Con đường tiến tới hòa hợp dân tộc ở Syria còn chặng đường dài
Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban gồm 150 đại biểu đánh dấu “chương mới” cho Syria song quốc gia này vẫn còn chặng đường dài phía trước để tiến tới hòa bình.
Hôm qua (30/10), một ủy ban có nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp cho Syria đã ra mắt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneve, Thụy Sỹ. Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban gồm 150 đại biểu, được Liên Hợp Quốc ca ngợi là đánh dấu “một chương mới” cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, con đường tiến tới hòa bình còn chặng đường dài phía trước.
Một ủy ban có nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp cho Syria đã ra mắt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sỹ ngày 30/10. Ảnh: Reuters
Ngay tại buổi lễ ra mắt Uỷ ban Hiến pháp, chính phủ Syria lên án cái gọi là “sự chiếm đóng đất đai”, ngầm chỉ trích phe đối lập cũng như 1 số lực lượng nước ngoài. Phát biểu tại buổi lễ, ông Ahmad Kuzbari, đại diện chính phủ Syria làm đồng chủ tịch Ủy ban Hiến pháp tuyên bố, Ủy ban sẽ tiến hành công việc của mình, song song đó cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn,. Ông chỉ trích sự chiếm đóng lãnh thổ và các lệnh trừng phạt của nước ngoài đe dọa tiến trình chính trị ở Syria:
Video đang HOT
“Chúng tôi cam kết cho thành công của Ủy ban Hiến pháp, một phần cuả tiến trình chính trị. Cùng lúc, chúng tôi khẳng định sự hiện diện của bất kỳ thế lực chiếm đóng nào trên lãnh thổ, hay việc khai thác tài nguyên và tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đơn phương đang đe dọa toàn bộ tiến trình chính trị, đi ngược lại luật pháp quốc tế, vi phạm hiến chương LHQ”
Đồng chủ tịch Ủy ban, đại diện cho phe đối lập Hadi al-Bahra cho rằng, 65% lãnh thổ Syria đã bị hủy hoại do chiến tranh và đã đến lúc đặt công lý, hòa bình lên trên, mà không quan trọng bên nào giành thắng lợi trong cuộc nội chiến. Quan điểm khác biệt cũng như sự thiếu niềm tin giữa phe đối lập và chính phủ được thể hiện khi kết thúc buổi lễ ra mắt, đồng chủ tịch của 2 bên không bắt tay nhau. Đặc phái viên LHQ về Syria Geir Pedersen cũng thừa nhận, dù đã thành lập được Ủy ban Hiến pháp với đại diện các phe phái nhưng các bên còn quá nhiều khác biệt:
“Tôi biết không dễ dàng cho tất cả quý vị ở đây trong khán phòng này, nhưng tôi tôn trọng điều đó. Tôi biết, các bên vẫn còn những suy tư cảm xúc khó chia sẻ. Các bên vẫn còn lo lắng về hiện trạng của đất nước sau gần 5 năm xung đột. Nhưng hiện quý vị đã có mặt ở đây, ngồi đối diện nhau, sẵn sàng bắt đầu đối thoại và đàm phán. Tôi tin rằng, đã có tín hiệu mạnh mẽ về những tia hi vọng đang dâng trào ở trong mỗi người dân Syria”.
Ủy ban Hiến pháp 150 thành viên, được chia đều giữa chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al Assad phe đối lập và xã hội dân sự, sẽ soạn thảo hiến pháp mới và sửa đổi hiến pháp viết năm 2012, qua đó mở đường cho cải cách chính trị và bầu cử tự do, công bằng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn thận trọng đặt câu hỏi liệu chính phủ của Tổng thống Syria Assad có chịu nhượng bộ trên bàn đàm phán hay không khi mà quân đội chính phủ, sau khi được sự hậu thuẫn của Nga, Iran, đã giành lại phần lớn những vùng lãnh thổ bị mất.
Tuy nhiên, các cường quốc như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran đều đánh giá cao việc ra mắt Ủy ban hiến pháp, kể cả Mỹ, Anh, Pháp đã nỗ lực suốt 1 năm qua để có thể triệu tập phiên họp đầu tiên của Ủy ban này. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gọi bước đi này là “thắng lợi chung” và phải mất nhiều thời gian và vượt qua nhiều khó khăn mới có được kết quả quan trọng này. Ông nhấn mạnh, điều cơ bản nhất cho tiến trình hòa bình Syria là đảm bảo việc thực hiện Nghị quyết LHQ 2254, nhằm đảm bảo tiến trình chính trị được chính người dân Syria thực hiện.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng việc ra mắt Ủy ban chứng tỏ hành động quân sự không thể là giải pháp cho cuộc xung đột. Iran thì cho rằng, cần đảm bảo phát huy đầy đủ chức năng của Ủy ban hiến pháp, mở đường cho tiến trinh chính trị toàn diện. Đặc phái viên Pedersen nhấn mạnh: “con đường phía trước sẽ không dễ dàng”, nhưng việc ra mắt Ủy ban Hiến pháp là bước đi đầu tiên tiến tới hòa hợp chính trị ở Syria.
Theo Trần Nga/VOV1
Tổng hợp
Syria tuyên bố sẽ ngăn chặn cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bằng mọi cách
Chính quyền Syria ngày 10-10 tuyên bố, họ sẽ làm mọi cách để ngăn chặn hành động xâm lược của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Syria nói bảo vệ người dân là nghĩa vụ của họ chứ không phải thế lực nào khác
"Chúng tôi thề sẽ làm mọi cách để ngăn chặn những hành động gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ trên khắp đất nước Syria. Bảo vệ người dân Syria là nghĩa vụ của lực lượng vũ trang Damascus và nhà nước Syria chứ không phải bất kỳ kẻ nào khác", một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Syria nói.
Tuyên bố trên được chính quyền Syria đưa ra sau bài phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng, hoạt động quân sự của Ankara là nhằm bảo vệ sự an toàn và mạng sống của người Syria.
"Sau khi liên tục hỗ trợ các lực lượng khủng bố tại Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bằng một bài phát biểu mà chỉ có những kẻ đi quá xa thực tế mới có thể nghĩ ra. Cụ thể, ông Erdogan nói sẽ cam kết bảo vệ sự an toàn của người dân Syria, trong khi chính bàn tay ông lại vấy máu của những người Syria bị sát hại bởi các tổ chức khủng bố mà chính ông và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tài trợ", nguồn tin trong Bộ Ngoại giao Syria chỉ rõ.
"Nhà lãnh đạo Ankara nói lo lắng cho tính mạng của người dân Syria và đảm bảo đời sống cho họ trong khi chính quân đội của ông đang tấn công những thường dân sinh sống tại miền Bắc nước này dưới danh nghĩa chống khủng bố. Rõ ràng, chính quyền Tổng thống Erdogan đang cố gắng nấp sau những khẩu hiệu về nhân quyền để thực hiện những cuộc thảm sát quy mô lớn", Bộ Ngoại giao Syria tiếp tục lên án hành động quân sự bất hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo anninhthudo
Vừa đánh Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vừa tung tối hậu thư lạnh người cho châu Âu Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ vừa ra tối hậu thư lạnh người rằng, hoặc châu Âu ủng hộ chiến dịch tấn công người Kurd ở Syria đang diễn ra của ông hoặc ông sẽ mở cửa biên giới cho 3,6 triệu di dân và người tị nạn tràn vào "Lục địa già". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi...