Con đường tơ lụa hàng hải: Hình thức thực dân mới của Trung Quốc?

Theo dõi VGT trên

Trong ba ngày, từ 31/10 đến 02/11/20014, Trung Quốc đã tổ chức “Hội chợ Triển lãm quốc tế Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 Quảng Đông”, tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. 42 nước đã tham dự hội chợ, trong số này có 25 quốc gia liên quan trực tiếp đến dự án con đường tơ lụa trên biển, theo tin RFI.

Con đường tơ lụa hàng hải: Hình thức thực dân mới của Trung Quốc? - Hình 1

Hội chợ Xuất nhập khẩu tại Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Thành phố này là khỏi điểm con đường tơ lụa trên biển cách nay 2000 năm. Ảnh minh họa chụp ngày 04/05/2014. Ảnh REUTERS/Alex Lee

Nếu như chiến lược này của Bắc Kinh là nhằm tạo dựng một thị trường rộng lớn, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á, giới phân tích còn tố cáo ý đồ thực dân mới của Trung Quốc trong dự án này.

Ý tưởng lập con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21, được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, trong chuyến công du Indonesia, hồi tháng 10/2013. Chiến lược này hướng về phía Đông Nam Á, qua Ấn Độ và sang tới tận bờ biển phía đông Châu Phi, qua đó, tạo dựng một thị trường mênh mông với gần 3 tỷ người tiêu dùng, mà trong đó Trung Quốc sẽ là đầu tầu.

Con đường tơ lụa trên đất liền đã tồn tại từ trước Công nguyên, nối liền thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc với Antioche, Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria. Theo giới nghiên cứu lịch sử, con đường tơ lụa trên biển đã có từ cách nay 2000 năm, xuất phát từ thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, sang tới các nước Đông Nam Á và kéo dài tới tận bờ đông Châu Phi.

Như vậy, ý tưởng của ông Tập Cận Bình không phải là mới mẻ. Nhưng trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Về kinh tế, Bắc Kinh đề ra mục tiêu tăng gấp đôi trao đổi mậu dịch với khu vực này vào năm 2020.

Khu vực Đông Á Nam có 640 triệu dân mà theo một cố vấn chính phủ Trung Quốc, được báo La Croix của Pháp trích dẫn, thì trong số này có tới khoảng 50 triệu người “có tổ tiên là từ Quảng Đông tới”.

Là một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, Quảng Đông là nơi khởi phát các cải cách do Đặng Tiểu Bình chủ trương, từ năm 1978, được coi là công xưởng của thế giới . Trao đổi thương mại với các nước Đông Nam Á chiếm tới 10% PIB của Quảng Đông.

Đằng sau mục tiêu kinh tế, Bắc Kinh muốn thành lập các liên minh với những nước vốn có quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc, vào lúc các tranh chấp lãnh thổ đang gây căng thẳng tại Châu Á. Bắc Kinh hy vọng, quan hệ kinh tế chặt chẽ với các đồng minh mới sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong bối cảnh Washington thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á để tái cân bằng lực lượng trong vùng.

Video đang HOT

Một nhà báo Malaysia, làm việc tại Bắc Kinh, nhận định, Malaysia có tới 40% dân số là người Hoa, có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, nhưng tránh đề cập tới chủ đề này, bởi vì Malaysia cần xuất khẩu sang Trung Quốc và mua hàng hóa của nước này.

Singapore, với 65% dân cư là người Hoa, vẫn khéo léo đi dây trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nước khác như Thái Lan, Camuchia, Lào và Việt Nam, hiện cũng ký các hiệp định quan hệ đối tác với Bắc Kinh.

Sri Lanka vừa mới ký với Trung Quốc nhiều hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Một chuyên gia của nước này nói với báo La Croix là sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong vùng Châu Á tạo cảm giác đó là một hình thức mới của tiến trình thực dân hóa.

Bắc Kinh thường xuyên trấn an rằng sự phồn thịnh kinh tế chung cho phép bảo đảm hòa bình, đặc biệt là ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy, các lợi ích kinh tế, cho dù to lớn đến đâu, cũng không ngăn cản chiến tranh xảy ra.

Theo Bizlive

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.

Lịch sử đang bị bóp méo

Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành TƯ ĐCS TQ, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là "Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa". Trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau.

Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-TQ lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một "Con đường Tơ lụa trên biển" thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản.

Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố TQ sẽ đóng góp kinh phí để "phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21," kéo dài từ bờ biển TQ đến Địa Trung Hải.

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử - Hình 1

Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa TQ với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã "gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị" đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên "Con đường Tơ lụa". Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại "những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc TQ và Indonesia".

Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy TQ làm trung tâm - NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.

Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô trước đó.

Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.

Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh.

Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.

Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.

Chấp nhận lịch sử bóp méo vì kinh tế

Cũng có một vấn đề với thuật ngữ "Con đường Tơ lụa" hay "Tuyến đường Tơ lụa". Nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là "Con đường Tơ lụa" hay "Tuyến đường Tơ lụa", cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào.

Ngoài ra, được các học giả TQ ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của TQ trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.

Có lẽ, như nhiều người TQ khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của CHND Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của TQ cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa TQ trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế TQ đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.

Thế nhưng, một số quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.

Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của TQ. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa TQ và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.

Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại "những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực". Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người TQ bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.

Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.

Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ TQ có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế TQ cổ đại.

Còn đối với TQ, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái lập trật tự thế giới TQ cổ đại được biết đến dưới tên gọi thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giới học giả nước ngoài đánh giá tích cực kết quả cuộc điện đàm giữa Tổng bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ TrumpGiới học giả nước ngoài đánh giá tích cực kết quả cuộc điện đàm giữa Tổng bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Trump
06:09:06 06/04/2025
Tỉ phú Elon Musk chỉ trích cố vấn chính sách thuế của ông TrumpTỉ phú Elon Musk chỉ trích cố vấn chính sách thuế của ông Trump
20:29:55 07/04/2025
Trung Quốc siết chặt quản lý livestream bán hàngTrung Quốc siết chặt quản lý livestream bán hàng
10:04:03 07/04/2025
Ông Trump áp thuế 10% với 180 nước, vùng lãnh thổ từ hôm nayÔng Trump áp thuế 10% với 180 nước, vùng lãnh thổ từ hôm nay
06:57:46 06/04/2025
'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung
22:38:19 06/04/2025
Không phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở BangkokKhông phát hiện thêm dấu hiệu của sự sống tại tòa nhà bị sập do động đất ở Bangkok
05:40:46 07/04/2025
Trung Quốc lên kế hoạch biến 'cuộc khủng hoảng thuế quan' thành cơ hộiTrung Quốc lên kế hoạch biến 'cuộc khủng hoảng thuế quan' thành cơ hội
19:33:05 07/04/2025
Bitcoin bán tháo mạnh khi mối nguy chiến tranh thương mại toàn cầu cận kềBitcoin bán tháo mạnh khi mối nguy chiến tranh thương mại toàn cầu cận kề
13:07:15 07/04/2025

Tin đang nóng

Chồng cũ cưới hot girl sau 3 tháng Từ Hy Viên qua đời: Đón dâu bằng trực thăng, váy cưới đính 999 viên kim cương!Chồng cũ cưới hot girl sau 3 tháng Từ Hy Viên qua đời: Đón dâu bằng trực thăng, váy cưới đính 999 viên kim cương!
17:46:07 07/04/2025
Thêm một góc quay khác về "người hùng nhí" 3 tuổi chưa nói sõi nhưng đã biết cứu bạn ở Nghệ An: Càng xem càng khiến nhiều người trầm trồThêm một góc quay khác về "người hùng nhí" 3 tuổi chưa nói sõi nhưng đã biết cứu bạn ở Nghệ An: Càng xem càng khiến nhiều người trầm trồ
20:07:03 07/04/2025
"Cam thường" check nhan sắc Harper Beckham: Tiểu thư tài phiệt xinh như búp bê, sống trong nhung lụa vẫn có lúc giản dị bất ngờ"Cam thường" check nhan sắc Harper Beckham: Tiểu thư tài phiệt xinh như búp bê, sống trong nhung lụa vẫn có lúc giản dị bất ngờ
18:29:38 07/04/2025
Thương hiệu Dior xóa bỏ hình ảnh và tên hoa hậu Thùy TiênThương hiệu Dior xóa bỏ hình ảnh và tên hoa hậu Thùy Tiên
22:18:50 07/04/2025
Bộ mặt thật của "ngọc nữ" Trương Bá ChiBộ mặt thật của "ngọc nữ" Trương Bá Chi
18:13:39 07/04/2025
Sao Việt nghỉ lễ: Phương Oanh - shark Bình "trốn con" hẹn hò, Ngô Thanh Vân có động thái giữa tin bầu vượt mặt?Sao Việt nghỉ lễ: Phương Oanh - shark Bình "trốn con" hẹn hò, Ngô Thanh Vân có động thái giữa tin bầu vượt mặt?
18:16:15 07/04/2025
Vụ kẹo rau củ Kera: Dược sĩ Tiến có mục đích gì?Vụ kẹo rau củ Kera: Dược sĩ Tiến có mục đích gì?
20:10:36 07/04/2025
Diễn viên "lùn nhất" Việt Nam kết hôn với chồng Tây: Sống chill trong biệt thự sân vườn, mua hàng hiệu không tiếc tayDiễn viên "lùn nhất" Việt Nam kết hôn với chồng Tây: Sống chill trong biệt thự sân vườn, mua hàng hiệu không tiếc tay
20:26:01 07/04/2025

Tin mới nhất

Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc

00:13:09 08/04/2025
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thêm 50% thuế quan đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không rút lại mức thuế trả đũa 34%. Đồng thời, các cuộc đàm phán với những quốc gia khác sẽ bắt đầu ngay lập tức.
Chứng khoán Mỹ biến động như tàu lượn vì tin giả ông Trump hoãn áp thuế

Chứng khoán Mỹ biến động như tàu lượn vì tin giả ông Trump hoãn áp thuế

00:11:01 08/04/2025
Chứng khoán Mỹ bật tăng sau thông tin Mỹ cân nhắc hoãn áp thuế đối ứng, nhưng sau đó giảm trở lại khi Nhà Trắng khẳng định không biết thông tin này.
Ukraine dọa tấn công cầu Crimea

Ukraine dọa tấn công cầu Crimea

00:04:05 08/04/2025
Cầu Kerch hay cầu Crimea dài 19km, được xây dựng từ năm 2016 đến năm 2018 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Đây là tuyến đường bộ và đường sắt duy nhất nối bán đảo Crimea với đất liền Nga.
Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?

Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?

23:58:33 07/04/2025
Trước sức ép từ thị trường tài chính và những động thái thuế quan bất ngờ của Tổng thống Trump, thị trường đang kỳ vọng về một đợt hạ lãi suất khẩn cấp từ Fed. Liệu ông Powell có sớm hành động?
Mỹ lo ngại bị EU "gạt khỏi" kế hoạch quốc phòng 150 tỷ euro

Mỹ lo ngại bị EU "gạt khỏi" kế hoạch quốc phòng 150 tỷ euro

23:56:47 07/04/2025
Giới chức Mỹ dường như đang thúc giục châu Âu tiếp tục mua vũ khí Mỹ, lo ngại bị gạt khỏi kế hoạch quốc phòng mới của EU.
Ukraine giăng bẫy, đánh lừa quân Nga vào trận địa phục kích

Ukraine giăng bẫy, đánh lừa quân Nga vào trận địa phục kích

23:55:00 07/04/2025
Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi thành công một đợt tấn công quy mô lớn của Nga tại khu vực Andriivka-Oleksiivka thuộc tỉnh Donetsk vào tuần trước, theo Trung tướng Serhii Naiev, chỉ huy một nhóm tác chiến tại khu vực này.
Ukraine điều quân đến biên giới, giao tranh khốc liệt giữ phòng tuyến Kursk

Ukraine điều quân đến biên giới, giao tranh khốc liệt giữ phòng tuyến Kursk

23:50:19 07/04/2025
Việc triển khai quân là phản ứng của Ukraine trước sức ép ngày càng tăng từ lực lượng Nga, khi quân đội Moscow tiến hành chiến dịch giành lại làng Guevo ở Kursk.
Châu Âu chuẩn bị tung gói thuế 28 tỷ USD để trả đũa Mỹ?

Châu Âu chuẩn bị tung gói thuế 28 tỷ USD để trả đũa Mỹ?

23:48:10 07/04/2025
Châu Âu dự kiến thông qua một loạt biện pháp đối phó đầu tiên nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 28 tỷ USD trong những ngày tới để đáp trả biện pháp thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Trump ra điều kiện với Trung Quốc sau đòn áp thuế

Ông Trump ra điều kiện với Trung Quốc sau đòn áp thuế

23:39:15 07/04/2025
Trong cuộc trao đổi với các phóng viên trên chuyên cơ Không Lực Một hôm 6/4, Tổng thống Donald Trump cho biết, với một số quốc gia, Mỹ có thâm hụt thương mại chỉ hơn 1 tỷ USD, nhưng với Trung Quốc, con số này lên tới hơn 1.000 tỷ USD.
Tổng thống Trump hối thúc Nga ngừng bắn

Tổng thống Trump hối thúc Nga ngừng bắn

23:34:15 07/04/2025
Chúng tôi đang đàm phán với Nga. Chúng tôi muốn họ ngừng bắn , Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một hôm 6/4.
Cô giáo gây tranh cãi với phương pháp dạy "yêu cho roi cho vọt"

Cô giáo gây tranh cãi với phương pháp dạy "yêu cho roi cho vọt"

23:30:29 07/04/2025
Cô giáo Liu Xiaoyan gây sốt với cộng đồng mạng Trung Quốc, thu hút hàng triệu lượt theo dõi vì có phong cách giảng dạy độc đáo.
"Canh bạc" Kursk dần đến hồi kết, Ukraine khép lại ván cờ lớn với Nga

"Canh bạc" Kursk dần đến hồi kết, Ukraine khép lại ván cờ lớn với Nga

23:26:21 07/04/2025
Ukraine đã chấp nhận đánh cược khi mở chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của Nga, bất chấp nguy cơ tổn thất cả về quân sự và chính trị.

Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'

Trắc nghiệm

00:38:51 08/04/2025
Vào 8h sáng mai, có một điều đặc biệt mà những người thuộc ba con giáp này sẽ cảm nhận rõ ràng nhất: Vận may tài lộc như mở ra một cánh cửa mới, mang đến cho họ cơ hội tiền đẻ ra tiền .
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"

Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"

Tin nổi bật

00:15:16 08/04/2025
Chủ trì họp bàn giải pháp khi Mỹ công bố áp mức thuế đối ứng mới, Thủ tướng đề nghị phía Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để đàm phán, chuẩn bị và chuyển tiếp trạng thái.
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh

Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh

Pháp luật

00:00:00 08/04/2025
Công an tỉnh Nam Định đã tạm giữ đối tượng đốt 2 quả pháo tự chế tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nhằm gây mất an ninh, trật tự tại địa phương.
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê

Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê

Netizen

23:42:03 07/04/2025
Cháu bé sinh non không qua khỏi, chàng trai người Mông ôm thi thể cháu vượt 1.500km từ Bình Phước về Nghệ An an táng. Câu chuyện trên chuyến xe khiến nhiều người xúc động, nghẹn lòng.
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót

Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót

Phim châu á

23:15:47 07/04/2025
Karma mang lại một làn gió mới, không chỉ bởi cốt truyện đầy kịch tính mà còn vì sự hoàn hảo trong cách xử lý tình tiết và xây dựng nhân vật.
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc

Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc

Góc tâm tình

23:13:04 07/04/2025
Lúc tôi tỉnh dậy là 2h sáng, phòng khách vẫn sáng đèn. Tôi lần mò ra ngoài, thấy chồng tôi đang nằm chơi điện tử trên ghế sofa, dưới nhà ngổn ngang mâm bát, lon bia vương vãi chưa hề thu dọn.
Anh lo ngại tàu ngầm hạt nhân bị theo dõi

Anh lo ngại tàu ngầm hạt nhân bị theo dõi

23:08:59 07/04/2025
Hải quân Hoàng gia Anh nghi ngờ siêu du thuyền do người Nga sở hữu có thể đã theo dõi tàu ngầm hạt nhân của Anh, báo Sunday Times dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán

Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán

Tv show

23:08:23 07/04/2025
Diễn biến căng thẳng trong tập mới của chương trình Miss International Queen Vietnam 2025 nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể

Sức khỏe

23:07:14 07/04/2025
Nhiều gia đình sử dụng màng bọc thực phẩm như một công cụ tiện lợi để bảo quản bữa ăn. Nhưng chỉ một vài sai sót nhỏ trong thói quen sử dụng cũng có thể gây ra hậu quả.
Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường

Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường

Sao việt

23:05:07 07/04/2025
Trong clip, bà xã Trường Giang bị soi lộ dấu hiệu tuổi tác khi gương mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở vùng mắt, gương mặt gầy gò.
Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"

Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"

Nhạc việt

22:08:17 07/04/2025
Bên cạnh những sáng tác trở thành hit được khán giả yêu mến, Phan Mạnh Quỳnh không quên thể hiện ca khúc ca ngợi vợ mang tên Gặp Gỡ Yêu Đương Và Được Bên Em.