch Văn Chanh có biệt danh tướng cướp? Có 2 lý do, thứ nhất, bản chất Chanh là một tên cướp lì lợm, máu lạnh, rất ngông cuồng. Chanh "cai" cả một tuyến đường dài từ Nam Hà lên Lạng Sơn mà không một băng cướp nào cạnh tranh được, các băng cướp khác đều dạt hết đi địa bàn khác.
Thứ hai, Đồng Văn là một vùng quê nghèo, người dân cần cù làm ăn, song có một số tên không chịu làm ăn, đi vào con đường trộm cắp. Không hiểu sao mà ở Đồng Văn trước đây, thế hệ nào cũng có một người là tướng cướp. Người dân cho rằng Đồng Văn là đất nghịch. Bạch Văn Chanh cũng nổi lên là một tướng cướp máu lạnh. Chanh hoạt động đơn tuyến và thành lập băng cướp lớn nhưng thành lập ở Nam Hà một băng cướp, trên Lạng Sơn một băng cướp khác và giữ cho hai băng cướp này không biết đến sự tồn tại của nhau.
Bản tính đa nghi, rất cảnh giác, Chanh lúc nào cũng mang theo người một khẩu súng AK báng gấp, một khẩu súng ngắn và một quả lựu đạn. Chanh cũng thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động trộm cướp và rất giỏi ngụy trang. Mỗi lần về Đồng Văn, Chanh đều ngụy trang, lúc là anh bắt cua, lúc là anh đi buôn để tránh sự truy đuổi của công an.
Điều đáng chú ý là, trước đây, các tướng cướp ở đất Lạng Sơn trấn để cướp. Sau này các băng cướp thường hoạt động tấn công rất nhanh gọn, xóa dấu vết cướp, dấu vết ẩn náu. Nhưng Chanh chỉ xóa dấu vết gây án, còn về nơi ẩn náu, tại quê nhà Đồng Văn, hắn lại đào một công sự để tử thủ với chính quyền, với công an khi bị phát hiện .
Thượng tá Trần Ngọc Giao.
Trước sự hung tàn của tướng cướp Bạch Văn Chanh, Bộ công an đã xác lập chuyên án và chỉ đạo công an các địa phương quyết liệt truy bắt. Công an tỉnh Nam Hà được Bộ chỉ đạo lập Ban chuyên án do Phạm Toàn Thịnh, Phó Giám đốc làm Trưởng ban; Trần Ngọc Giao, Phó phòng cảnh sát hình sự làm Phó ban.
Các lực lượng tham gia truy bắt có Đội cảnh sát đặc nhiệm Bộ công an, Đội đặc nhiệm hình sự, Đội cảnh sát cơ động công an tỉnh Nam Hà và công an huyện Duy Tiên. Nhiều tỉnh, thành đã phục kích quyết bắt Chanh nhưng chưa thành.
Có lần công an tỉnh Lạng Sơn phục kích bắt Chanh. Trong lúc vừa lăn xuống đồi để tẩu thoát, Chanh vừa rút súng ngắm tổ phục kích bóp cò làm hai cán bộ quân đội, một công an bị thương gãy chân. Lần phục kích ấy, Chanh đã lợi dụng địa hình đồi núi tẩu thoát được. Có lần công an huyện Duy Tiên phối hợp với các lực lượng khác vây bắt nhưng Chanh đã trắng trợn nổ súng bắn lại, gây nguy hại cho lực lượng và nhân dân.
Bạch Văn Chanh không chỉ là một tướng cướp lì lợm mà còn là một tay súng thiện xạ. Sau này, khi đã bị bắt, Chanh khai: "Các chú (lực lượng công an) cũng thường xuyên luyện tập bắn súng nhưng mỗi năm các chú chỉ bắn khoảng 10 viên đạn thật. Còn cháu bắn cả nghìn viên một năm nên cháu điểm xạ rất chuẩn". Ngày 15/10/1992, nhận tin Bạch Văn Chanh đang có mặt tại Đồng Văn, công an Nam Hà nhanh chóng triển khai phương án vây bắt tên tướng cướp có tài thiện xạ này. Khoảng 5h ngày 15/10/1992, lực lượng cảnh sát hình sự của Bộ, của tỉnh và huyện Duy Tiên cùng các chiến sĩ cảnh sát cơ động bao vây khu nhà ở của Chanh tại Đồng Văn. Lực lượng tấn công chia làm 5 mũi. Phó phòng Giao được phân công phụ trách mũi một - tức là mũi nguy hiểm nhất, có nhiệm vụ tiếp cận và áp sát nhà Chanh.
Trong ngôi nhà ở Đồng Văn, Chanh có đào một công sự ngay dưới gầm giường để trốn và tấn công lại khi bị bắt. Hắn cắt chiếc giường ra làm hai, chỉ giữ lại một nửa để nằm, nửa còn lại hắn đào công sự, có chiếu đậy bên trên ngụy trang như một cái giường hoàn chỉnh. Trên miệng công sự có để các bao cát, bao thóc. Khi có biến, hắn lăn ngay xuống hầm ẩn nấp và chống trả.
Biết bị bao vây, tên tướng cướp ranh mãnh chui xuống công sự tự thủ với tuyên bố "sinh ra ở Đồng Văn, chết cũng ở Đồng Văn". Phát lệnh kêu gọi Chanh không trả lời. Thấy vậy, Phó phòng Giao sang nhà bên, gọi Bạch Văn Nghĩa - anh trai Bạch Văn Chanh vào nhà kêu gọi Chanh đầu hàng. Vị cán bộ này còn dẫn anh trai Chanh đi vòng quanh ngôi nhà và chỉ cho biết lực lượng công an đã bao vây mọi ngõ ngách. Bạch Văn Chanh chỉ còn đường sống duy nhất là buông súng đầu hàng.
Lần thương thuyết thứ hai, Chanh chuyển lời qua anh trai đề nghị được gặp người chỉ huy cao nhất để đàm phán với điều kiện người đó phải cởi trần, mặc quần cộc, không mang vũ khí khi vào gặp hắn.
Mọi giả thuyết được đặt lên bàn cân. Xét địa hình địa vật, nếu chiến đấu lực lượng công an gặp rất nhiều khó khăn. Tướng cướp ở trong công sự, nếu lực lượng công an áp sát nhà thì phải băng qua khoảng trống sân, trong khi Bạch Văn Chanh lại có súng và hàng trăm viên đạn, hắn sẽ quan sát được và sẵn sàng nã đạn vào lực lượng công an. Mà nổ súng tiêu diệt thì còn những người vô tội trong nhà như mẹ, vợ con của Chanh.
Cân nhắc thiệt hơn, công an Nam Hà quyết định lựa chọn phương án thương thuyết. Ông Trần Ngọc Giao đã vào gặp Chanh. Trước những lời uy hiếp của tên tướng cướp, vị cán bộ cất giọng dõng dạc: "Tao nói cho mày biết, tao đã vào đây là chấp nhận cái chết, không sợ cái chết. Mày đừng có đem cái chết ra dọa tao. Giờ mày chỉ có đầu hàng chứ không có đầu thú gì nữa. Thôi, đưa súng đây".
Đồng thời, thượng tá giằng lấy khẩu súng trên tay Chanh và nắn người Chanh tìm khẩu súng ngắn. Không thấy súng, cán bộ Giao liền hỏi: "Khẩu súng ngắn đâu?". Sau đó thu luôn khẩu súng ngắn và thu hàng trăm viên đạn ở 2 túi quần, túi áo tên tướng cướp. Đồng thời lệnh cho các cảnh sát cơ động và trinh sát đặc biệt của công an Nam Hà vào bắt giữ Chanh và khám xét nhà. Tổng số vũ khí thu của Chanh gồm súng ngắn K54, AK báng gấp, lựu đạn và trên 700 viên đạn. Bạch Văn Chanh rất cảnh giác, súng lúc nào cũng được lên đạn.
Khi phóng viên có dịp gặp Trung tá Lê Hồng Thái, Phó trưởng công an phường Trần Hưng Đạo, một trong năm chiến sĩ cảnh sát cơ động năm xưa tham gia vây bắt tướng cướp Bạch Văn Chanh, được anh cho biết: Khoảng thời gian Trần Ngọc Giao vào hầm thương thuyết với tên tướng cướp, anh em ở ngoài nín thở chờ đợi, tâm trạng như ngồi trên đống lửa.Vừa thán phục hành động dũng cảm của người chỉ huy, vừa thấp thỏm lo cho sự an toàn.
Khi ấy, chỉ cần tên tướng cướp liều chết chống trả sẽ để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình vị chỉ huy dũng cảm ấy, nhất là 2 bậc sinh thành tóc bạc, người vợ trẻ và các con nhỏ.
Đại Cathay, Điền Khắc Kim... là những cái tên lừng danh trong giới giang hồ Sài Gòn. Nhưng nếu ai nổi danh nhất miền Nam trước năm 1975, nhiều người sẽ nói đó là Bạch Hải Đường.
Theo_Zing News
Lừa gần 1 tỷ đồng, trốn lệnh truy nã gần 8 năm mới ra đầu thú Sau khi lừa đảo, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của bạn bè, hàng xóm và họ hàng, Lê Thị Khôi đã bỏ trốn khỏi địa phương. Sau 8 năm trốn lệnh truy nã, mới đây Khôi đã ra đầu thú trước pháp luật. Công an huyện Hoằng Hoá cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận đối tượng Lê Thị Khôi (SN...