“Con đường tơ lụa” xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay (Tiếp theo và hết)

Theo dõi VGT trên

Vừa qua, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại được sự ủy quyền của Quốc Vụ Viên (CP) Trung Quốc đã phối hợp phát hành văn bản “Tầm nhìn và hành động chung sức xây dựng vành đai kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”…

… Gọi tắt là “Một vành đai, một con đường” nêu rõ: “Một vành đai, một con đường” nối liền các đại lục Á, Âu, Phi, một đầu là vành đai kinh tế Đông Á năng động, một đầu là vành đai kinh tế châu Âu phát triển, vùng trung tâm rộng lớn là các quốc gia nằm sâu trong lục địa với tiềm năng phát triển kinh tế cực lớn.

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay (Tiếp theo và hết) - Hình 1

Bản đồ “Con đường tơ lụa” và các tuyến đường biển của Trung Quốc.

Trọng điểm của “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” trải dài từ Trung Quốc sang Trung Á, Nga cho tới Châu Âu (biển Baltic); từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á đến Vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải; từ Trung Quốc đến Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. Trọng điểm của “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” xuất phát từ các cảng biển thuộc khu vực Duyên hải Trung Quốc qua Biển Đông tới Ấn Độ Dương và kéo dài đến châu Âu, từ các cảng biển thuộc khu vực duyên hải Trung Quốc qua Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương.

Theo hướng đi của “Một vành đai, một con đường”, vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên bộ sẽ dựa vào con đường quốc tế lớn, lấy các thành phố trung tâm trên tuyến đường làm trụ cột, lấy các khu kinh tế, thương mại và công nghiệp làm nền tảng, cùng tạo ra các hành lang, hợp tác kinh tế quốc tế mới giữa hai đầu của lục địa Á – Âu, Trung Quốc – Mông Cổ – Nga, Trung Quốc – Trung Á – Tây Á, Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương;

Con đường tơ lụa trên biển sẽ lấy cảng biển quan trọng làm đầu mối, cùng tạo lập nên những tuyến đường vận tải lớn thông suốt, an toàn và có hiệu quả cao. Hai hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar có quan hệ chặt chẽ với việc đẩy mạnh xây dựng “Một vành đai, một con đường”, nên cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đạt được những tiến bộ lớn hơn…”

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay (Tiếp theo và hết) - Hình 2

Kinh tế không phải là động lực duy nhất của dự án “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21″ của Trung Quốc?

Sau khi nêu rõ việc thúc đẩy “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc sẽ phát huy ưu thế của các vùng trong nước, thực hiện chiến lược mở cửa tích cực và chủ động hơn, tăng cường hợp tác qua lại giữa Đông – Trung – Tây, văn bản này đi sâu vào việc phát triển các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Tây Nam, vùng Duyên hải và Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan, vùng Nội địa Trung Quốc và khẳng định: Hơn một năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy xây dựng “Một vành đai, một con đường”, tăng cường trao đổi, bàn thảo với các quốc gia trên tuyến đường, thúc đẩy hợp tác thực chất với các quốc gia, thực thi một loạt biện pháp chính sách, nỗ lực có được thành quả bước đầu.

Về cái gọi là “Một vành đai, một con đường” nói trên của Trung Quốc, Đài RFI ngày 20/5/2015 bình luận: “Kinh tế không phải là động lực duy nhất của dự án “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21″ của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á để trở thành trung tâm của thị trường với khoảng 3 tỷ dân bao phủ lên các vùng từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, sang cả Trung Á và châu Phi…”

Sau khi nêu ra những hoài nghi về các lá bài mà Trung Quốc đang sử dụng để chiêu dụ các quốc gia từ châu Á sang châu Âu tham gia vào kế hoạch này của Bắc Kinh, Đài RFI nói tiếp:

Video đang HOT

“… Bắc Kinh không chỉ bỏ ra 40 tỷ USD để làm sống lại con đường giao thương huyền thoại xưa mà Trung Quốc còn có sáng kiến cùng với 4 nền kinh tế đang trỗi dậy khác là Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi thành lập Ngân hàng phát triển BRICS với số vốn ban đầu là 100 tỷ USD, trong đó Bắc Kinh bỏ ra 41 tỷ USD. Gần đây hơn là dự án thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) cũng với nguồn vốn là 100 tỷ USD.

Từ năm 2013, dự án “con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc từng bước được hình thành với mục tiêu không hề che giấu của Bắc Kinh là nâng tổng trao đổi thương mại của các bên liên quan đang từ 400 tỷ USD năm 2012 lên 1.000 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó, Bắc Kinh đã không để lãng phí thời gian mà đã bắt tay ngay vào việc xây dựng đường cao tốc 213 km, nối liền thành phố Kashgar ở Tân Cương với Erkeshtan của Kyrgyzstan với tổng chi phí lên tới 630 triệu USD.

Con đường cao tốc này sẽ còn kéo dài tiếp sang Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Song song với dự án đường cao tốc đó, Trung Quốc còn phát triển hai đề án khác cũng nhằm để mở cửa cho Trung Quốc đến gần với châu Âu. Dự án thứ nhất xuyên ngang Kazakhstan và Nga, dự án thứ hai cũng hướng tới Kazakhstan nhưng xuyên qua lòng biển Caspi.

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay (Tiếp theo và hết) - Hình 3

Bản đồ cụ thể hơn về con đường tơ lụa. (Ảnh: silkroadcn.com)

Còn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Mỹ thì lưu ý: “Chúng ta nên cần nhận rõ 3 vấn đề mà Trung Quốc tính toán: Một là khai thông khu vực lạc hậu bên trong. Hai là mở đường qua Tây Vực và Trung Á để tiến tới Trung Đông và châu Âu. Ba là phát triển mạng lưới hàng hải từ quần đảo Indonesia qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương xuống tới châu Phi”.

Ông chỉ rõ các mục tiêu chính thức và mục tiêu ngầm của Trung Quốc trong kế hoạch này.

Ông viết: “Có 4 mục tiêu chính thức được ông Tập Cận Bình nói ra, rồi khóa họp mới đây của Quốc hội Trung Quốc xác nhận. Đó là: tự do chuyển dịch hàng hóa và cải thiện việc sử dụng tài nguyên; phối hợp và hội nhập chính sách kinh tế với các nước; tăng cường mạng lưới kết nối châu Âu – châu Á – châu Phi và các biển phụ cận; khai thác tiềm năng của thị trường, khuyến khích đầu tư và tạo việc làm.

Còn mục tiêu thật (ngấm ngầm) của họ là mở rộng ảnh hưởng của đồng tiền Trung Quốc trong luồng giao dịch và đầu tư với các nước châu Á. Sâu xa hơn là mục tiêu tăng cường sức mạnh kinh tế với các nước đối tác. Ba là dùng quyền lợi kinh tế mua chuộc các nước để hợp thức hóa sự xuất hiện của Trung Quốc như là một cường quốc biển, trong đó có cả việc hợp thức hóa hành vi chiếm đóng của Trung Quốc ngoài Biển Đông. Và cuối cùng là mục tiêu đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ”.

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay (Tiếp theo và hết) - Hình 4

Tour du lịch Con đường tơ lụa. (Ảnh: ecfr.edu)

Về tính khả thi của ý đồ Trung Quốc, các nhà bình luận nhận xét: “Xưa nay Bắc Kinh làm các dự án hạ tầng đều lỗ nặng. Lý do bên trong là do các chính quyền địa phương vay tiền làm ẩu. Với bên ngoài là do các doanh nghiệp Trung Quốc thường làm bậy, các tiêu chuẩn an toàn thấp và rủi ro tín dụng cao nên 90% là mất tiền.

Người ta tính ra là từ 2005 đến 2014 có ít nhất 130 dự án thất bại, mất khoảng 200 tỷ USD, bằng 1/3 tổng số đầu tư ra bên ngoài. Chính vì thế, nhiều quốc gia khác cũng e ngại âm mưu bành trướng của Bắc Kinh nên chắc gì họ đã mua dải lụa của Trung Quốc để tự thắt cổ mình sau này”.

Theo Hồ Đức Minh

baotintuc.vn

"Con đường tơ lụa" xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay

Theo cuốn "Almanach những nền văn minh thế giới", Trung Quốc là một nước nuôi tằm và dệt lụa sớm nhất trên thế giới.

Hơn 3.000 năm về trước, người Ân - Chu đã biết nuôi tằm và đã có những sản phẩm lụa hoa vân rất đẹp và đồ thêu vóc nhiễu màu sắc. Sau đó lại có những phát minh về dệt the gấm. Đến thời Hán (thế kỷ thứ III trước Công nguyên), kỹ thuật dệt tơ lụa Trung Quốc lại được phát triển và nâng cao hơn. Người đời Hán thường gọi dệt gấm và thêu vóc làm một, vì vậy hai chữ "gấm vóc" về sau đã tượng trưng cho sự tươi đẹp.

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay - Hình 1

Bản đồ "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc.

Tơ lụa Trung Quốc đã làm cho người Trung Á, người Arập và châu Âu kinh ngạc. Từ những thế kỷtrước và đầu Công nguyên, người châu Âu đã đồn đại về một "xứ sở tơ lụa". Một nhà văn La Mã ở thế kỷ thứ III đã nói: "Lụa hoa của xứ sở tơ lụa đẹp như hoa rừng, sợi tơ nhỏ như tơ nhện". Người La Mã gọi Trung Quốc là xứ sở tơ lụa và con đường thông thương mà những nhà buôn đi lại buôn bán tơ lụa chạy dài trên đất liền châu Á gọi là "đường tơ lụa" hay "con đường tơ lụa".

"Con đường tơ lụa" bắt đầu từ Trường An - thủ đô từ thời Tây Chu đến thời Đường - chạy qua hành lang Hà Tây và lòng chảo Tarim của Tân Cương, Trung Quốc qua ba nước Cộng hòa Liên Xô cũ Tajikistan, Uzebekistan, Turkmenistan, đến Afghanistan, Iran, Iraq rồi chạy đến cửa biển Địa Trung Hải của Syria và Libăng dài hơn 7.000 km.

Đây là con đường thông thương dài nhất và quan trọng nhất thời cổ. Từ bờ biển Đông Địa Trung Hải có thể qua đường biển về phía Tây tới Ai Cập và bán đảo Italy. Con đường này còn lưu thông cả những hàng hóa khác như pha lê của La Mã và Syria, len dạ của Tây Á, những chủ yếu vẫn là hàng tơ lụa Trung Quốc.

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay - Hình 2

Con đường thông thương mà những nhà buôn đi lại buôn bán tơ lụa chạy dài trên đất liền châu Á gọi là "con đường tơ lụa".

"Con đường tơ lụa" có từ bao giờ? Nhà sử học cổ đại Hy Lạp Apôrốt đã ghi chép về một "nước tơ lụa" từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên nên người ta phỏng đoán rằng có thể từ lúc ấy đã có người buôn tơ lụa của Trung Quốc sang miền Arập, rồi từ Arập buôn bán sang châu Âu, nhưng không ghi rõ đi bằng con đường nào. Sử sách Trung Quốc lúc bấy giờ cũng không ghi chép lại.

Đến năm 138 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế thời Đông Hán đã cử Trương Khiên sang các nước Tây Vực (thuộc khu vực Tân Cương, Trung Quốc và miền Trung Á hiện nay). Trương Khiên ở lại Tây Vực 12 năm và phát hiện ra con đường buôn bán giữa Tân Cương và các nước Trung Á qua Thông Lĩnh của Cao nguyên Pamia.

Khi trở về, ông trình báo tình hình và mong muốn nhà Đông Hán có chính sách tích cực hơn thu phục các nước Tây Vực. Năm 115 trước Công nguyên, Trương Khiên lại được cử sang các nước Tây Vực lần thứ hai, lần này ông mang theo khá nhiều lễ vật và hơn 300 phó sứ và tướng sĩ.

Con đường tơ lụa xưa và tham vọng Trung Quốc ngày nay - Hình 3

"Con đường tơ lụa" được duy trì trong khoảng chục thế kỷ.

Ông thuyết phục các dân tộc thuộc vùng Tân Cương ngày nay xây dựng mối quan hệ với nhà Đông Hán. Do đó, con đường giao lưu Trường An qua Cam Túc đến vùng Tân Cương được đảm bảo. Tuy vậy, các nước ở Trung Á vẫn chưa có quan hệ thân thiết với Trung Quốc và lại đang bị rợ Hung Nô khống chế.

Do đó, năm 102 trước Công nguyên, Hán Vũ Đế đã cử đại quân viễn chinh sang vùng Trung Á. Sau lần này, các nước Tây Vực đều quy phục triều Hán. Từ đó, con đường thông thương từ nội địa Trung Quốc sang Tân Cương, Trung Á được khai thông thường xuyên.

Con đường này ngoài sự đi lại của các sứ thần các nước còn có thương nhân qua lại buôn bán liên tục. Lúc bấy giờ, tơ lụa là loại hàng nổi tiếng của Trung Quốc được nhiều người ưa chuộng đã được vận chuyển từ Tây An lên Tân Cương, vượt qua Thông Lĩnh để bán sang các nước Trung Á và Arập. Từ đó, "con đường tơ lụa" được hình thành...

"Con đường tơ lụa" được duy trì trong khoảng chục thế kỷ, từ khi Trương Khiên thời Đông Hán đi sứ sang các nước Tây Vực lần thứ hai (năm 115 trước Công nguyên). Con đường này được chính thức khai thông cho đến thế kỷ thứ VII, VIII thời Đường.

Sau đó, "con đường tơ lụa" xuyên lục địa bắt đầu suy thoái. Song "con đường tơ lụa" vẫn còn tồn tại, nó trở thành đường giao lưu văn hóa giữa các dân tộc châu Á, châu Âu.

Theo Hồ Đức Minh

baotintuc.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m
20:13:01 31/10/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
Vụ 2 du khách Việt bị sát hại tại Mỹ: hung thủ bị kết tội giết người
11:24:53 01/11/2024
Tương phản Trump - Harris cuối chặng đua vào Nhà Trắng
11:43:57 01/11/2024

Tin đang nóng

Lan truyền hình ảnh Hoài Lâm lang thang trên đường, có biểu hiện lạ
13:03:55 02/11/2024
Nữ giáo viên bị tố vào phòng khách sạn với học sinh cấp 3: Camera ghi lại chi tiết đáng ngờ
14:19:27 02/11/2024
Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn
10:35:43 02/11/2024
Lấy chồng bại liệt, đêm tân hôn cô dâu sốc với hành động kì lạ của chú rể
11:33:44 02/11/2024
Tình trạng hiện tại của Quyên Qui và Wukong: Bùng nổ ý kiến về bàn tay của nam DJ khi ôm mỹ nhân
14:23:25 02/11/2024
Nam nghệ sĩ là đại gia trăm tỷ: "Đi đường tôi không nhìn phụ nữ nhưng thấy xe là nhìn"
12:56:48 02/11/2024
Về quê thăm bố chồng thì có mùi hôi xộc vào mũi, tôi đẩy cửa vào phòng thì phát hiện bí mật động trời
11:29:51 02/11/2024
Nửa đêm vô tình thấy giúp việc trẻ ôm lấy chân bố chồng, tôi choáng váng nghe được bí mật bị che giấu
11:22:40 02/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ cử tri Mỹ đi bỏ phiếu sớm đạt mức cao kỷ lục

16:23:38 02/11/2024
Quan chức phụ trách bầu cử tại Georgia, Brad Raffensperger, cho biết, hơn 3,5 triệu người ở bang này đã bỏ phiếu, chiếm 45% số cử tri đã đăng ký - con số cao kỷ lục.

Chiến sự Ukraine 2/11: Nga đánh sập phòng tuyến kiên cố, bao vây Kurakhove

16:11:53 02/11/2024
Trước khi mùa mưa bùn ập đến, Nga tăng tốc và đã đạt được kết quả đáng kể ở khu vực trung tâm của mặt trận. Toàn bộ cụm quân Ukraine trên hướng Kurakhove đang đứng trước thử thách khó khăn.

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ

16:08:57 02/11/2024
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, ông Donald Trump có thể là tổng thống đầu tiên của Mỹ trong vòng 132 năm qua phục vụ 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.

Israel tập kích vào Iran: Nhiều bí ẩn chưa có lời giải

16:07:03 02/11/2024
Hàng trăm radar ở Trung Đông và Iran liệu có thực sự bị mù trước máy bay chiến đấu Israel? Sự thật có thể không đơn giản như vậy.

Hàn Quốc mua tên lửa Meteor trang bị cho chiến đấu cơ KF-21

16:03:04 02/11/2024
Cơ quan mua sắm vũ khí nhà nước Hàn Quốc ngày 1/11 cho biết đã ký hợp đồng mua tên lửa không đối không Meteor cho máy bay chiến đấu KF-21 mới do nước này sản xuất.

Nga sẵn sàng làm trung gian hoà giải giữa Israel và Hezbollah

16:00:31 02/11/2024
Trước đó, Newsweek dẫn nguồn các phương tiện truyền thông Trung Đông đưa tin, Israel nhờ Nga làm trung gian đàm phán hòa bình với Hezbollah.

Huấn luyện chuột đánh hơi sừng tê giác và vảy tê tê buôn lậu

15:40:11 02/11/2024
Các nhà khoa học tại Apopo, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tanzania do Bỉ thành lập, đã nghiên cứu những con chuột này. Họ cho biết loài gặm nhấm này cũng đánh hơi được cả mìn và bệnh lao.

Chuyên gia chỉ ra ưu thế của quân đội Ukraine khi chiến đấu tại Nga so với 'sân nhà'

15:31:06 02/11/2024
Theo các chuyên gia về xung đột, mặc dù có một số lợi thế nhất định khi chiến đấu ở quê nhà, nhưng mong muốn phòng thủ càng nhiều càng tốt cản trở khả năng chiến lược trong chiến đấu của quân đội Ukraine.

Nga bác bỏ chương trình làm việc của Anh tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

15:26:49 02/11/2024
Ông Polyansky viết trên Telegram: "Có những câu hỏi từ giới truyền thông về lý do tại sao chúng tôi không cho phép thông qua chương trình làm việc của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh) vào tháng 11.

Một quan chức phong trào Hồi giáo Hamas thiệt mạng

15:24:17 02/11/2024
Phía Israel mô tả nhân vật này là một trong những thành viên cấp cao cuối cùng của Hamas chịu trách nhiệm phối hợp với các nhóm khác ở Dải Gaza.

Nhóm vũ trang ở Bolivia chiếm cơ sở quân sự và bắt giữ một số binh sĩ

15:21:48 02/11/2024
Quân đội Bolivia mô tả hoạt động của nhóm vũ trang này là bất thường , lưu ý nhóm này cũng đã chiếm quyền kiểm soát vũ khí và đạn dược, đồng thời nhấn mạnh rằng những hành động như vậy đồng nghĩa với tội phản quốc.

Mỹ sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 425 triệu USD cho Ukraine

15:10:13 02/11/2024
Trước việc Mỹ và các nước phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine, phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng những động thái này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường và sẽ chỉ làm kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Mỹ Huyền: Sự nghiệp thành công, tình duyên lận đận, hôn nhân không con cái

Sao việt

16:31:02 02/11/2024
Sau 11 năm xây dựng tên tuổi trong nước, Mỹ Huyền sang Mỹ định cư và phát triển sự nghiệp tại xứ sở cờ hoa. Ở tuổi U60, nữ ca sĩ vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung, vóc dáng gọn gàng, quyến rũ.

Bé 2 tuổi sốc nặng, bác sĩ gắp ra hơn 100 con giun đũa đóng búi trong ruột

Sức khỏe

16:16:32 02/11/2024
Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ ở TPHCM đã lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột bé trai hơn 2 tuổi.

Brazil loại thần đồng Endrick, Neymar vắng mặt

Sao thể thao

15:22:14 02/11/2024
Đội tuyển Brazil loại thần đồng Enrick, trong khi Neymar chưa thể trở lại khi chuẩn bị cho Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ.

8 sao Hàn bê bối nhất lịch sử làng giải trí: Toàn những 'quả phốt' chấn động

Sao châu á

15:18:57 02/11/2024
Từ say rượu lái xe đến tội phạm tình dục, những sao Hàn dưới đây đã đánh mất sự nghiệp và tình yêu mến của khán giả sau nhiều vụ bê bối.

Tạo hình đẹp nhất sự nghiệp của Triệu Lộ Tư khiến 20 triệu người phát cuồng

Phim châu á

15:11:35 02/11/2024
Triệu Lộ Tư nổi bật trong trang phục của mang phong cách Đôn Hoàng với trang sức vàng treo đầy người vừa lộng lẫy lại bắt mắt.

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

15:07:01 02/11/2024
Đảo Mesyatsev hình thành từ một bán đảo cùng tên do băng tan trên đảo Eva-Liv từ trước năm 1995. Đoàn thám hiểm quần đảo Bắc Cực năm 2018 và các nhân viên Công viên quốc gia "Bắc Cực Nga" năm 2021 đã xác nhận việc này.

Siêu phẩm 18+ tạo nên cơn sốt toàn cầu bị khán giả Việt ngó lơ

Phim âu mỹ

15:01:52 02/11/2024
Hôm nay ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức ra rạp, chiêu đãi bữa tiệc đầy mãn nhãn nhưng không kém phần rùng mình tới khán giả.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

Tin nổi bật

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí

Pháp luật

14:50:29 02/11/2024
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.

Búp bê màn ảnh 5 năm không ai mời đóng phim, nhan sắc biến dạng bị cả showbiz quay lưng

Hậu trường phim

14:48:40 02/11/2024
Khán giả quay lưng, showbiz từ mặt, Seo Woo đã dần dần bị đào thải khỏi ngành công nghiệp giải trí. Ở thời điểm hiện tại, danh tiếng và vị thế của cô gần như bằng 0, búp bê xứ Hàn đã bị quên lãng.

Cô gái ăn mặc sang chảnh, "ăn chùa" đám cưới người lạ và không để tiền mừng

Netizen

14:44:22 02/11/2024
Trang điểm và ăn mặc sang chảnh, cô gái người Hà Nam (Trung Quốc) vô tư vào tiệc cưới của người lạ tổ chức tại một khách sạn sang trọng ở Hong Kong để ăn uống mà không để lại tiền mừng.