Con đường rùng rợn ’sảy chân là chết’ ở Trung Quốc
Người đi buộc phải băng qua những nấc thang bằng gỗ sơ sài, hẹp và một sợi xích để bám vào mà không có hàng rào bảo vệ.
Núi Hoa Sơn nằm ở TP Hoa Âm thuộc tỉnh Thiểm Tây, cách TP Tây An (Trung Quốc) 120 km về phía Đông, nằm trong nhóm Ngũ Nhạc danh sơn – 5 ngọn núi thiêng bao gồm Thái Sơn, Hành Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn và Hoa Sơn. Hoa Sơn bao gồm 5 đỉnh, trong đó cao nhất là đỉnh phía Nam với 2.154 m. Nơi đây sở hữu một trong những con đường leo núi nguy hiểm thót tim nhất hành tinh.
Tuy độ cao không quá lớn nhưng con đường lên núi là thử thách đối mặt với tử thần mà luôn được khuyên là chống chỉ định với những người yếu tim.
Để lên đến đỉnh núi, du khách phải băng qua những nấc thang chênh vênh được đính vào vách đá cao chót vót. Đoạn đường này được coi là nỗi ám ảnh khi người đi buộc phải băng qua những nấc thang bằng gỗ sơ sài, hẹp và một sợi xích để bám vào mà không có hàng rào bảo vệ.
Cho tới nay chưa có thống kê chính thức nhưng những báo cáo cho thấy ít nhất 100 vụ tử nạn đã xảy ra trên cung đường này. Muốn vượt qua con đường mòn dài trên dưới 100 m này, người ta phải dán sát người vào vách núi hết cỡ.
Chưa hết, những đoạn không còn chỗ đặt chân, người leo phải tận dụng những hố lõm ăn vào vách núi, nhìn xuống phía dưới là vực sâu thăm thẳm.
Vào mùa đông, người ta cấm leo núi Hoa Sơn vì băng tuyết phủ kín khiến con đường trơn trượt và nguy hiểm gấp bội phần. Mùa hè là thời gian cao điểm cho những ai muốn “giỡn mặt tử thần” thử cảm giác tận hưởng cảm giác chinh phục con đường leo núi nguy hiểm bậc nhất thế giới.
Chất đá ở Hoa Sơn là đá hoa cương với hàng loạt thạch bích dựng ngược cực kỳ ấn tượng.
Video đang HOT
Có những đoạn thay đổi độ cao, du khách phải bước trên những bậc thang gá bằng sắt tạm bợ, gió lùa thông thống, lạnh sống lưng.
Đây là một trong những đoạn đường rộng rãi nhất khi du khách có thể đứng được cả hai chân.
Trên đỉnh núi có một số tu viện cổ của các đạo sĩ từ xưa, là điểm hấp dẫn du khách tới thăm thú sau khi vượt qua cung đường nguy hiểm quanh núi.
Theo ngôi sao
Cô gái Việt chinh phục 'con đường chết chóc' ở Hoa Sơn
Dù sợ độ cao, Khánh Linh quyết tâm lên được đỉnh cao nhất của dãy Hoa Sơn, nơi có cung đường nguy hiểm có tiếng với đường mòn nhỏ, đường gỗ đơn sơ, vách đá dựng đứng.
Đặng Huỳnh Khánh Linh sinh năm 1992, đang sống tại TP HCM. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô thực hiện một chuyến du ngoạn Trung Quốc cùng một người bạn người bản xứ trong 60 ngày, và khám phá Singapore 20 ngày. Chuyến đi kéo dài từ 22/12/2015 đến 10/3/2016 qua nhiều thành phố lớn của Trung Quốc, chủ yếu là các thành phố và thắng cảnh ở miền bắc và miền tây.
Tôi đến thành phố Tây An - cố đô thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc và cũng là thành phố xếp thứ 10 trong những thành phố lớn nhất đất nước này - vào một sáng trời, không một chút nắng. Dù vẫn còn ngái ngủ sau một đêm dài trên xe lửa, ngay khi bước ra và nhìn thấy "Bức tường thành" trong sử sách sừng sững trước mắt, bao nhiêu mệt mỏi lẫn cơn lạnh thấu xương cũng biến hết. Vua Chu Nguyên Chương (vị vua đầu tiên của nhà Minh) cho xây những bức tường thành này chung quanh cố đô, và chính quyền thành phố vẫn còn duy trì những bức tường thành vĩ đại này đến hiện nay.
Tôi và người bạn bản xứ đồng hành đi xe khách từ Tây An đến chân núi Hoa Sơn, cách thành phố 100 km về phía đông, mất khoảng 2 giờ. Vé vào khu du lịch là 100 tệ, có giá trị trong 2 ngày. Du khách có thể nghỉ lại một đêm trên núi. Vé cáp treo từ chân núi đến đỉnh Bắc (đỉnh thấp nhất trong 5 đỉnh) chiều đi là 120 tệ, chiều về 45 tệ. Tổng cộng là 330 tệ (khoảng 1,1 triệu đồng) tiền vé cho hành trình một ngày, không rẻ chút nào.
Shuttle bus đưa khách đi hành trình khoảng một tiếng. Sau đó du khách đi bộ thêm vài trăm m nữa để đến chỗ cáp treo.
Cáp treo dài và rất hoành tráng. Tôi thực sự run khi di chuyển.
Hoa Sơn là một trong 5 ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn nổi tiếng, có 5 đỉnh, với độ cao hơn 2.000 m. Con đường núi "rùng mình" này nằm trên đỉnh Nam (South Peak) và cũng là đỉnh núi cao nhất.
Vì còn các kế hoạch khác, dù vé khi mua đã bao gồm 2 ngày tại đây, hai chúng tôi quyết định đi về trong ngày. Người muốn đi treking hoàn toàn từ chân núi đến đỉnh cần suy xét kỹ về thời gian. Trong ảnh là một đường hầm xuyên núi cho cáp treo đi qua.
Đầu tiên là đỉnh Tây (West Peak hay Lotus Peak). Đi theo hướng mũi tên chỉ, về phía phải là đỉnh Tây, phía trái là đỉnh Nam.
Đỉnh Tây của Hoa Sơn có độ cao 2.082,6 m, có hình dạng như một cánh hoa sen nên hay còn được gọi là đỉnh Hoa Sen.
Trên đường lên đỉnh núi, do thích chụp ảnh, tôi thường ra ngoài hàng rào an toàn để chụp, hơi nguy hiểm một chút, cần lưu ý từng bước chân.
Đỉnh Tây nhìn từ phía đối diện (trên đường đi lên đỉnh Nam). Nơi dây có kh ung cảnh ngoạn mục hiếm có.
Cảnh tượng quen thuộc ở các địa danh nổi tiếng tại Trung Quốc - ruy băng đỏ. Người Trung Quốc tin rằng việc để lại những dây tơ cùng các móc khóa này sẽ mang đến an lành cho người thân và cũng như là một minh chứng tình yêu cho đôi lứa.
Đỉnh Nam (South Peak) cũng là đỉnh cao nhất: 2.159,4m. Đường đi tương đối đơn giản, nhưng mất thời gian, tốn sức. Vượt qua được "những bậc thang lên thiên giới" này, bạn sẽ được con đường mòn kia đón chào, như một con quái vật nham hiểm.
Trong lúc xếp hàng chờ đến lượt, tôi tự mắng mình không biết bao nhiêu lần: "Vì sao sợ đến chân tay run cầm cập mà còn đứng ở đây chờ tới lượt?". Câu trả lời là: "Mình vượt ngàn cây số đến đây không phải để sợ".
Con đường núi Skywalk nằm khuất trong một góc núi, chỉ khoảng 100 m, nhưng mỗi giây mỗi phút trôi qua như một thế kỷ. Con đường được xây rất thô sơ từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 4, sau đó được tiếp tục trùng tu, mở rộng vào thời nhà Đường.
Dù đã biết trước, nhưng tôi vẫn kinh ngạc với hình ảnh trước mắt. Bước đi trên những thanh gỗ cực kỳ sơ sài, được đính sát vào vách núi và không hề có hàng rào bảo vệ, người lần đầu tiên khoác lên mình bộ dụng cụ leo núi như tôi trải nghiệm theo kiểu cảm xúc vỡ òa...
Ở cuối con đường một cái miếu nhỏ, không có gì đặc biệt. Khi đi về, tôi đỡ run hơn, nhưng thử tưởng tượng lúc đi về mà bạn gặp hàng chục người đang tiến tới và cần phải vượt qua bạn để đi tiếp. Tình cảnh khi đó có thể gọi là vui ra nước mắt.
Ít người leo núi Hoa Sơn vào mùa đông, vì tuyết gây trơn trượt, nguy hiểm. Theo thống kê không chính thức, mỗi năm có trên 100 người chết tại đây... Chúng tôi may mắn khi leo vào mùa đông và vẫn còn được viết những dòng này. Một sẻ chia nhỏ cho những bạn có kế hoạch đến đây chinh phục con đường này là, dù đi cùng người rất thân, dù sợ thế nào thì chính bạn hãy là người mở khóa, dịch chuyển khóa qua phần dây leo núi tiếp theo, khóa lại. Đừng để bất kỳ ai làm cho bạn! Đây là lúc cần phải tin vào chính mình nhất.
Đường đi xuống núi lại là một trong những thử thách điên rồ khác. Vì cáp treo sẽ ngừng hoạt động vào 18h, chúng tôi kết thúc thử thách trên vào khoảng hơn 17h, trễ hơn so với dự kiến, nên khá vội vàng và rối. Nhiệm vụ xuống ngọn núi vừa lớn vừa cao trên 2.000 m được thực thi thành công trong 45 phút thần kỳ với 4 bắp chân rã rời.
Vốn là người sợ độ cao, đứng ở tầng 2 nhìn xuống đất đã nghĩ đến cảnh trượt chân, hành trình chinh phục đỉnh cao nhất của dãy núi Hoa Sơn thực sự cho tôi cảm giác rùng rợn như phim tận thế của Hollywood.
Theo Zing News
60 ngày phượt Trung Quốc của cô gái Việt 23 tuổi Sau một phút nổi hứng, Linh quyết định thực hiện hành trình qua 8 tỉnh và 12 thành phố ở Trung Quốc, trong đó nhiều cung đường rất khó khăn. Đặng Huỳnh Khánh Linh (23 tuổi, đang sống và làm việc tại TP HCM) là cô gái trẻ, năng động, đam mê du lịch nên hiếm khi chịu ở nhà quá lâu. Ngay...