Con đường huyết mạch được Bác Hồ đặt tên: Làm từ má.u xương hàng nghìn người, đẹp ngây ngất
Tuyến đường huyền thoại này có cái tên đặc biệt, do chính Bác Hồ đặt. Đây là con đường làm từ má.u xương của hàng nghìn thanh niên xung phong thế kỷ 20, đi qua rất nhiều cảnh đẹp có 1-0-2 của đất nước.
Đường Hạnh Phúc, con đường huyền thoại nối thành phố Hà Giang với bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc, được khởi công vào ngày 10/9/1959. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công và chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, người dân miền núi và miền xuôi cùng đuổi giặc Pháp, bọn tay sai phải đầu hàng. Với mong muốn giúp miền núi phát triển như miền xuôi, Trung ương đã quyết định xây dựng con đường Hạnh Phúc. Hàng trăm thanh niên từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, và Lạng Sơn, được huy động, cùng chung tay mang sức trẻ góp phần xây dựng quê hương và cải thiện giao thông.
Ảnh minh họa
Để mở đường, hơn 1.300 thanh niên xung phong và hơn 1.000 dân công thuộc 16 dân tộc như Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… từ các tỉnh đã phải đào đục gần 3 triệu mét khối đá chỉ với các dụng cụ thô sơ như búa và xà beng. Công việc vô cùng vất vả, họ phải cạy, đục, khuân đá trong điều kiện thiếu thốn, một ngày công lao động chỉ đổi lại được khoảng 1kg gạo.
Mặc dù thiếu lương thực, nước, dầu, và rau xanh, đoàn thanh niên vẫn làm việc hăng say trong điều kiện khắc nghiệt của vùng núi cao, với mùa hè nóng rực và mùa đông rét buốt. Có những ngày, nhiệt độ xuống dưới không độ, nước đóng băng trên đá, và hàng ngàn người vẫn kiên trì đục đá làm đường. Nơi đây còn chứng kiến 14 thanh niên xung phong nằm lại vĩnh viễn trong quá trình làm đường.
Cuối cùng, đến năm 1965, con đường Hạnh Phúc chính thức hoàn thành, mang theo niềm vui vỡ òa của người dân. Đây không chỉ là sự kiện mở ra một kỷ nguyên mới cho cao nguyên đá Hà Giang mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và ý chí vượt khó của đồng bào các dân tộc. Cũng trong năm này, Bác Hồ kính yêu đã đặt tên con đường là “Con đường Hạnh phúc”, một cái tên ý nghĩa thể hiện ước vọng về sự ấm no và phát triển bền vững.
Hơn 60 năm kể từ khi hình thành, con đường Hạnh Phúc đã làm thay đổi toàn diện cuộc sống của đồng bào trên cao nguyên đá, giúp cuộc sống nơi đây phát triển vượt bậc, gấp hơn 100 lần so với thời kỳ chưa có đường. Đường Hạnh Phúc đã phá thế cô lập, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giao thương và kết nối cho hàng vạn đồng bào các dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Ngày nay, đường Hạnh Phúc được mệnh danh là một trong những con đường kỳ vĩ nhất Việt Nam, gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, dốc Bắc Sum, dốc Thẩm Mã, cổng trời Quản Bạ và Vách đá trắng. Bất kể thời điểm nào trong năm, cung đường này đều mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng. Tuyến đường này đẹp và cũng là kỳ tích của quãng thời gian gian khổ của dân tộc. Vậy nên khi nói về nó, người ta vẫn ưu ái mô tả đây là nơi đất đá cũng hóa thành hoa.
Mỗi mùa trong năm, con đường lại khoác lên mình một vẻ đẹp riêng, làm say lòng những ai ghé thăm. Mùa đông, sắc xám đen của mây trời và sương mù phủ kín tạo nên không gian huyền ảo, lạnh lẽo nhưng đầy quyến rũ. Mùa hè, ánh bình minh rực rỡ chiếu qua, khiến con đường như bừng sáng giữa đại ngàn. Đặc biệt, từ tháng 9 đến tháng 11, con đường trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết với sắc vàng của lúa chín đan xen sắc hồng, tím của những cánh đồng hoa tam giác mạch.
Trên hành trình khám phá cung đường Hạnh Phúc, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục mà còn có cơ hội ghé thăm những điểm đến nổi tiếng của Hà Giang. Đèo Mã Pí Lèng – “vua của các con đèo Việt Nam” – nằm trên cung đường này, mang đến tầm nhìn toàn cảnh cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ. Ngoài ra, cột cờ Lũng Cú, nhà của Pao và nhiều địa điểm đặc trưng khác của văn hóa vùng cao cũng là những điểm dừng chân đầy thú vị, giúp hành trình thêm phần ý nghĩa và đáng nhớ.
Vẻ đẹp sông Nho Quế: Dải lụa ngọc bích trên cao nguyên đá
Nằm dưới chân những ngọn núi đá tai mèo hiểm trở, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm tựa như dải lụa xanh mềm mại, uốn lượn theo những triền núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc hút hồn du khách.
Sông Nho Quế nằm ở độ cao hơn 1.500 m, bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Trung Quốc) và chảy theo hướng Tây Bắc. Tổng chiều dài con sông là 192 km, có 46 km ở Việt Nam. Phần đầu sông chảy từ thôn Séo Lủng thuộc xã Lũng Cú đi qua hẻm Tu Sản. |
|
Sông Nho Quế màu ngọc bích uốn lượn như dải lụa mềm qua núi Hà Giang. |
|
Từ trên các đỉnh núi các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp sống động của con sông này, hoặc không có thể trải nghiệm hoạt động chèo thuyền xuôi theo sông Nho Quế, cùng tìm thấy cảm giác nghẹt thở khi đứng giữa hẻm Tu Sản. |
|
Hẻm Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á với độ cao 900m. Đứng trên điểm nghỉ chân của đèo Mã Pì Lèng, từ đây chúng ta có thể ngắm nhìn được toàn bộ hẻm Tu Sản và sông Nho Quế. |
|
Sông Nho Quế mùa hoa gạo. |
|
Các bạn trẻ hào hứng check-in trên sông Nho Quế. |
|
|
Được che chắn bởi núi rừng, sông Nho Quế luôn mát lạnh và mang màu xanh ngọc bích đặc trưng suốt bốn mùa. |
|
Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc. |
|
|
Các dịch vụ cho du khách thích khám phá dải lụa Nho Quế như chèo kayak, đi bè hoặc thuyền qua hẻm Tu Sản... |
Bức ảnh 'cổng trời' tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội Bức ảnh 'cổng trời' tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai? Bức hình 'cổng trời', do anh Tạ Thanh Sang, admin nhóm Camping in VietNam -...