Con đường Tơ lụa của Trung Quốc có thành viên châu Âu đầu tiên
Hungary trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc dự án Con đường Tơ lụa mới, Reuters dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Dự án Con đường Tơ lụa của Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm thấy đối tác châu Âu đầu tiên – Ảnh: Reuters
Dự án Con đường Tơ lụa mới – còn gọi là Một vành đai, một con đường – vừa có bước tiến quan trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao – Thương mại Hungary, ông Peter Szijjarto vừa ký một biên bản ghi nhớ để hợp tác phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hôm 6.6 tại thủ đô Budapest (Hungary), theo Reuters. Theo đó, Hungary hy vọng sẽ hợp tác với Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt nối giữa Hungary và Serbia.
Video đang HOT
Một tuyên bố đăng trên website Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hoan nghênh các nước châu Âu hướng về phía đông, tăng cường hợp tác với Trung Quốc cũng như các nước châu Á khác.
Con đường Tơ lụa là sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lấy sự hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho một vành đai kinh tế mới. Dự án tham vọng xuyên qua châu Á và làm cầu nối thương mại khắp thế giới, sẽ chạy sang châu Âu và châu Phi tạo ra một “vòng tròn kinh tế sôi động”.
Hungary là nước châu Âu đầu tiên đạt thỏa thuận tham gia dự án này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng thành công của Hungary sẽ thu hút thêm nhiều nước châu Âu khác có cái nhìn thiện cảm hơn với dự án của Bắc Kinh.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thủ tướng Ấn Độ thăm Bangladesh: Yên được một phương
Hơn 20 thỏa thuận hợp tác được ký kết với giá trị thương mại và đầu tư nhiều tỉ USD là bằng chứng sinh động cho thấy chuyến thăm Bangladesh của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rất thành công.
Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina (phái) đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Sân bay quốc tế Shahjalal ở thủ đô Dhaka của Bangladesh - Ảnh: Reuters
Nhưng còn quan trọng hơn thế là việc Ấn Độ và Bangladesh hoàn tất những thủ tục pháp lý cần thiết để hiệp định hoán đổi lãnh thổ ký kết cách đây 41 năm chính thức có hiệu lực.
Hiệp định này xử lý vấn đề quốc tịch và nơi cư trú của hơn 50.000 dân ở trong 163 khu vực lãnh thổ như những ốc đảo biệt lập trong lãnh thổ của hai nước. Thực thi hiệp định có nghĩa là hai nước không còn bất đồng nào nữa về lãnh thổ. Có thể nói một thời kỳ quan hệ hợp tác mới đang được hai nước cùng nhau mở ra.
Đối với ông Modi, việc này không chỉ đơn thuần là một thành quả đối ngoại có ý nghĩa quan trọng mà còn là bước đi nhằm tới những suy tính và lợi ích chiến lược lâu dài. Kể từ khi lên cầm quyền ở Ấn Độ, ông Modi chủ trương dành ưu tiên chính sách cao nhất cho thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và đẩy lùi ảnh hưởng của các đối tác ở bên ngoài khu vực. Dưới thời ông Modi, quan hệ của Ấn Độ với Sri Lanka đã được cải thiện rõ rệt. Bây giờ, Ấn Độ đang có triển vọng tương tự trong quan hệ với Bangladesh.
Hiệp định này giúp Ấn Độ yên ổn được ở thêm một phương và từ nay có thể tập trung nhiều hơn cho xử lý quan hệ với Trung Quốc và Pakistan. Cả hai nước hiện đều vẫn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ và sẽ còn tiếp tục như vậy trong thời gian tới. Bớt phải dàn trải, Ấn Độ tăng cường được cả thế lẫn lực trong quan hệ với hai nước láng giềng này.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
"Một vành đai-một con đường" và mối phân vân của Nga Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng chinh phục thế giới, trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Điều này ngày càng thể hiện rõ nét kể từ khi Bắc Kinh công khai kế hoạch "Một vành đai- một con đường"... ... Theo đó sẽ khôi phục "Con đường tơ lụa" trong quá khứ, mở thêm "con đường tơ lụa trên biển" và...