Con đường sa ngã của một đứa trẻ mồ côi cha
Trước khi trở thành kẻ giết người, Sơn là một đứa trẻ ngoan, biết vâng dạ với người lớn. Thế nhưng, thế giới ảo với những trò chơi trên mạng đó làm cậu ta thay đổi.
Chiều ngày 11/3/2012, đã muộn rồi mà không thấy bà Trần Thị Châm, 76 ở thị trấn Hưng Hà (Thái Bình) dọn hàng như thường lệ, những người hàng xóm thấy lạ lắm. Thấy nghi hoặc, anh Chiến ở cạnh nhà bà Châm liền cất tiếng gọi nhưng mãi không thấy bà lão này thưa, anh liền rủ thêm hai người nữa chạy sang. Đập vào mắt họ khi bước vào bên trong nhà bà Châm là một cảnh tượng hãi hùng. Bà Châm nằm chết trong vũng máu dưới nền nhà, đầu, mặt trùm kín bằng một chiếc áo.
Thông tin về vụ án mạng nhanh chóng được báo cho cơ quan Công an. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, từ chiếc áo khoác học sinh để lại, cơ quan Công an nhanh chóng tìm ra chiếc áo đó là của Triệu Quang Sơn, SN 1997, trú tại thị trấn Hưng Hà. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có giấy triệu tập Sơn lên để hỏi chuyện thì anh ta đã đi khỏi nhà, không ai biết Sơn đi đâu. Quá trình điều tra, truy tìm Sơn, lực lượng chức năng phát hiện, trước đó Sơn cùng hai đứa trẻ khác là Hùng và Hiến có đến nhà bà Châm, sau đó chúng rẽ vào một hàng điện thoại, mua ba chiếc điện thoại di động rồi kéo nhau ra bến xe. Tại bến xe khách Thái Bình, lực lượng Công an xác minh và biết chúng đã đón xe khách đi Điện Biên nên tổ chức đuổi theo. Và, đúng như những gì đã tiên đoán, khi chiếc xe khách chở 3 thiếu niên kia vừa tới TP Sơn La thì ôtô của lực lượng Công an đuổi kịp. Nhìn thấy xe Công an, ba tên sợ hãi đòi xuống giữa đường và được lực lượng Công an “rước” cả về Thái Bình. Rất mau lẹ, cả ba khai nhận chính là hung thủ gây nên cái chết cho bà lão bán trầu cau.
Theo lời khai của cả ba tên sát nhân nhí thì chúng là bạn thân của nhau, cùng sở thích nghiện chơi điện tử. Sáng 11/3/2012, sau khi cùng trốn học ra quán net chơi game, cả ba bàn nhau đi cướp tài sản. Biết bà Châm sống một mình, không có chồng con lại buôn bán trầu cau ngay tại nhà, cả nhóm bàn nhau đến nhà bà Châm cướp. Theo kế hoạch, Sơn đứng ngoài cảnh giới cho Hùng và Hiến vào trong nhà bà Châm, vờ hỏi mua trầu cau rồi ra tay. Hùng dùng áo khoác trùm lên đầu bà Châm, Hiến liền xông vào lấy chiếc chày đập vỏ của bà Châm đập liên tiếp hai nhát vào đầu nạn nhân. Do bị đập đúng vào chỗ hiểm nên bà Châm đã tử vong tại chỗ. Ba tên lục tìm tài sản, lấy hai chỉ vàng và 500.000 đồng trong túi áo nạn nhân. Số tiền cướp được, cả 3 mua được 3 chiếc điện thoại, rồi bàn với nhau bắt xe khách trốn lên Điện Biên. Khi cả 3 đến địa phận TP Sơn La thì phát hiện mình bị lộ nên vội vàng nhảy xuống xe nhưng vẫn bị bắt giữ.
Sa ngã từ việc mải chơi game
Video đang HOT
Phạm nhân Triệu Quang Sơn
Khi phạm tội, Triệu Quang Sơn vừa bước qua tuổi 14, hai tên đồng bọn cũng tuổi “bọ xít” như Sơn, đứa 13, đứa 14 nhưng điện tử thì có thâm niên mấy năm rồi. Chúng đều con những gia đình nghèo, bố mẹ làm công nhân, trong đó Sơn là đặc biệt hơn cả bởi sớm mất bố. Là con út trong nhà, chị gái đang học đại học ở Hà Nội, mọi thu nhập chỉ nhìn vào đồng lương công nhân may của mẹ. Chính vì thế mà mẹ Sơn phải làm tăng ca, thêm ngày mới đủ tiền chi tiêu cho gia đình. Trước khi phạm tội, Sơn được đánh giá là đứa trẻ ngoan, lễ phép và học lực khá. Tuy không xuất sắc như chị nhưng năm nào Sơn cũng được giấy khen và cũng có mơ ước cho một công việc sau này. Chị gái học Đại học Y, Sơn muốn làm thầy giáo nhưng từ khi sa đà vào game, với những trò chơi chém giết trên mạng thì mơ ước được làm thầy giáo trở về dạy học ở quê hương đã không còn trong đầu Sơn nữa. Mê game đột kích từ năm lớp 6, Sơn đem số tiền mẹ cho để ăn quà trong ngày nướng vào điện tử. Ngày nào không chơi là Sơn cảm thấy bứt dứt, khó chịu, cậu ta tìm đủ mọi cách để có tiền. Sơn bảo ngoài tiền quà sáng mẹ cho là 5.000 đồng ra, Sơn còn bịa ra nhiều lý do khác như xin tiền ủng hộ học sinh nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ, tiền đóng góp cho nhà trường, thậm chí tiền học thêm, Sơn cũng giấu mẹ để đi đánh điện tử. Mỗi ngày cậu chi cho game từ 20.000 – 30.000 đồng.
Mặc dù phạm tội đặc biệt nguy hiểm song đang ở lứa tuổi vị thành niên nên mức án dành cho Sơn là 12 năm tù. Ngơ ngác, bàng hoàng, Sơn về trại Ninh Khánh cải tạo trong nỗi sợ hãi mơ hồ về một thế giới tội phạm. Sơn bảo, ngày đầu ở trong phòng tạm giam không ngủ được vì thấy quá ồn và nhiều người. Đến khi bưng bát cơm chỉ có một nhúm rau và vài miếng thịt thì Sơn bật khóc vì ân hận. Bàn tay quen lướt phím bỗng run lên vì sợ, vì cảm giác hãi hùng khi nghĩ đến khoảng thời gian 12 năm đằng đẵng sống trong tù. Đến lúc này, Sơn mới thấy thương mẹ, tiếc những ngày tháng rong chơi và thèm được trở lại ngày xưa để làm lại từ đầu. Sơn đã viết thư về xin lỗi mẹ, mong mẹ tha lỗi cho mình và nhận được rất nhiều lá thư của mẹ gửi vào, khuyên nhủ, động viên. Sơn bảo nỗi ân hận nhất của Sơn là làm mẹ buồn. Gặp mẹ trong những lần thăm gặp, Sơn đã khóc khi thấy mẹ gầy đi rất nhiều, nhưng tuyệt nhiên bà không trách mắng mà còn động viên khiến Sơn càng day dứt.
Trao đổi với chúng tôi về tình trạng thanh thiếu niên phạm tội trong thời gian qua đang có xu hướng tăng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, có hai vấn đề cần làm rõ. Đó là, phải làm sao để thanh niên biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình, pháp luật cần xử lý nghiêm minh bằng những hình phạt nặng đủ sức răn đe, cảnh báo người trẻ. Điều thứ hai là, trong nhà trường hiện nay chỉ dạy học sinh về kỹ năng sống thôi chưa đủ, bởi bài học đó chỉ giúp họ có những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp. Điều quan trọng, từ bậc mầm non đến bậc đại học cần nhấn mạnh đến các bài học giá trị sống, dạy học sinh biết yêu thương con người, trân trọng giá trị cuộc sống của mọi người.
Ông Lâm cho rằng, những biến động trong gia đình và xã hội hiện nay đang làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trẻ em. Công tác giáo dục trong nhà trường chưa cao, chưa chú trọng dạy người, dạy kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh, chính sách cho người chăm sóc thanh thiếu niên không có. Theo ông Lâm, cha mẹ phải coi trọng giá trị của gia đình, các thành viên trong gia đình phải quan tâm đến nhau. Nhà trường phải đổi mới giáo dục, tăng cường công tác dạy người.
Thực tế cho thấy, trẻ em vào tù khi chưa hiểu biết về pháp luật, tuổi còn rất trẻ, đội ngũ quản giáo của ta cũng chưa được trang bị kiến thức về tâm lý sư phạm nhiều. Hình phạt cải tạo của các em hiện nay chỉ là lao động, lại cải tạo trong một môi trường có nhiều thành phần xã hội phức tạp nên việc giáo dục cho các em vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, nhà tù cần có đội ngũ cán bộ hiểu tâm lý sư phạm, có phương pháp giáo dục tốt, giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống cho các em.
TheoCông lý
Bước đường sa ngã của 'Hoa hậu trại giam'
Để có tiền cho những cuộc bay, lắc, Nhung tham gia vào đường dây buôn bán người sang Trung Quốc.
Nhiều người ngạc nhiên khi nghe tới hoàn cảnh xuất thân của "hoa hậu trại giam" Phú Sơn - Trương Thị Nhung.
Nhung có xuất phát điểm tốt so với nhiều phạm nhân khác. Hoàn cảnh gia đình gia giáo, nề nếp, bản thân được ăn học đàng hoàng và khi tốt nghiệp cấp 3, cô thi đỗ trường CĐ Nhạc - Họa trung ương.
Là một cô gái dễ gần, xinh xắn nên Nhung được thầy cô, bạn bè quý mến và nhiều người theo đuổi. Nhưng cuộc sống của Nhung bị đảo lộn từ khi cô yêu một chàng trai thành phố. Bạn bè, người thân can ngăn, nhưng cô lại càng lao vào tình yêu.
Cô được người yêu sắm cho những bộ cánh điệu đà, rồi cô cũng quen dần với việc đến những tụ điểm bar, vũ trường.
Ban đầu người yêu "bao nuôi", về sau, khi Nhung đã "ngấm" mùi dân chơi thì gã bỏ mặc. Những đồng tiền ít ỏi của bố mẹ từ quê gửi lên không đủ để cô bay, lắc. Cùng đường, Nhung theo người tình tham gia vào đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới để kiếm tiền ăn chơi.
Những chuyến đầu trót lọt, số tiền kiếm được cô nướng hết vào những trận bay đêm. Thấy kiếm tiền nhanh chóng nên cô đã sa chân và không có lối thoát. Đến khi nạn nhân của những vụ buôn bán người trốn thoát về Việt Nam tố cáo thì Nhung cùng đồng bọn bị bắt giam và tuyên phạt 15 năm tù. Nhung chính thức khép lại quãng đường sinh viên rộng mở.
Nhung (bên phải) đã tìm lại được niềm vui sống.
Giờ đây, khi đang cải tạo tại trại giam, nét đẹp của cô "dân chơi" vẫn rất đậm nét, ánh mắt vẫn rất sắc sảo, lanh lợi. Cô gái hối hận về những gì xảy ra trong quá khứ, cô xin lỗi ba mẹ và những nạn nhân đã bị cô đầy đọa sang Trung Quốc.
Trong trại giam, với vẻ đẹp cùng tài năng ca hát của mình cô được chọn vào đội văn nghệ. Cũng từ ngày thành "cây" văn nghệ của đội, Nhung đã tìm được niềm vui để tiếp tục bước tiếp quãng đường còn quá nhiều chông gai ở phía trước.
Theo Công lý
Đường sa ngã của kiều nữ làm môi giới mại dâm Né tránh nói trong tay có bao nhiêu cô gái chân dài đi "mua vui" cho các đại gia nhưng Út tiết lộ ngày cao điểm cô ta cũng kiếm được 15 triệu đồng. Không ngần ngại như nhiều nữ phạm nhân, ngày cuối tháng 8, sau khi diễn tiết mục văn nghệ, Hà Thị Út (22 tuổi ở huyện Văn Lãng, Lạng...