Con đường hoàn lương của trùm giang hồ từng khét tiếng Đà thành
Nhắc đến cái tên Nguyễn Ngọc Bửu, những người cùng thời ai nấy đều khiếp vía. Bởi Bửu là đại ca, “ông trùm” trong giới giang hồ đất Đà thành. Sau 10 năm ăn cơm tù, gã giang hồ khét tiếng được thay bằng người công dân, vị cán bộ gương mẫu được nhân dân hết mực tin yêu…
Giang hồ Đà thành – Bửu liều – một thời giờ là người cán bộ gương mẫu.
Ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà
Gặp Nguyễn Ngọc Bửu ở quận Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), không thể tin nổi trước mặt chúng tôi là một ông trùm từng khét tiếng miền Trung. Người đàn ông 58 tuổi ấy trầm tĩnh, điềm đạm và nói chuyện “hiền như cục đất”. Không hề e ngại bởi quá khứ “đen”, anh cởi mở tiếp chuyện chúng tôi.
Bửu sinh trưởng trong một gia đình nghèo đông con, Bửu không được ăn học đến nơi đến chốn, sớm phải bước vào đời mưu sinh. Là đứa trẻ thông minh, khéo léo và nhanh nhẹn nhưng Bửu phải mất thời gian dài vật vã để kiếm bát cơm sinh nhai qua ngày. Để rồi khi bước sang tuổi 20, Bửu đã có một vị thế vững chắc trong giới giang hồ Đà thành lúc bấy giờ.
Bảng thành tích với các chiến tích “lừng lẫy” càng dày thêm khi Bửu lần lượt hạ gục các đàn anh khác để độc chiến địa bàn làm ăn màu mỡ ở khu vực chân đèo Hải Vân. Với bản tính gan lì, liều lĩnh, không ngại va chạm với bất kỳ tay anh chị nào khác Bửu được đám đàn em tôn sùng như một vị “tướng”, biệt danh Bửu “liều” cũng xuất hiện từ đó.
Tuy thế, chuyện trả giá, vào ra tù với Bửu như cơm bữa. Rồi đến lần vào tù cuối cùng năm 1980, bị kết án 10 năm tù vì tội cướp của, chém người gây thương tích, thì Bửu mới thấu hiểu sự khốn khổ của đời du đãng. Gần 10 năm ở trong tù, Bửu hiểu ra rằng chỉ có làm người lương thiện mới tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn. Từ đó, Bửu đã ra sức cải tạo, đạt nhiều thành tích ở trại để rồi được ra tù trước thời hạn.
Trở về địa phương, hòa nhập vào cuộc sống bình thường, nhờ vòng tay người thân, gia đình và xã hội khi được đề bạt làm đội trưởng đội cơ động địa phương, Bửu đã nhận thức được những sai lầm của mình trước kia và quyết làm lại cuộc đời từ “hố bùn”. Trút bỏ “tấm áo” giang hồ ngày nào, Bửu bắt đầu tu chí làm lại cuộc đời khi tuổi đã gần 40. Bửu chia sẻ, khi mới ra tù, vẫn được bà con và người thân đón nhận, cảm thấy hổ thẹn với lương tâm lắm nên quyết làm người tốt.
Video đang HOT
Tìm về nẻo thiện
Những ngày đầu hòa nhập, Bửu gặp muôn vàn thử thách. Khi đó, dù đã giao nhiệm vụ nhưng công an vẫn luôn theo dõi và cảnh giác Bửu vì sợ “máu anh hùng” lại nổi lên. “Nói thật, ban đầu anh Bửu mới vô anh em ở đây ai cũng có chút e ngại, dè chừng. Tuy nhiên, qua thời gian anh càng chứng tỏ mình là người đáng tin cậy, không còn dây dưa khoan nhượng với giới giang hồ, anh em giờ đã tin tưởng hoàn toàn”, một đồng chí công an chia sẻ.
Ông Bửu chia sẻ chuyện đời mình
Những năm tháng khoác tấm áo cơ động, Bửu đã để lại nhiều ấn tượng tốt. Còn nhớ, những năm đầu thập niên 90, trên địa bàn luôn xảy ra tình trạng trộm cắp đường xe lửa gây nguy hiểm cho những chuyến tàu. Thấy trộm cắp hoành hành, hoạt động vào những đêm khuya, Bửu không ngại gian khổ, quyết tâm bắt bằng được bọn trộm. Sau nhiều lần lần ăn nằm ở dề mai phục vào những đêm lạnh buốt đến tê người Bửu “liều” đã tóm gọn đối tượng đang thực hiện hành vi cùng tang vật bàn giao cho công an xử lý. Với chiến công ấy, anh được các cấp trong ngành đường sắt, công an từ trung ương đến địa phương biểu dương, khen thưởng tinh thần đấu tranh tố giác tố phạm.
Đồng cảm hoàn cảnh, số phận của Bửu trên con đường thành tâm hoàn lương, chị Phạm Thị Thu Hà, người con gái gốc Huế đã đem lòng yêu thương anh trước sự phản đối về lai lịch của một kẻ đã từng vào tù ra tội như Bửu. Tuy nhiên, sức mạnh tình yêu là sợi dây kết nối trái tim, vượt biên giới đưa hai người đến với nhau.
Năm 1993, Bửu tổ chức đám cưới trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Ai cũng không ngờ rằng, Bửu cuối cùng cũng có bến đỗ cho mình. Hạnh phúc như vỡ òa với anh khi chị sinh được đứa con ngoan, học giỏi. Cô con gái năm nay đã học cấp 3 và nhiều năm đạt học sinh giỏi cấp thành phố.
Chị Phạm Thị Thu Hà bồi hồi nhớ lại: “Nghĩ lại ngày đó cũng gan thiệt. Nhưng yêu nhau mà ai biết được. Mà cũng không sai lầm khi đến với anh. Anh luôn yêu thương vợ con, biết lo gia đình”.
Đến nay Bửu đã có 18 năm với cương vị của một người đội trưởng. Chừng ấy năm, Bửu đã cùng với cán bộ công an địa phương phá được rất nhiều vụ án nổi tiếng. Chính nhờ xuất thân trong giang hồ nên Bửu hơn ai hết hiểu rõ những tính cách và đặc điểm tội phạm nên có những tội phạm đang bị lệnh truy nã toàn quốc ẩn nấp ở địa phương cũng được anh phát hiện và bắt gọn…
Nhiều đồng nghiệp vẫn hồ hởi khoe: “Anh Bửu giờ làm rất nhiều chức, ngoài đội trưởng đội dân phòng của phường anh còn là phó ban bảo vệ dân phố, chi hội trưởng hội nông dân chi bộ 14, tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố khu dân cư 7 tầng ở Hòa Hiệp Nam. Anh được dân tin yêu lắm”./.
Theo Hà Kiều
Pháp luật Việt Nam
Những vụ án chấn động Sài Gòn: Kỳ cuối: Vĩnh biệt một huyền thoại SBC
Cùng đồng đội triệt phá hàng loạt vụ án chấn động những năm đầu giải phóng, ông Võ Tấn Thành - Đội trưởng đội săn bắt cướp đầu tiên ở Sài Gòn vừa qua đời sau thời gian bệnh nặng.
Ông Võ Tấn Thành hay còn được đồng đội gọi với cái tên thân mật Hai Thành, sinh năm 1938 tại tỉnh Bến Tre. Năm 11 tuổi, ông đã ném lựu đạn xuống tàu giặc Pháp trên sông Cửa Đại và 3 năm sau thì tham gia lực lượng du kích.
Năm 1954, ông Thành vào bộ đội, thuộc Tiểu đoàn 307 và tập kết ra Bắc vào cuối năm đó. Sau 6 năm rèn luyện trong quân đội, năm 1960, ông được kết nạp Đảng rồi vào Trường Công an Trung ương.
Cuộc đời ông Hai Thành gắn liền với những chuyên án triệt phá hàng loạt băng cướp nguy hiểm
Đầu năm 1975, ông Thành làm phó đoàn công tác đặc biệt gồm 100 cán bộ chiến sĩ vào Nam. Hai ngày sau khi Sài Gòn giải phóng, ông Thành được cử giữ chức Đội trưởng Đội Chấp pháp đầu tiên của Phòng Cảnh sát hình sự. Khi thành lập Đội săn bắt cướp, ông cũng được vinh dự giữ chức đội trưởng đầu tiên.
Quá trình công tác, tên tuổi đại úy Hai Thành gắn liền với nhiều vụ án chấn động như vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương; vụ vợ chồng nghệ sỹ Thanh Nga bị sát hại; vụ thảm sát tại nhà Quận chúa Mộng Hoa; giải cứu 11 em bé bị bắt cóc bán lên vùng rừng núi Lâm Đồng; phá nhiều băng cướp có súng như Võ Tùng Hội, Phú "Salem"; truy bắt tên cướp khét tiếng Điềm Khắc Kim...
Đại úy Hai Thành giải cứu bé gái bị bắt cóc
Trong cuộc chiến chống tội phạm hình sự bao giờ cũng gian khổ hiểm nguy. Tuy nhiên, Đại úy Hai Thành luôn kiên quyết trừng trị những kẻ ngoan cố, nhưng cũng mở lối hoàn lương cho những người ăn năn hối cải. Tấm lòng độ lượng, khoan dung của ông đã cảm hóa không ít tên tội phạm nguy hiểm. Để sau này, nhiều người được ông Hai Thành cảm hóa đã tự nguyện làm tay trong giúp ông phá án.
Khi về làm Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Tân Bình, Hai Thành đã cùng Ban chỉ huy đội xốc lại đội ngũ, xây dựng tinh thần đoàn kết, tập trung đánh án có hiệu quả, lập thêm nhiều chiến công xuất sắc. Sau đó, do yêu cầu nhiệm vụ Đảng phân công, ông Hai Thành sang làm Chánh án Tòa án nhân dân quận Tân Bình rồi nghỉ hưu vào năm 2002.
Do mắc phải căn bệnh ung thư máu, ông nằm điều trị tại bệnh viện Thống Nhất và qua đời vào ngày 23/11/2014
Những năm tháng cuối đời, ông sống cùng vợ tại nhà riêng ở đường Tân Thọ (phường 8, quận Tân Bình). Do mắc phải căn bệnh ung thư máu, ông nằm điều trị tại bệnh viện Thống Nhất và qua đời vào ngày 23/11/2014.
Trung Kiên
(Ảnh tư liệu dựng lại hiện trường vụ án do gia đình ông Hai Thành (Đội trưởng đội săn bắt cướp đầu tiên tại Sài Gòn) cung cấp.
Theo Dantri
Sỹ quan trẻ Cảnh sát giao thông giỏi "đánh án" ma túy "Bọn tội phạm được trang bị vũ khí nóng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện, nhưng anh em trong đội đều có những phương án tối ưu nhất để bắt giữ chúng mà vẫn đảm bảo an toàn" - Thượng úy Nguyễn Thế Anh chia sẻ. Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) 2.6, Phòng CSGT, Công an...