Con đường tơ lụa mới: Những ý đồ riêng ở một khu vực chung

Theo dõi VGT trên

Chiến lược đối với vùng Trung Á, thông qua việc xây dựng hệ thống thương mại Con đường tơ lụa mới, đang được Mỹ – Trung Quốc – Ấn Độ thực hiện với những ý đồ khác nhau. Tác giả James McBride, biên tập viên kinh tế của CFR có những phát hiện xung quanh vấn đề này. TG&VN trân trọng giới thiệu.

Con đường tơ lụa mới: Những ý đồ riêng ở một khu vực chung - Hình 1

Hơn 2.000 năm trước, chính quyền nhà Hán, Trung Quốc đưa ra khái niệm Con đường tơ lụa, một mạng lưới thương mại phát triển rực rỡ, nối liền Nam – Trung Á với Trung Đông và châu Âu. Ngày nay, ý tưởng về Con đường tơ lụa mới đang được Mỹ, Ấn Độ và một số nước liên quan khác tận dụng để phác thảo những kế hoạch riêng, thể hiện ở nhiều sáng kiến đan xen về hội nhập về kinh tế nhằm liên kết Đông và Trung Á.

Đôi khi, Mỹ và Trung Quốc đụng độ nhau trong kế hoạch cạnh tranh phát triển các nguồn tài nguyên năng lượng ở Turkmenistan, tạo cơ sở hạ tầng ở Pakistan, hoặc giành ảnh hưởng chính trị tại khu vực này. Năm 2011, Mỹ đưa ra Tầm nhìn về hội nhập cơ sở hạ tầng và kinh tế lớn hơn ở Trung Á với hy vọng hỗ trợ cho ổn định chính trị nơi đây sau khi họ đã rút khỏi Afghanistan. Còn năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quả quyết rằng quan điểm riêng về một Con đường tơ lụa do Trung Quốc dẫn đầu, sẽ sắp xếp hợp lý hóa thương mại nước ngoài, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng châu Á, củng cố ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này. Những cường quốc châu Á khác như Ấn Độ và Nga cũng vẫn đang tìm các cơ hội và cách tiếp cận của riêng mình với khu vực.

Hành động của Mỹ

Đối với Mỹ, Con đường tơ lụa mới đề cập đến một loạt các dự án đầu tư và thương mại chung có tiềm năng mang lại tăng trưởng kinh tế và ổn định cho khu vực Trung Á. Từ sau khi triển khai thêm 30.000 quân vào Afghanistan năm 2009 với hy vọng sẽ rút quân hoàn toàn sau đó vài năm, Washington đã bắt đầu vạch ra chiến lược hỗ trợ các sáng kiến thông qua các phương tiện ngoại giao, nhấn mạnh việc xây dựng một nền kinh tế Afghanistan độc lập với viện trợ nước ngoài.

Năm 2014, Thứ trưởng Ngoại giao William Burns đề cập chiến lược của Mỹ nhằm xây dựng thị trường năng lượng ở Trung Á trước thực tế hơn 1,6 tỷ người tiêu dùng ở Ấn Độ, Pakistan và phần còn lại của Nam Á đang có nhu cầu ngày càng cao về năng lượng, trong khi đó nguồn cung năng lượng và trữ lượng thủy điện, khí đốt tự nhiên trong khả năng cung cấp của Kazakhstan, Turkmenistan ngày càng khan hiếm. Giai đoạn kết nối đầu tư khu vực tư nhân và giới doanh nghiệp ở Afghanistan và Pakistan sẽ rất quan trọng, theo cựu Đại sứ Marc Grossman, từng là Đặc phái viên Mỹ tại Afghanistan và Pakistan từ năm 2011 đến năm 2012. Ông này cũng chỉ ra tiềm năng xuất khẩu cho các sản phẩm như trái cây Afghanistan và xi măng Pakistan, vốn đang bị hạn chế bởi các rào cản thương mại.

Các sáng kiến lớn của Mỹ đã được triển khai rất nhiều tại khu vực này. Có thể kể đến đề xuất về đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ (TAPI), đem tới lợi ích kinh tế lớn cho Afghanistan, giúp Turkmenistan khai thác trầm tích khí đốt tự nhiên, thêm nguồn cung năng lượng cho Ấn Độ và Pakistan. Nhưng dự án trị giá 10 tỷ USD này đã nhiều lần bị trì hoãn do Turkmenistan từ chối cho công ty nước ngoài thực hiện dự án.

Ngoài 1,7 tỷ USD hướng vào các dự án năng lượng tại Afghanistan kể từ năm 2010, Bộ Ngoại giao Mỹ đã dành hơn 2 tỷ USD để xây dựng 1.800 dặm đường quốc lộ. Đây chỉ là số lẻ trong 62 tỷ USD mà Mỹ đã chi cho các lực lượng an ninh Afghanistan.

Năm 2011, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đưa ra sáng kiến Đồng thuận Almaty – một “Khuôn khổ hợp tác khu vực” giữa các quốc gia Trung Á. Các dự án thuộc khuôn khổ Đồng thuận này bao gồm giảm các rào cản thương mại, phát triển năng lực xuất khẩu, hỗ trợ cho Afghanistan gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này được cụ thể hóa ở Hiệp ước giao thông vận tải xuyên biên giới (CBTA) giữa Afghanistan, Tajikistan và Kazakhstan, lưới điện CASA-1000 (cho phép Tajikistan và Kyrgyzstan bán điện thủy điện cho Afghanistan và Pakistan) và các thỏa thuận quá cảnh cho phép Afghanistan xuất khẩu hàng hóa miễn thuế vào Pakistan. Dù Mỹ cam kết tài trợ nhiều cho Trung Á nhưng phần lớn chỉ là để tạo thuận lợi cho các nỗ lực ngoại giao.

Kế hoạch của Trung Quốc

Trung Quốc có nhiều lý do để theo đuổi Con đường tơ lụa mới. Chiến lược của Trung Quốc thể hiện ở hai hướng: “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển”.

Năm 2013, tại Kazakhstan, ông Tập Cận Bình nói muốn tạo ra một mạng lưới các tuyến đường sắt, đường ống dẫn năng lượng, đường cao tốc và cửa khẩu biên giới với sắp xếp hợp lý, vừa hướng về phía Tây qua các nước thuộc Liên Xô cũ với địa hình đồi núi vừa hướng về phía Pakistan, Ấn Độ và các phần còn lại của khu vực Đông Nam Á. “Mạng lưới này sẽ giúp mở rộng việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế, còn cơ sở hạ tầng mới thì có thể “phá vỡ thế nút cổ chai trong kết nối châu Á”, theo ông Tập Cận Bình.

Sau đó, ông Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch Con đường tơ lụa trên biển và để thích ứng với mở rộng giao thương hàng hải, Trung Quốc sẽ đầu tư phát triển cảng ở khắp Ấn Độ Dương, Bangladesh, Sri Lanka, Maldives và Pakistan.

Video đang HOT

Năm 2014, ông Tập Cận Bình ký kết các thỏa thuận của Trung Quốc với Kazakhstan trị giá 30 tỷ USD, với Uzbekistan là 15 tỷ USD, và 3 tỷ USD với Kyrgyzstan. Trung Quốc cũng chi 1,4 tỷ USD giúp cải tạo cảng Colombo, Sri Lanka. Tháng 11/2014, Trung Quốc tuyên bố thành lập Quỹ Con đường tơ lụa trị giá 40 tỷ USD.

Năm 2015, Trung Quốc đã hoàn thành các kế hoạch cho Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), với mục tiêu 100 tỷ USD vốn ban đầu bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ. Đối với David Goldwyn, cựu chuyên gia cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ, “AIIB sẽ làm cho những nước này (khu vực Trung Á) ít bị tổn thương và bị phụ thuộc vào Nga. Điều này giống với một trọng tâm chính sách của Mỹ qua nhiều thập kỷ. Và nó sẽ mang lại một lượng vốn lớn chảy vào khu vực này cũng như nhiều nơi khác”, ông nói.

Góc nhìn từ Ấn Độ

Kể từ khi nhậm chức năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi đã hăng hái tiếp cận các nước láng giềng. Theo tác giả Alyssa Ayres, CFR, đó là những kết nối chưa từng có với Afghanistan, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka.

Chi hơn 2 tỷ USD vào việc tái thiết Afghanistan trong thập kỷ qua, Ấn Độ là nhà tài trợ lớn thứ năm trên thế giới cho nước này và đóng vai trò hàng đầu trong việc hỗ trợ cho những nỗ lực của Mỹ tại Trung Á. Về phía Đông, ông Modi đã gia hạn việc thúc đẩy bình thường hóa biên giới của Ấn Độ với Bangladesh, một động thái nhằm định vị Ấn Độ như là cửa ngõ vào Đông Nam Á.

Dù vậy, tranh chấp lãnh thổ kéo dài đã gây phức tạp sâu sắc đến quan hệ giữa Ấn Độ và các nước láng giềng. Đường biên giới với Trung Quốc chưa được yên ổn kể từ khi hai nước xảy ra tranh chấp vùng biên ở Himalaya vào năm 1962. Quan hệ với Pakistan thì nặng nề từ năm 1947. Các rào cản thương mại gây nghi ngờ về khả năng hai nước có thể thực hiện các loại dự án chung, như trường hợp các đường ống TAPI.

Không ít trở ngại

Tham vọng của Trung Quốc đã vấp phải sự chống đối của nhiều nước. Tại Myanmar, áp lực hiện nay là việc đình trệ trong xây dựng tuyến đường sắt dự kiến khoảng 20 tỷ USD nối thành phố Kyaukpyu, Myanmar và Côn Minh, Trung Quốc. Chính phủ mới được bầu ở Sri Lanka đang lệ thuộc vào những giao dịch đầu tư của chính quyền trước đây với Trung Quốc.

Các dự án cơ sở hạ tầng Trung Á do Mỹ và Trung Quốc thực hiện cũng đối mặt với những khó khăn do địa hình đèo núi khắc nghiệt, và các mối đe dọa từ những chiến binh có vũ trang.

Các cuộc tấn công ly khai ở tỉnh Balochistan, Pakistan và Tân Cương, Trung Quốc cũng như một nhóm Taliban đang trỗi dậy ở Afghanistan là những lo lắng thường trực. Đặc biệt, Afghanistan đã trải qua nhiều thập kỷ nội chiến và sự can thiệp của nước ngoài. Khả năng của nước này chuyển đổi từ một nền tảng chiến tranh sang nắm lấy các dự án thương mại đầy tham vọng được cho là trung tâm của sự thành công hay thất bại trong chiến lược của Mỹ đối với Con đường tơ lụa mới ở Trung Á.

Ngoài ra còn có những thử thách từ các quy tắc pháp luật trong thực hiện đầu tư. Các đường ống TAPI thì do Turkmenistan nắm giữ, lưới điện năng lượng CASA-1000 đã làm Tổng thống Uzbekistan tức giận vì lo ngại nó sẽ làm gián đoạn nguồn cấp nước của đất nước và phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

Cuối cùng, người ta chưa hình dung được tham vọng của Nga tại khu vực Trung Á sẽ “giao cắt” với nỗ lực của Mỹ và Trung Quốc như thế nào. Với tình hình quan hệ Mỹ – Nga đang xấu nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Nga đã theo đuổi nỗ lực hội nhập khu vực riêng của mình thông qua Liên minh kinh tế Á-Âu, trong đó hợp nhất các nền kinh tế của Nga, Kazakhstan, Belarus và Armenia. Trung Quốc cũng đang cạnh tranh với Nga bằng kế hoạch thay thế quan hệ đầu tư và năng lượng của Nga tại Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan. Điều này có thể làm dấy lên những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Moscow trong những năm tới.

Theo Hạ Nhi (lược dịch)

Thế giới và Việt Nam

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó "vẫy vùng" ở Biển Đông

Dù tuyên bố hoàn tất việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông, tiềm lực thực sự của Hải quân Trung Quốc khó có thể theo kịp tham vọng của nước này.

Muốn lập ADIZ ở Biển Đông cũng khó

Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tham vọng đầu tiên của Trung Quốc khi tiến hành việc cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo và xây các căn cứ quân sự tại đó không có gì khác ngoài việc biến khu vực đó thành của riêng mình thông qua việc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như đã từng làm ở biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó vẫy vùng ở Biển Đông - Hình 1

Hình ảnh mà Trung Quốc công bố đã hoàn tất cải tạo một đảo ở Biển Đông (Ảnh Tân Hoa xã)

Nhận định này dù được cho là nhiều khả năng xảy ra nhất khi chính Trung Quốc cũng từng ngang nhiên tuyên bố có quyền thiết lập ADIZ ở Biển Đông và thời điểm thiết lập còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại đó.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, những tuyên bố trên của phía Trung Quốc mang nhiều tính "dọa dẫm" hơn thực tế bởi Trung Quốc không muốn "há miệng mắc quai" như vụ thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông.

Tại thời điểm đó, dù hùng hồn tuyên bố thiết lập ADIZ và đưa ra một loạt các yêu sách cho máy bay, tàu các nước đi qua khu vực mà mình thiết lập, Trung Quốc đã gần như "im lặng hoàn toàn" khi 2 pháo đài bay B-52 của Mỹ bay qua.

Đáng chú ý, loại máy bay B-52 này thuộc biên chế của Không lực Hoa Kỳ đã hơn nửa thế kỷ qua. Đây là những chiếc máy bay có tốc độ bay khá chậm so với những chiến đấu cơ hiện đại và lại rất dễ để nhận diện so với các loại máy bay tàng hình hiện nay.

Không những thế, điều duy nhất mà Trung Quốc làm được chỉ là tuyên bố đã giám sát 2 máy bay này, bất chấp việc sau vụ đó người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren lên tiếng thách thức: "Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các chiến dịch bay của mình qua khu vực quần đảo Senkaku như trước đây và sẽ không cung cấp kế hoạch bay, thông báo bằng điện đàm hay đăng ký tần số chuyến bay với phía Trung Quốc".

Hơn thế nữa, cùng với Mỹ, các nước như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã "phớt lờ" ADIZ của Trung Quốc và coi ADIZ như "chưa hề tồn tại".

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó vẫy vùng ở Biển Đông - Hình 2

Khu vực ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố đơn phương thiết lập ở Biển Hoa Đông năm 2013 (Ảnh AP)

Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định, dù có muốn thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Trung Quốc cũng phải tính toán cực kỳ kỹ lưỡng bởi Biển Đông là khu vực được coi là có tính chất chiến lược đối với Mỹ và các đồng minh nhằn ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ vấp phải phản ứng "mạnh mẽ hơn gấp bội" nếu dám cả gan thành lập ADIZ ở Biển Đông.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã "thấm" bài học ADIZ ở biển Hoa Đông và rõ ràng là không muốn một lần nữa "biến mình thành con rồng giấy" khi những tuyên bố mà mình đưa ra lại bị phớt lờ mà không thể có những hành động đáp trả xứng đáng.

Chính những khó khăn như trên đã khiến những lời đe dọa "có quyền đơn phương thiết lập ADIZ ở Biển Đông" của Trung Quốc trở nên khôi hài hơn bao giờ hết.

Chỉ sở hữu 1 tàu sân bay, Trung Quốc khó vươn xa

Một tham vọng nữa của Trung Quốc mà nhiều chuyên gia cũng đã từng chỉ ra là biến các bãi đá mà Trung Quốc đã cải tạo thành các tiền đồn quân sự để từ đó làm bàn đạp vươn ra khắp Thái Bình Dương và các đại dương khác trên thế giới.

Tuy nhiên, ước vọng này cũng khó trở thành hiện thực nếu so tương quan về Hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc, nhất là khi một nước muốn mở rộng tầm hoạt động trên đại dương thì yếu tố quan trọng hàng đầu cần tính đến chính là sức mạnh của tàu sân bay trong hạm đội hải quân của chính bản thân nước đó.

Rõ ràng, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc khó có thể đối chọi với 10 tàu sân bay hiện đang hoạt động trên khắp các đại dương của Mỹ.

Được coi là "căn cứ Hải quân trên đại dương" các tàu sân bay thường giúp đảm bảo sự hiện diện thường xuyên, liên tục của Hải quân các nước trên biển. Chính vì thế, chỉ với một tàu sân bay Liêu Ninh, dù có cố đến đâu, Trung Quốc cũng khó có thể vươn quá xa ra khỏi Biển Đông.

Hoàn tất cải tạo đảo, Trung Quốc vẫn khó vẫy vùng ở Biển Đông - Hình 3

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chưa thể giúp nước này vươn xa khỏi Biển Đông (Ảnh Reuters)

Điều này là bởi, Trung Quốc không hề có các căn cứ Hải quân trên bộ đặt tại các nước đồng minh như Mỹ nên tàu sân bay của Trung Quốc sẽ buộc phải rút về căn cứ Hải quân của nước này trước khi thời hạn hoạt động của tàu kết thúc. Điều này khiến cho sự hiện diện của tàu tại một khu vực nào đó sẽ bị gián đoạn đáng kể.

Hơn thế nữa, khác với các tàu sân bay đang hoạt động của Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng chỉ là "bằng giấy" khi mà các máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể cất cánh hay hạ cánh trên tàu. Điều này cũng có nghĩa tính năng cơ bản nhất để đảm bảo sự cơ động của Hải quân Trung Quốc trên đại dương là hoàn toàn không có.

Như vậy, sự hiện diện của tàu sân bay Liêu Ninh chỉ nhằm phục vụ ảo tưởng về một quốc gia hùng cường đủ khả năng sở hữu tàu sân bay hơn là thực tế sử dụng tàu sân bay này.

Chính vì vậy, cũng như việc "năm lần bẩy lượt" dọa thiết lập ADIZ ở Biển Đông, việc sở hữu tàu sân bay Liêu Ninh cũng có thể chính là "con dao hai lưỡi với Trung Quốc" bởi không khó để nhận ra rằng, sự phô trương ấy cũng chỉ che đậy tiềm lực Hải quân còn rất hạn chế của Trung Quốc so với Mỹ.

Có thể nói, dù đã hoàn tất việc cải tạo đảo ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn vấp phải muôn vàn khó khăn khi muốn thúc đẩy tham vọng bành trướng của mình. Tham vọng ấy vượt xa tiềm lực thực tế của Trung Quốc và khiến nước này cho đến nay vẫn chưa thể tính tiếp được "hải trình" phía trước của mình./.

Theo VOV Online

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Bí quyết giúp cơ quan vũ trụ Ấn Độ đạt nhiều thành tựu dù kinh phí eo hẹp
22:00:35 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

Iran và Azerbaijan tập trận chung giữa căng thẳng Trung Đông leo thang

21:44:40 04/11/2024
Cuộc tập trận mang tên AZIREX2024 với khẩu hiệu Hợp tác vì hòa bình và tình hữu nghị sẽ kéo dài trong hai ngày. Hai tàu của Azerbaijan sẽ tham gia cùng tàu khu trục Deylaman của Iran trong cuộc tập trận này.

Hàn Quốc phạt tù những người ngược đãi động vật

21:42:32 04/11/2024
Trong khi đó, người có hành vi gây đau đớn hoặc gây thương tích cho động vật sẽ bị phạt tù từ 2 - 10 tháng, với mức phạt tối đa là 2 năm trong trường hợp có tình tiết tăng nặng.

5 người di cư thiệt mạng khi tìm cách đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha

21:40:22 04/11/2024
Chiếc máy bay này đã thả hai bè cứu hộ và đã giải cứu được 97 người từ 2 chiếc thuyền trên, đồng thời phát hiện 5 thi thể người di cư khác.

Nhật Bản mở văn phòng xúc tiến thương mại tại Ukraine

21:38:10 04/11/2024
Trong phát biểu qua video nhân lễ khai trương tại Kiev, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ hy vọng văn phòng JETRO Kiev sẽ đóng vai trò là cầu nối cho sự phát triển và thịnh vượng hơn nữa của hai nước.

Màn sương mù bao trùm nền kinh tế Mỹ sẽ sớm tan

21:36:21 04/11/2024
Dù mọi nghi ngại về nền kinh tế Mỹ chưa thể được giải đáp hết trong tuần này, nhưng ít nhất, bầu không khí dè dặt của nền kinh tế có thể sẽ bắt đầu được cởi bỏ.

So kè quyết liệt trước vạch đích

21:32:42 04/11/2024
Cùng với đó, hai ứng viên phó tổng thống là Thượng nghị sĩ JD Vance và Thống đốc bang Minnesota Tim Walz tham gia các sự kiện vận động ở bang Wisconsin.

Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

21:30:13 04/11/2024
Trong 9 tháng đầu năm 2024, quốc gia này báo cáo mức tăng ròng 2,84 triệu trụ sạc, với tổng cộng 66,67 tỷ kWh được sạc cho xe điện, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc ủng hộ dự luật cấm điện thoại trong trường học

21:28:04 04/11/2024
Tuy nhiên, ngày càng gia tăng áp lực chính trị về việc ban hành luật như vậy trong những năm gần đây, khi việc học sinh sử dụng điện thoại trở thành mối quan tâm ngày càng lớn của nhiều phụ huynh.

Gia tăng khả năng Fed cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm

21:26:11 04/11/2024
Giáo sư tài chính Jill Cetina tại Đại học Texas A&M dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Đây cũng là dự đoán của các nhà kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs.

Mỹ trừng phạt 6 công ty Malaysia với cáo buộc liên quan đến Nga trong cuộc chiến Ukrane

21:23:35 04/11/2024
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ này cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 274 cá nhân, tổ chức và Bộ Thương mại nước này đã bổ sung 40 công ty và tổ chức nghiên cứu vào danh sách hạn chế thương mại vì cáo buộc hỗ trợ cho quân đội Nga.

IDF thừa nhận biệt kích Israel bắt người trong lãnh thổ Syria

21:21:16 04/11/2024
IDF khẳng định đã theo dõi chặt chẽ al-Asi trước khi bắt anh này và đưa đến Israel để thẩm vấn. Đáng chú ý, IDF cũng công khai video về vụ bắt giữ tại Syria và cuộc thẩm vấn al-Asi.

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Israel xác nhận thực hiện cuộc đột kích trên bộ vào lãnh thổ Syria

20:25:00 04/11/2024
Hiện tại, phía Syria chưa xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, một đài phát thanh ở Syria đưa tin Israel thực hiện cuộc đột kích này vào mùa hè năm nay.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.