Con đường lao lý của thầy giáo “bầu sô”
Từng là giáo viên dạy nhạc, là “bầu sô”, Phạm Quang Cường (SN 1978, trú tại phường Thành Công, TP Việt Trì, tỉnh phú Thọ) lâm đường lao lý chỉ vì cơn say đỏ đen. Cờ bạc khiến Cường từ một người hào hoa phong nhã thành kẻ tù tội, đường tương lai tăm tối.
Quá khứ vàng son
Sinh ra và lớn lên ở miền quê Yên Lạc, Phú Thọ, Phạm Quang Cường được trời phú cho khả năng cảm thụ âm nhạc hơn người. Học hết phổ thông, Cường thi đỗ vào Khoa âm nhạc Đại học Sư phạm I Hà Nội.
Phạm nhân Phạm Quang Cường
Trở về quê làm giáo viên dạy nhạc ở nhiều trường tiểu học và trung học quanh TP Việt Trì, ngày ấy Cường hào hoa và luôn được học trò quý mến. Đồng lương giáo viên ít ỏi, không cam chịu cuộc sống đạm bạc, Cường xin về làm nhạc công ở Trung tâm văn hóa tỉnh Phú Thọ.
Cường chia sẻ rằng: “Đồng lương giáo viên ba cọc, ba đồng không đảm bảo cuộc sống. Tôi đã cố gắng dạy thêm nhiều trường để kiếm thêm tiền lo cho gia đình, nhưng mọi công sức vẫn không được đền đáp xứng đáng. Do vậy, mặc dù còn yêu nghề, nhưng tôi vẫn quyết định bỏ ra làm ngoài”.
Ngoặt sang một con đường mới, Cường nhận được nhiều sô diễn với cát sê cao, tiền bạc đã không còn là nỗi lo lắng canh cánh với anh ta.
Làm việc ở Trung tâm văn hóa tỉnh được 2 năm, Cường xin nghỉ việc, tự mình đứng ra làm ông bầu mở các sô diễn ca nhạc phục vụ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh Phú Thọ.
Video đang HOT
Vốn nhanh nhạy lại có quan hệ rộng, ngay từ những ngày đầu hành nghề, mức thu nhập của ông bầu Cường đã gấp gần 10 lần mức lương nhà nước trước đây. Vốn là dân văn nghệ sỹ, sẵn có tiền nhiều trong tay, Cường chi tiêu phóng khoáng như một đại gia thứ thiệt.
Tiền bạc với Cường dường như bao nhiêu cũng là không đủ. Muốn giàu nhanh, Cường lao vào đỏ đen. Càng thua Cường càng cay cú, muốn gỡ gạc. Anh ta “xuống tiền” không tiếc tay. Ban đầu chỉ là vài chục nghìn đồng, sau đó Cường đổ ra tiền trăm, rồi thậm chí cả trăm triệu đồng để chơi lô đề.
Thay vì chú tâm vào công việc tổ chức các show biểu diễn nghệ thuật để kiếm tiền, trong đầu Cường luôn nhảy nhót những con số lô đề.
Từ ngày dính vào lô đề, Cường thua nhiều hơn thắng, tiền gửi về cho bố mẹ cũng thưa dần, thậm chí có tháng nhẵn túi, Cường không vét được đồng nào đưa về cho gia đình. Cờ bạc đã biến Cường từ một ông bầu phong độ thành kẻ nghèo khó.
Bao năm gây dựng, bỗng chốc Cường trở thành kẻ trắng tay, nhưng không vì thế mà Cường tỉnh ngộ. Anh ta vẫn đắm đuối với vòng xoáy đỏ đen, đẩy bản thân vào cảnh túng quẫn và cuối cùng đã phải làm liều.
Bước lầm lỡ
Mỗi khi “lên cơn nghiện cờ bạc”, trong túi không có tiền, Cường vẽ ra đủ lý do để vay tiền của người thân, bạn bè ném vào bài bạc, lô đề. Và khi những đồng tiền cuối cùng rời khỏi ví cũng là lúc Cường rơi vào trạng thái túng quẫn.
Cường kể lại: “Trong lúc thua lô đề quá nhiều tiền, tôi nảy sinh ý định thuê xe ô tô, cắm xe lấy tiền chơi lô đề tiếp. Nếu gỡ được một hai “quả” sẽ chuộc lại ô tô cho người ta và chấm dứt chơi lô đề”.
Đầu tháng 5/2011, Cường mang giấy chứng minh thư nhân dân của mình và xe máy đến một công ty cho thuê xe ô tô tự lái ở Hà Nội thuê xe Innova 7 chỗ trong thời gian một tuần với giá 800.000 đồng/ngày.
Cầm chìa khóa xe ô tô, Cường đánh xe về quê Yên Lạc, cầm cố được 120 triệu đồng. Có tiền trong tay, Cường lại ném cả vào cờ bạc. Anh ta nhớ lại: “Hôm đó tôi kết nổ đĩa con 76 nên “chơi” luôn con lô 90 triệu đồng. Lần đó lại trượt, tôi tiếc đứt ruột, cảm giác cuộc sống chẳng còn ý nghĩa”.
Còn lại 30 triệu đồng tiền cầm cố ô tô, Cường quẫn trí bỏ trốn vào TP.Hồ Chí Minh. Sau đó, doanh nghiệp cho Cường thuê ô tô đã làm đơn tố cáo Cường ra cơ quan công an.
Sớm nhận ra lỗi lầm, mấy ngày sau Cường ra trình diện cơ quan công an, thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội. Chiếc xe Innova mà Phạm Quang Cường đem cầm cố được định giá 600 triệu đồng.
Bị VKSND TP.Hà Nội truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đánh mất danh dự của một người đã từng là thầy giáo, Cường phải nhận 7 năm tù giam. Ngồi sau chắn song sắt, nhớ về quá khứ huy hoàng của mình, Cường tiếc nuối vì đã bỏ phí những năm tháng vàng son để lao vào con đường tối tăm.
Theo 24h
Thấy cháy nhà đánh đề: Người Việt sẽ thăng hạng vô cảm?
Lấy số nhà của ngôi nhà không may bị hỏa hoạn đi đánh lô đề, thấy người gặp nạn không xót thương lại còn tỉnh táo nghĩ việc hỏi tuổi để đánh đề...
Đề "đổ" đúng số nhà bị cháy
Tối 11/3 - đúng ngày xảy ra vụ cháy ở nhà 112 - 114 Âu Cơ, Hà Nội - giải đặc biệt của Xổ số Miền Bắc "về" 83014. Hai số cuối của giải này được dân "lô, đề" căn cứ để chơi trò đỏ đen.
Quanh khu vực bị cháy, đã xuất hiện tin đồn về việc người dân nơi đây đánh đề theo số nhà bị cháy và có người trúng "đề" với số tiền cả tỉ đồng.
Theo lời của chủ hàng nước ở ngõ 669 (đối diện ngôi nhà bị cháy) "tối 11/3, ở xung quanh khu vực này có rất nhiều gia đình trúng đề với số tiền rất lớn, có nhà lên đến hàng tỉ đồng".
Cũng theo chủ quán nước thì việc người dân trúng đề đó bắt nguồn từ số của ngôi nhà bị cháy (114) trùng với số của đơn vị cứu hỏa khẩn cấp ở Việt Nam (114), một phần cũng là do số họ may mắn và có "máu liều" nên đánh lớn hòng thử vận may, không ngờ trúng thật.
Tuy nhiên, cũng có một số người dân phủ nhận thông tin này, một số người bán hàng giò chả ở ngay cạnh ngôi nhà bị cháy khẳng định là không có người nào đánh đề hôm qua và chả thấy người nào kêu là trúng đề lớn như vậy cả.
Kết quả xổ số miền Bắc, mở thưởng ngày 11/3/2013.
Hỏi tuổi người tai nạn chết để đánh đề
Ngày 3/3, một vụ tai nạn giao thông chết người xảy ra trên tỉnh lộ 10 (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM). Trong đó, điều khiến mọi người xung quanh phẫn nộ là đã xuất hiện hành vi hỏi tuổi người gặp nạn để đánh đề.
Cụ bà L.T.K.H. (quê Long An) được người cháu trai chở bằng xe máy từ Long An đi TP.HCM, qua khu vực trên thì bị xe container cán tử vong tại chỗ.
Khi người cháu trai cụ H. với gương mặt đau khổ tột cùng bước vào quán mua nhang ra thắp cho bà mình thì bất ngờ một phụ nữ (khoảng 50 tuổi) ngồi trong quán hỏi: "Bà được bao nhiêu tuổi rồi em?", người cháu thật thà đáp: "Dạ, bà được 77 tuổi".
Người cháu vừa trả lời xong, chưa kịp rời quán để thắp nén nhang cho bà mình thì người phụ nữ buông ra một câu: "Hỏi cho chắc ăn để chiều đánh đề".
Vừa nghe xong câu nói vô cảm ấy, mọi người ngồi trong quán lúc ấy và cả người cháu đã nhìn người đàn bà với ánh mắt giận dữ. Một thanh niên không kìm được, nói ngay: "Vậy bà năm nay được bao nhiêu rồi, nói cho mọi người biết luôn vì bây giờ bà mà ra đường thì chắc chắn sẽ bị xe cán chết".
Lấy số nhà của ngôi nhà không may bị hỏa hoạn đi đánh lô đề, thấy người gặp nạn không xót thương lại còn tỉnh táo nghĩ việc hỏi tuổi để đánh đề...những hành động này đang góp thêm vào chuỗi hành động vô cảm với nỗi đau đồng loại của người Việt.
Người Việt đứng 13 thế giới về vô cảm
Có một khảo sát của Gallup cho thấy, người Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sự vô cảm đã gây nhiều tranh luận. Nhiều người đặt ra câu hỏi là liệu kết quả đó có chính xác hay không? Thậm chí nhiều người còn tỏ ra lạ lùng, vô lý với kết quả ấy.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những việc như cả một đám đông đứng nhìn người bị tai nạn giao thông nằm dưới đường mà không đưa đi cấp cứu; hàng chục người ngang nhiên xông vào cướp tiền của một người đàn ông bị cướp hụt giữa phố đông người; hay thấy nhóm côn đồ cầm đao, kiếm hung hãn lao vào đập phá nhà hàng xóm, nhiều người dân xung quanh chỉ đến đứng nhìn mà không dám can ngăn... thì không biết còn ai cho rằng kết quả khảo sát trên là lạ lùng nữa không?
Theo tinmoi
"Bà lão đáng thương" đánh lừa cả xã hội Theo những lời lẽ lâm ly trên các trang mạng, hình ảnh bà Phạm Thị Đào được xây dựng thành nhân vật hiền lành, đáng thương với cảnh đời cơ cực, gần như không có lối thoát. Sự thật có phải như vậy? Cựu "đại lý" ma túy thành "bà lão đáng thương" Ít ngày gần đây, trên các trang mạng lan truyền...