Con đường nào để Thể thao Điện tử phát triển lành mạnh?
Nhiều giải pháp giúp nền Thể thao Điện tử được đưa ra nhưng tỷ lệ thành công phụ thuộc phần lớn ở quá trình thực hiện.
Để Thể thao Điện tử có thể phát triển thành lĩnh vực lành mạnh, mang lại nhiều giá trị cho xã hội đồng thời xoá bỏ định kiến cần sự chung tay của nhiều ban ngành.
Nhà phát hành nắm rõ trách nhiệm
Vốn dĩ, bản chất của game là các trò chơi điện tử phục vụ nhu cầu giải trí, chưa kể chơi game đúng thời gian khuyến cáo, có thể giúp người chơi phát triển khả năng tư duy logic.
Game chỉ trở nên đi chệch hướng nếu đối tượng người chơi không phù hợp nhất là đối với tựa game có cốt truyện, điều hướng nhân vật, hoạt động đối kháng, hoạt động giật gân, phản cảm… mà nhà sản xuất đánh vào sự tò mò để thu hút người chơi. Đơn cử như việc nhiều poster quảng bá game thiết kế trang phục phản cảm không phù hợp với trẻ vị thành niên.
Như vậy, việc kiểm duyệt thông tin người chơi, kiểm soát thời gian chơi là những quy định cần thiết.
Gia đình hạn chế tác hại của game
Video đang HOT
Để quản lý việc chơi game không hề dễ dàng, điều này cần sự hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình và cả xã hội. Trong đó, gia đình là quan trọng nhất. Các bậc phụ huynh cần phải thường xuyên kiểm soát thời gian rảnh rỗi của trẻ, hạn chế tối đa việc cho trẻ chơi game.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghiện game, phụ huynh không nên cáu gắt, chì chiết mà cần tìm cách khuyên răn, nhắc nhở nhẹ nhàng. Ở cấp độ tiếp theo nên đối thoại với con cái để hiểu được tâm tư, từ đó có được định hướng đúng đắn.
Ngoài ra, để tránh tình trạng nghiện game cần tăng cường các hoạt động giải trí khác hay sân chơi vận động.
Cá nhân game thủ phải chuyên nghiệp hoá
Sự phát triển được vài năm gần đây không hề hấn gì so với những định kiến đã hằn sâu trong tâm trí thế hệ trước khi họ có cái nhìn tiêu cực về game, coi đó như một tệ nạn xã hội, vô bổ, tốn kém, ảnh hưởng đến học tập.
Thế nhưng không ít tấm gương tuyển thủ làng game nỗ lực, đuổi theo đam mê đã gặt hái được thành công: khán giả công nhận, thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống… phần nào đang từng bước tiếp cận ánh nhìn rằng đây là một nghề chính đáng.
Như vậy, mỗi người chơi cũng cần phải thể hiện tính chuyên nghiệp: biết cân bằng thời gian chơi game với các công việc, hoạt động hằng ngày khác, tránh để ảnh hưởng xấu tới cuộc sống thực tại.
Nếu có thể kết hợp đồng bộ sự nỗ lực từ nhiều phía này, Thể thao Điện tử sẽ chẳng khác nào được “rải hoa hồng” trên tiến trình phát triển trong môi trường lành mạnh.
Giới hạn giờ chơi game của trẻ em biến cuối tuần trở thành thảm họa cho các game thủ Trung Quốc
Cuối tuần vừa qua, hàng loạt game thủ Trung Quốc đã gặp phải vấn đề khi vào tựa game "Honor of Kings" do lượng người chơi tăng đột biến làm quá tải máy chủ.
Lệnh hạn chế ngặt nghèo nhất từ trước đến nay vừa được áp dụng cho ngành game Trung Quốc khi giới hạn người dưới 18 tuổi chỉ được chơi game 3 giờ mỗi tuần. Những tưởng chỉ nhắm đến các game thủ chưa đủ tuổi, hóa ra quy định mới này cũng tác động đến trải nghiệm của các game thủ khác.
Nhiều người chơi của tựa game "Honor of Kings" - một trong các tựa game di động phổ biến nhất ở quốc gia này - cho biết mình gặp phải hàng loạt vấn đề kỹ thuật như lag giật khi bước vào các trận đấu, đặc biệt trong khung giờ từ 8 giờ tối đến 9 giờ tối vào thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần.
Nguyên nhân của điều này dường như nằm ở việc số lượng người chơi đột ngột tăng vọt khi đó là thời điểm những người dưới 18 tuổi được phép chơi game và họ bắt đầu tràn vào chơi tựa game yêu thích của họ.
Theo quy định mới của chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế nạn nghiện game ở giới trẻ, những người dưới 18 tuổi chỉ được chơi game online 3 tiếng mỗi tuần - một tiếng mỗi ngày vào thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật cũng như những ngày nghỉ lễ quốc gia.
Vào thứ Bảy vừa qua, nhiều người chơi Honor of Kings cho biết, họ gặp phải "các vấn đề khi bước vào trận đấu" nhưng sau đó cho biết chúng đã được giải quyết mà không giải thích gì thêm.
Hiện "Honor of Kings" là tựa game di động mang lại doanh thu cao nhất cho Tencent trong năm 2020 trên toàn cầu. Công ty cho biết, đây cũng là tựa game di động phổ biến nhất Trung Quốc, với lượng người chơi hàng ngày trung bình lên tới 100 triệu người.
Với việc các dịch vụ bị gián đoạn từ cuối tuần qua - thời điểm bắt đầu áp dụng quy định hạn chế giờ chơi game của chính phủ - làm nhiều người dự đoán rằng nguyên nhân nằm ở việc hàng triệu người chơi dưới 18 tuổi đột ngột tràn vào tựa game này ở thời điểm đó, khiến máy chủ trở nên quá tải. Riêng thứ Hai vừa qua, một hashtag liên quan đến sự gián đoạn này cũng đã được xem hơn 850 triệu lượt trên Weibo.
Bất chấp các trở ngại gặp phải vào cuối tuần qua, Tencent cho biết, người chơi dưới 18 tuổi chỉ đóng góp một phần nhỏ vào doanh thu của họ. Theo báo cáo của công ty, người chơi dưới 16 tuổi chỉ đóng góp 2,6 doanh thu từ mảng game của Tencent trong quý 2 năm nay - khoảng 840 triệu Yên (khoảng 130 triệu USD) - trong khi mức đóng góp từ người chơi dưới 12 tuổi còn thấp hơn nữa, chỉ 0,3%.
Hiện Trung Quốc đang là thị trường game và thể thao điện tử lớn nhất thế giới, với tổng doanh thu ước tính tăng trưởng khoảng 1/3 để đạt mức 41,7 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2025.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc ngày càng tỏ ra lo ngại các tác động tiêu cực của lĩnh vực game online và siết chặt các biện pháp kiểm soát để hạn chế nạn nghiện game online - tệ nạn được cho là nguồn gốc của nhiều yếu tố khác như suy giảm thị lực mắt và học lực kém. Đầu tháng trước, một bài viết được đăng tải trên một tờ báo Nhà nước còn gọi các tựa game online là "thuốc phiện tinh thần" cho lứa tuổi thanh thiếu niên, thậm chí còn nêu đích danh đến tựa game "Honor of Kings."
PUBG Mobile Việt Nam phát hành Sách Kỹ Thuật Thể Thao Điện Tử PUBG MOBILE Việt Nam chính thức phát hành Sách kỹ thuật Thể Thao Điện Tử (eSports) đầu tiên tại Việt Nam. Đây là tài liệu chính thức thuộc về Ban tổ chức các giải đấu eSports PUBG MOBILE VN và công ty Cổ Phần VNG, được biên soạn từ tháng 01.2021. Đồng thời, đây cũng là Sách cung cấp và hướng dẫn thông...