Con đường lây lan bệnh sởi

Theo dõi VGT trên

Bệnh sởi lây truyền nhanh qua đường hô hấp, nhất là khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn nước bọt vào không khí, người lành hít vào rất dễ lây.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) cho biết, sởi là bệnh do virus gây ra, thường gây biến chứng ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp ở người chưa có miễn dịch do chưa chủng ngừa đầy đủ và chưa mắc bệnh sởi lần nào, rất hiếm gặp ở người đã có chủng ngừa.

Bệnh sởi lây truyền rất nhanh, nhất là trong trường hợp người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt nước bọt vào không khí, người lành hít vào qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virus ra môi trường xung quanh từ thời kỳ ủ bệnh (trước khi phát ban vài ngày) và kéo dài đến 5-7 ngày sau khi ra ban.

Bên cạnh đó, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn cũng có thể làm lây lan virus sang người khác.

Sởi đặc biệt dễ lây lan và trở thành dịch nếu không kịp thời cách ly bệnh nhân. Trong gia đình nếu có một người bị bệnh thì đa phần người chưa có miễn dịch còn lại sẽ bị nhiễm. Riêng đối với trẻ sơ sinh đã có được kháng thể miễn dịch từ người mẹ truyền sang thông qua nhau thai. Lượng kháng thể này có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Đây là lý do ngành y tế khuyên cáo nên tiêm chủng ngừa sởi cho trẻ từ 9 tháng đến trước 12 tháng tuổi.

Con đường lây lan bệnh sởi - Hình 1

Một bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh:N.Phương.

Triệu chứng của bệnh

Sởi thường kéo dài 7-10 ngày. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao 39-40 độ C, ho nhiều, chảy mũi, đỏ mắt, bỏ ăn. Người lớn và trẻ lớn triệu chứng sẽ rầm rộ hơn, kèm theo đau đầu, đau cơ.

Phát ban xuất hiện sau 4-5 ngày sốt, ho. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1-2 mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Ban mọc theo thứ tự từ sau tai, mặt, thân và lan dần xuống chân. Sau khi mọc ban, người bệnh còn ho và sốt cao cho đến khi ban lan đến chân. Sau đó sốt sẽ giảm, ban bay dần theo thứ tự mọc và để lại vết thâm da kéo dài nhiều tuần.

Trẻ em mắc bệnh này thường gặp biến chứng như viêm phổi, viêm thanh quản, tiêu chảy phân có máu, viêm tai giữa gây chảy mủ tai và đặc biệt là gây suy dinh dưỡng, còi cọc lâu dài. Người lớn và trẻ lớn mắc bệnh sởi có thể bị biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể gây sẩy thai hay gây dị tật cho thai nhi.

Việc cần làm khi phát hiện người nhà bị sởi

Video đang HOT

Nếu thấy trẻ ho dai dẳng, sốt cao 39-40 độ liên tục trong 2 ngày thì nhiều khả năng bé đã bị sởi. Bệnh này có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt (nếu có sốt), thuốc giảm ho. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần theo dõi nhịp thở của bệnh nhi, nếu thấy thở nhanh, gấp hoặc kèm theo co giật thì phải mang đến cơ sở y tế địa phương để theo dõi.

Cần tăng cường dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân để tránh mắc bệnh cơ hội. Trẻ mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi phải được cách ly, nghỉ học và không đến nơi tập trung đông người để tránh lây lan cho cộng đồng.

Các quan niệm sai lầm nên tránh

- Khi thấy trẻ bị sởi, người lớn thường áp dụng mọi biện pháp kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể. Điều này là sai lầm. Bác sĩ Khanh khuyên không nên làm như thế vì khi trùm kín sẽ khiến trẻ không thể hạ sốt, sẽ co giật do sốt cao. Nếu không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Cần lưu ý không nên để trẻ bị quá lạnh.

- Kiêng cữ ăn uống vì sợ người bệnh khó tiêu cũng là quan niệm sai lầm. Bác sĩ khuyên không nên kiêng ăn vì trẻ bị sốt phát ban thường kèm chán ăn, nếu kiêng ăn trẻ rất dễ suy dinh dưỡng và dễ bị biến chứng. Khi trẻ mắc bệnh cần ép trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thực phẩm dễ tiêu.

- Nhiều gia đình có trẻ bị sởi không chú ý vệ sinh nơi ở, do đó càng khiến tình trạng lây nhiễm trở nên trầm trọng. Theo khuyến cáo, khi phát hiện một người nào đó mắc bệnh sởi, gia đình nên cách ly, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ môi trường sinh sống và giữ cho nơi ở luôn thông thoáng.

- Nghĩ rằng bệnh sởi lây qua tiếp xúc da ở những nốt ban. Thực ra bệnh này chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn những giọt dịch tiết ra ngoài rồi khuếch tán trong không khí, người lành hít vào sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc có tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn sạch cũng có thể làm lây lan virus sang người khác. Rất ít gặp trường hợp lây gián tiếp qua tiếp xúc ngoài da.

- Quá chủ quan, không tiêm phòng cho trẻ nhỏ: Nhiều phụ huynh do ỉ lại hoặc sợ biến chứng mà không tiêm chủng cho con em từ sau 9 tháng tuổi đến trước 1 tuổi. Theo ghi nhận, hầu hết trường hợp trẻ mắc bệnh đều chưa được tiêm chủng.

- Quá bi quan về bệnh: Mặc dù đang vào mùa dịch nhưng sởi được đánh giá là không quá nguy hiểm, đa phần có thể chữa khỏi. Theo ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày có khoảng 40-60 trẻ nằm viện điều trị bệnh sởi. Đa phần bệnh nhi đều được chữa khỏi trong thời gian ngắn, chưa có trường hợp nào tử vong.

- Áp dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng hiệu quả: Khi trẻ bị bệnh, nhiều phụ huynh vì lo sợ nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng bằng cỏ, cây, hoa, lá chưa được chứng minh hiệu quả thì nguy cơ gây nhiễm trùng, ngộ độc rất dễ xảy ra.

Cách phòng ngừa

- Cách ly, không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.

- Tiêm ngừa cho trẻ từ lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho mình và người khác.

- Những nơi có các ổ dịch tập trung, trẻ có nguy cơ cao cần được tiêm văcxin sởi theo khuyến cáo của cơ quan y tế địa phương.

- Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ.

Theo VNE

111 ca tử vong, hơn 7.000 ca bệnh sởi

Ngày 16-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có một ngày tận mắt chứng kiến các phòng bệnh đông nghẹt bệnh nhi mắc bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi T.Ư.

Sau buổi họp kín với Tổ chức Y tế thế giới, đại diện Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - công bố số bệnh nhân mắc sởi đã lên đến trên 7.000 bệnh nhân, tức tăng hơn gấp đôi so với công bố sáu ngày trước đó. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định không giấu dịch.

111 ca tử vong, hơn 7.000 ca bệnh sởi - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong vòng vây báo chí (ảnh chụp sáng 16-4 tại Bệnh viện Nhi T.Ư) - Ảnh: Nguyễn Khánh

"Bộ y tế không giấu dịch" ?

Đúng trong thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm Bệnh viện Nhi T.Ư lần đầu tiên kể từ đầu vụ dịch sởi, gia đình anh V. ở Văn Giang, Hưng Yên lầm lụi bế thi thể con về. Bọc con vừa vĩnh biệt cõi đời trong một chiếc khăn bông lớn, anh V. vừa đi vừa khóc, còn vợ anh phải có người dìu vì không bước nổi. Con anh V. mới 9 tháng tuổi, đến Bệnh viện Nhi T.Ư điều trị viêm phổi và mắc sởi ở đây. Chứng kiến cảnh này không ai cầm được nước mắt. Đây chính là bệnh nhi thứ 104 tử vong do sởi và liên quan đến sởi tại Bệnh viện Nhi T.Ư trong hơn hai tháng qua. Tính chung tại Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và hai ca tử vong tại Yên Bái cuối tháng 1-2014, đã có tổng số 111 ca tử vong do sởi chỉ trong gần ba tháng qua.

Điều khiến dư luận quan tâm là số tử vong do sởi này cao hơn gần năm lần so với công bố cách đây sáu ngày của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, với chỉ 25 trường hợp. Về số lượng bệnh nhân sởi, sau phiên họp kín bất thường sáng 16-4, ông Nguyễn Văn Kính cho biết riêng số trẻ có xét nghiệm xác định mắc sởi đã lên đến trên 7.000 ca, tại 61/63 địa phương trong cả nước. So với công bố cách đây sáu ngày, số mắc sởi cũng tăng vọt lên hơn gấp đôi.

Trả lời về nghi vấn Bộ Y tế giấu dịch, khi chỉ sau sáu ngày số mắc sởi tăng hơn gấp đôi và số tử vong tăng gần gấp năm lần, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng Bộ Y tế không giấu dịch mà tách riêng con số 25 ca tử vong chắc chắn do bệnh sởi, số còn lại là bệnh nhân sởi trên nền các bé bị tim bẩm sinh, bại não, suy dinh dưỡng... và tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong sáu ngày mà số mắc sởi tăng lên bất thường khiến người dân bất ngờ.

Theo ông Nguyễn Văn Kính, sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, số mắc bệnh có thể thay đổi mỗi ngày. Tuy nhiên, giải thích này khiến những người quan tâm chưa thấy hài lòng, vì sự thay đổi quá đột ngột về số người mắc bệnh. Nỗi băn khoăn số ca mắc tăng nhanh bất thường hay Bộ Y tế "cất" bớt ca mắc, cập nhật chậm chạp số người mắc bệnh là câu hỏi chưa được trả lời thỏa đáng.

111 ca tử vong, hơn 7.000 ca bệnh sởi - Hình 2

Nỗi đau tột cùng của cha mẹ cháu H.N.P. (9 tháng tuổi, quê ở Văn Lâm, Hưng Yên) tử vong vì bệnh phổi và sởi tại Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) sáng 16-4 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Hà Nội có công bố dịch hay không?

Chuyến thăm của bà Nguyễn Thị Kim Tiến tới Bệnh viện Nhi T.Ư, tâm điểm của dịch sởi, là muộn màng. Tuy nhiên, đã có những giải pháp chống dịch sởi quyết liệt hơn sau chuyến đi của bà Tiến. Theo đó, Bộ Y tế giao ba bệnh viện của Hà Nội gồm Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đống Đa là vệ tinh của ba bệnh viện đầu ngành gồm Nhi T.Ư, Nhiệt đới T.Ư và Bạch Mai, ba bệnh viện tuyến cuối sẽ cử thầy thuốc đến trực chiến tại ba bệnh viện vệ tinh. "Việc này để giảm bớt việc chuyển tuyến quá đông đến bệnh viện tuyến cuối, chống lây nhiễm chéo" - bà Tiến nói.

Có đến 30% số mắc sởi và 50% số tử vong trong mùa dịch sởi này là bệnh nhi Hà Nội. Điều đáng nói hơn, theo ước tính của ông Nguyễn Nhật Cảm - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, nơi đây còn đến 100.000 trẻ chưa có miễn dịch với bệnh sởi. Những con số này khiến người ta lo lắng về nguy cơ lây lan tiếp dịch sởi ở Hà Nội, trong khi TP này không công bố dịch. Theo bà Tiến, cần tới năm yếu tố để quyết định có hay không công bố một vụ dịch nhóm B như dịch sởi, trong đó có yếu tố dịch vượt quá khả năng xử lý của địa phương, có thay đổi về tác nhân gây bệnh... "Tôi là nhà quản lý nên không phát ngôn thay công việc của chuyên môn. Việc Hà Nội có công bố dịch hay không thì giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền đã cho biết sẽ trao đổi với UBND TP" - bà Tiến nói.

111 ca tử vong do sởi trong thời gian chưa đầy ba tháng, trong đó riêng Hà Nội chiếm một nửa trong tổng số ca tử vong, các cơ sở điều trị luôn ở trong tình trạng quá tải bệnh nhi, phải sắp xếp 3-4 trẻ/giường, thiếu thiết bị y tế tới mức phải xuất quỹ dự trữ quốc gia, như vậy đã là vượt quá khả năng xử trí của địa phương hay chưa? Chúng tôi thông tin để bạn đọc có câu trả lời của riêng mình. Riêng về việc virút sởi đã có biến đổi về độc lực và cách lây truyền hay chưa, ông Nguyễn Văn Kính cho biết qua giải trình tự gen, chủng virút gây dịch sởi năm nay vẫn là chủng truyền thống. "Tuy nhiên để xác định độc lực có thay đổi không thì phải đợi thêm một thời gian nữa mới có câu trả lời" - ông Kính cho biết.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập dịch Ngày 16-4, Thủ tướng Chính phủ có công điện về việc phòng chống dịch sởi. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung chỉ đạo cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh sởi tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế thấp nhất trường hợp bị tử vong, ngăn chặn lây chéo trong bệnh viện, đặc biệt là các cơ sở y tế tuyến trung ương bị quá tải, khẩn trương dập tắt dịch sởi. Bổ sung ngay máy thở, trang thiết bị y tế, thuốc để bảo đảm cấp cứu điều trị bệnh nhân, sinh phẩm cần thiết phòng lây chéo tại các bệnh viện và chế độ đối với người làm công tác phòng chống dịch sởi... Thủ tướng cũng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh thành phối hợp Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác cấp cứu, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh cũng như ngăn chặn lây lan dịch bệnh tại cộng đồng và trong bệnh viện; khoanh vùng ổ dịch và xử lý triệt để không để lan rộng; tiêm đủ văcxin sởi cho đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Bảo đảm việc cấp đủ phương tiện, kinh phí phòng chống dịch sởi cho các cơ sở y tế trên địa bàn. V.V.THÀNH

Tây Ninh: hết văcxin sởi và rubella Ông Vũ Văn Ngọ, trưởng phòng hành chính tổng hợp Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, cho biết tính đến sáng 16-4, bệnh viện này đã tiếp nhận 95 bệnh nhân sởi cả người lớn và trẻ em, trong đó có 16 ca bệnh rất nặng. Theo ông Ngọ, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì bệnh sởi, nhưng có một trường hợp bé gái 3 tháng tuổi ở xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng được gia đình xin về vì bệnh quá nặng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Họa - trạm trưởng trạm y tế xã Kiến Thiết, cho biết cháu bé này đã tử vong sau khi được đưa về nhà. Trong khi đó tại Tây Ninh, nhiều người dân bức xúc khi đưa trẻ dưới 3 tuổi đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tây Ninh tiêm văcxin sởi và rubella nhưng đơn vị này hết thuốc. Ngày 16-4, ông Trần Văn Bé - giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh - cho biết hai loại văcxin này đã hết 1-2 tháng nay nên không thể cung cấp cho các trường hợp đến tiêm dịch vụ, nhưng vài ngày nữa có thể có văcxin. Ông Bé khẳng định chỉ thiếu văcxin sởi và rubella cho dịch vụ, còn văcxin trong chương trình tiêm chủng quốc gia vẫn được đảm bảo. THÂN HOÀNG - NGỌC HẬU

* Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc: Chưa đủ điều kiện công bố dịch sởi Cuối giờ chiều 16-4, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì phiên họp "nóng" với Sở Y tế và ngành y tế các quận huyện của Hà Nội. Trao đổi với Tuổi Trẻ sau phiên họp, bà Ngọc nói: "Sau khi họp với Bộ Y tế về, anh Hiền (Nguyễn Khắc Hiền, giám đốc Sở Y tế Hà Nội - PV) báo cáo với tôi là cả nước mới có 25 ca chính xác tử vong vì sởi, trong đó có 14 trường hợp tử vong là của Hà Nội". Bà Ngọc cho biết các quận huyện và Sở Y tế báo cáo chính thức đến ngày 16-4 Hà Nội có 1.052 ca mắc sởi, trong đó có 14 ca tử vong vì sởi. "Tất cả quận huyện và sở đã cùng phân tích trong số 1.052 ca mắc sởi hiện nay có tới 88,3% là chưa tiêm phòng sởi. Nguyên nhân được xác định là do gia đình không đưa đến tiêm phòng và do tiêm chưa đủ mũi theo quy định. Hiện Hà Nội đã thống kê vẫn còn khoảng 1.000 trường hợp chưa tiêm phòng, vì vậy trước ngày 20-4 tôi yêu cầu từng quận huyện phải tổ chức tiêm phòng vét cho triệt để" - bà Ngọc cho hay. Về số trường hợp mắc sởi và tử vong vì sởi còn khác nhau về số liệu, bà Ngọc khẳng định trước mắt lãnh đạo TP đã yêu cầu ngành y tế từng quận huyện phải rà soát, nắm lại cho chính xác tới từng trường hợp một. "Ngay số liệu 14 trường hợp tử vong của Hà Nội cũng phải phân tích cho chính xác. Riêng số chưa tiêm phòng phải đến từng nhà động viên để tiêm bằng được. Gia đình nào kiên quyết không tiêm sẽ lập danh sách" - bà Ngọc nói. Trả lời về việc Hà Nội có công bố dịch sởi, bà Ngọc khẳng định 14 trường hợp tử vong vì sởi của Hà Nội đều được nắm chi tiết. Còn để công bố dịch phải đủ điều kiện, hiện nay chưa đủ điều kiện để công bố dịch. Trước hết TP nêu rõ quan điểm để Sở Y tế, ngành y tế quận huyện phải thực hiện, đó là khống chế dịch bệnh, không để lây lan ở các điểm mới. Khống chế bằng cách các trường hợp chưa tiêm phòng phải được tiêm phòng. "Tôi đã yêu cầu cả Sở Giáo dục - đào tạo phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn tới các trường tiểu học về cách thức xử lý khi có biểu hiện mắc sởi của học sinh" - bà Ngọc nói. XUÂN LONG

Cảnh giác bệnh sởi ở người lớn Trước đây bệnh sởi chỉ gặp ở trẻ em, nhưng từ năm 2009-2010 đến nay bệnh gặp cả ở người lớn. Theo ông Nguyễn Văn Kính - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, 90% trong số 313 bệnh nhân sởi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư là người lớn, trong đó người lớn tuổi nhất là 44 tuổi. Theo ông Kính, khác với biến chứng thường gặp ở trẻ em mắc sởi là viêm phổi, ở người lớn biến chứng thường gặp nhất là viêm não. Tại cuộc họp với Bộ Y tế ngày 16-4, theo đại diện Tổ chức Y tế thế giới ở VN, điểm lạ của các ca sởi năm nay là tỉ lệ trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi khá lớn (bệnh nhân nhỏ nhất là bé 2 tháng tuổi), biến chứng sau sởi của nhóm bệnh nhân này rất nặng, nhưng nếu hạ tuổi chủng ngừa thì Tổ chức Y tế thế giới lo ngại có tai biến sau tiêm, đồng thời băn khoăn về việc VN có sàng lọc được các trường hợp có chống chỉ định tiêm ngừa hay không.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chânPhát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân
19:18:54 23/12/2024
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
22:42:26 23/12/2024
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm3 việc người già không nên làm vào sáng sớm
19:53:23 23/12/2024
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
07:39:30 24/12/2024
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏeNhững lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe
18:19:03 23/12/2024
Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyênChuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên
20:25:17 23/12/2024
Người phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nướcNgười phụ nữ nguy kịch do thường xuyên ngâm chân trong nước
20:35:12 23/12/2024

Tin đang nóng

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Hồng Thanh?Chuyện gì đang xảy ra với Hồng Thanh?
06:11:32 25/12/2024
Sao nam Vbiz giảm 35kg, ngoại hình hiện tại gây bất ngờSao nam Vbiz giảm 35kg, ngoại hình hiện tại gây bất ngờ
05:52:56 25/12/2024
Sao Việt 25/12: Đỗ Mỹ Linh đón Noel cùng chồng con, Khánh Vân tình tứ bên ông xãSao Việt 25/12: Đỗ Mỹ Linh đón Noel cùng chồng con, Khánh Vân tình tứ bên ông xã
06:58:27 25/12/2024
Tóc Tiên thừa nhận mua giải Chị ĐẹpTóc Tiên thừa nhận mua giải Chị Đẹp
06:43:37 25/12/2024
2 tài tử "nghiện vợ con" nhất Kbiz gọi tên Hyun Bin - Song Joong Ki: Người được khen hết lời, người bị mỉa mai không thương tiếc2 tài tử "nghiện vợ con" nhất Kbiz gọi tên Hyun Bin - Song Joong Ki: Người được khen hết lời, người bị mỉa mai không thương tiếc
05:56:33 25/12/2024
Công ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiền về quêCông ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiền về quê
07:10:17 25/12/2024
Phạm Băng Băng 12 tuổi đẹp cỡ nào mà khiến giáo viên phải "cảnh báo" bố mẹ cô làm 1 điềuPhạm Băng Băng 12 tuổi đẹp cỡ nào mà khiến giáo viên phải "cảnh báo" bố mẹ cô làm 1 điều
06:06:32 25/12/2024

Tin mới nhất

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

08:54:57 25/12/2024
Với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu trong ngày. Dù là ngày thường hay cuối tuần, họ đều uống một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày làm việc.
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

08:51:49 25/12/2024
Mất ngủ thường xuyên gây rối loạn chức năng chuyển hóa, làm mất khối lượng cơ bắp. Thiếu ngủ làm suy giảm tốc độ tổng hợp protein. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ ở tay, chân.
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ

Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ

08:32:32 25/12/2024
Theo y học cổ truyền, các tài liệu đông y ghi nhận dược liệu đại táo vị ngọt, tính bình có công dụng bổ trung, cường lực, ích khí, trừ phiền muộn, dưỡng tỳ, bình vị khí, giải độc.
Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

08:28:36 25/12/2024
Vị trí xuất hiện có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở nếp lằn mông, nếp gấp dưới cánh tay, vùng bẹn hoặc những vùng ra nhiều mồ hôi.
Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

08:20:15 25/12/2024
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024

Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024

08:54:08 24/12/2024
Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).

Có thể bạn quan tâm

Giữa trời lạnh, người phụ nữ phát hiện bé gái có hành động lạ dưới sân chung cư, vừa thấy chị đến thì lập tức bỏ chạy

Giữa trời lạnh, người phụ nữ phát hiện bé gái có hành động lạ dưới sân chung cư, vừa thấy chị đến thì lập tức bỏ chạy

Netizen

12:30:22 25/12/2024
Trên đường ra khỏi khu dân cư, chị mơ hồ thấy một bóng dáng nhỏ bé đứng lấp ló bên đường, ngó ngang ngó dọc một cách khá... đáng nghi. Chị tưởng em bé này đang làm chuyện gì xấu , nên tò mò tiến tới muốn xem
Cố vấn ông Trump cảnh báo Hamas: Thả con tin nếu muốn sống

Cố vấn ông Trump cảnh báo Hamas: Thả con tin nếu muốn sống

Thế giới

12:26:57 25/12/2024
Cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền sắp tới tại Mỹ gửi lời cảnh báo cứng rắn đến lực lượng Hamas đang giam giữ con tin tại Dải Gaza và đồng minh Houthi tại Yemen.
Vụ ô tô tông tử vong bé 17 tháng: Người điều khiển xe máy có phải liên đới chịu trách nhiệm?

Vụ ô tô tông tử vong bé 17 tháng: Người điều khiển xe máy có phải liên đới chịu trách nhiệm?

Tin nổi bật

12:14:42 25/12/2024
Nhiều người cho rằng, cả tài xế xe ô tô và xe máy đều sẽ phải chịu trách nhiệm trong vụ việc ô tô đánh lái tránh xe máy khiến bé 17 tháng tuổi tử vong ở Tuyên Quang. Điều này có đúng không?
Bị khởi tố vì giúp bạn... đánh đối thủ và hủy hoại tài sản

Bị khởi tố vì giúp bạn... đánh đối thủ và hủy hoại tài sản

Pháp luật

11:55:48 25/12/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Phước áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Văn Tính (SN 2007, trú xã Tiên Cảnh) về hành vi Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác .
Những phản diện ấn tượng nhất của làng game thế giới năm 2024, "anh Liêm" là cái tên không thể thiếu

Những phản diện ấn tượng nhất của làng game thế giới năm 2024, "anh Liêm" là cái tên không thể thiếu

Mọt game

11:49:10 25/12/2024
Thậm chí sẽ chẳng quá nếu nói rằng nhân vật phản diện là một phần quan trọng trong việc tạo ra sự căng thẳng trong câu chuyện của trò chơi và bản thân chúng có thể là một số nhân vật tuyệt vời nhất mà tựa game mang tới.
Loài sinh vật thứ hai trên thế giới biết phẫu thuật

Loài sinh vật thứ hai trên thế giới biết phẫu thuật

Lạ vui

11:44:43 25/12/2024
Kiến thợ mộc Florida có khả năng phẫu thuật cắt cụt chân và làm sạch vết thương để ngăn nhiễm vi khuẩn lan rộng cho đồng loại.
Bộ ảnh giáng sinh gây bão view nhà Văn Hậu và Doãn Hải My, vóc dáng nàng WAG "mẹ một con trông mòn con mắt"

Bộ ảnh giáng sinh gây bão view nhà Văn Hậu và Doãn Hải My, vóc dáng nàng WAG "mẹ một con trông mòn con mắt"

Sao thể thao

11:40:13 25/12/2024
Không khí giáng sinh năm 2024, ngập tràn đường phố. Trên mạng xã hội dân tình cũng nô nức khoe những bức ảnh diện đồ lộng lẫy đón giáng sinh và chuẩn bị đón năm mới 2025.
Giáng sinh về, nàng đã sẵn sàng để tỏa sáng với sắc đỏ quyến rũ?

Giáng sinh về, nàng đã sẵn sàng để tỏa sáng với sắc đỏ quyến rũ?

Thời trang

11:13:28 25/12/2024
Sắc đỏ dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển, thanh lịch đến hiện đại, cá tính. Với sự đa dạng trong thiết kế, từ đầm xòe nữ tính, áo khoác đến phụ kiện tinh tế, sắc đỏ sẽ là lựa chọn để bạn tỏa sáng trong những bữa...
Nữ MC trẻ thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh là ứng viên Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Nữ MC trẻ thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh là ứng viên Hoa hậu Quốc gia Việt Nam

Sao việt

10:34:47 25/12/2024
Quản Trần Gia Hân - nữ MC trẻ đến từ Đồng Nai - đang tạo dấu ấn trong hành trình chinh phục vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/12: Song Tử may mắn, Bảo Bình khó khăn

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/12: Song Tử may mắn, Bảo Bình khó khăn

Trắc nghiệm

10:23:07 25/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 25/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Song Tử hãy tự tin thể hiện khả năng, Bảo Bình cần quyết đoán hơn.
'Không thời gian' tập 19: Bà Hồi yêu cầu Hạnh chấm dứt tình cảm với Hùng

'Không thời gian' tập 19: Bà Hồi yêu cầu Hạnh chấm dứt tình cảm với Hùng

Phim việt

10:05:59 25/12/2024
Trong Không thời gian tập 19, bà Hồi yêu cầu con gái chấm dứt tình cảm với Hùng nhưng không đưa ra lý do thuyết phục.