Con đường đưa Bitcoin trở thành “người tình mới” của Trung Quốc
Bitcoin đang trở thành “người tình mới” của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc, trong bối cảnh thị trường chứng khoán say ngủ, những lo ngại về sự tiếp tục đà giảm giá của đồng Nhân dân tệ…
Trang tin SCMP cho biết, đồng tiền ảo này đã tăng giá gần 30% trong hai tuần qua, đạt 584 USD Mỹ hôm 6/6.
Khối lượng giao dịch Bitcoin trên BTC Trung Quốc gần đây cũng đã tăng gấp 3-5 lần, với phần lớn lượng giao dịch trên toàn thế giới được thực hiện thông qua các sàn giao dịch của Trung Quốc.
Các dấu hiệu về sự mua vào “điên cuồng” từ giới đầu cơ Trung Quốc đủ để hỗ trợ đà đi lên của đồng tiền này, bất chấp những lo ngại về độ an toàn đầu tư hay sự thiếu hụt kiến thức về các công nghệ đằng sau công nghệ.
Zhou Lingzi, một doanh nhân ở Thượng Hải, nằm trong số những người đang cân nhắc xem có nên nhảy vào cuộc chơi mới, tìm kiếm lợi ích ngắn hạn từ đồng tiền kỹ thuật số này hay không.
“Sự bùng nổ rõ ràng là một xu hướng thiết lập tốt. Tôi không thấy có gì nguy hại trong việc dành một phần nhỏ số tiền mình tiết kiệm được để đặt cược vào nó”, ông nói.
Tại đại lục, hàng triệu nhà đầu tư nhỏ vẫn coi thị trường chứng khoán và tiền tệ như là một kênh đầu tư mang dáng dấp casino. Họ sử dụng cách “đánh bạc” cho một loạt các sản phẩm đầu tư bao gồm cả cổ phiếu, các hợp đồng tương lai, vàng, tài chính phái sinh và thậm chí cả tem bưu chính.
Video đang HOT
Thông thường, các nhà đầu tư đều bỏ qua những nguyên tắc cơ bản khi cố gắng theo đuổi xu hướng giá dựa trên những thay đổi về thanh khoản.
“Số lượng áp đảo các thương nhân Bitcoin ở Trung Quốc có thể không quá gây ngạc nhiên nếu soi chiếu vào quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng tốc độ tăng giá của đồng tiền ảo này lại đang thu hút những người mua mới”, ông Richard Zhu, một kỹ sư CNTT cao cấp tại công ty dịch vụ tài chính Zillion Fortune có trụ sở ở Thượng Hải cho biết.
“Biến động là tên của trò chơi dành cho các nhà đầu cơ đất liền”, ông nói thêm.
Bobby Lee, giám đốc điều hành của BTC Trung Quốc lưu ý thêm rằng, công nghệ Bitcoin cũng có thể được các quan chức tham nhũng sử dụng để chuyển lợi nhuận bất hợp pháp của họ ra khỏi đại lục.
Được phát minh vào năm 2008, những người khai thác Bitcoin đã phải cạnh tranh nhau giải các câu đố toán học cứ mỗi 10 phút để xác nhận khối lượng giao dịch. Người đầu tiên giải được câu đố được thưởng 25 Bitcoins mới.
Mức thưởng này sẽ giảm đi một nửa sau mỗi 4 năm để ngăn chặn đà lạm phát và lần giảm thưởng tiếp theo sẽ là ngày 10/7 tới.
Nhà đầu tư Zhou cho biết, ông tin rằng những kẻ đánh cược sẽ đổ thêm tiền trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định về việc tăng lãi suất.
“Đây là cách các nhà đầu tư Đại lục suy đoán về bất cứ điều gì bất ổn. Và đây là một cơ hội”, ông nói.
Cuối tháng trước, đồng Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp của 4 năm rưỡi, trước những lo ngại rằng nó có thể còn mất giá sâu hơn.
Theo ông Lee, việc các nhà đầu tư đại lục đột nhiên quan tâm đến Bitcoin là có cơ sở vì sự hiếm có của Bitcoin. Nhu cầu ngày càng cao về bảo hiểm rủi ro chống lại sự mất giá của đồng nhân dân tệ và việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc liên tục in tiền đã thúc đẩy các nhà đầu tư tin tưởng vào giá trị đầu tư Bitcoin.
Cuối năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cấm các công ty thanh toán chấp nhận giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc khống chế của Ngân hàng trung ương với đồng tiền này sẽ không gây ảnh hưởng lớn với giao dịch ở đại lục bởi lượng mua vào trong công chúng còn mạnh hơn.
Người ta ước tính, 15,5 triệu Bitcoins đang lưu thông trên toàn thế giới hiện có giá trị tại Mỹ là 8,5 tỷ USD, chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế. Do vậy, cũng rất khó để đồng tiền này có thể khuấy động sự hỗn loạn nền tài chính của đại lục. Và trong bối cảnh các kênh đầu tư khác dễ làm tiền “bốc hơi” hơn, không quá bất thường khi các nhà đầu cơ Trung Quốc đổ xô vào Bitcoin.
Theo_Hà Nội Mới
Con đường gian lận đến "giấc mơ Mỹ"
Các dịch vụ gian lận như thi hộ, viết bài hộ đang trở thành ngành công nghiệp béo bở giúp nhiều sinh viên Trung Quốc thực hiện "giấc mơ Mỹ" nhưng lại đe dọa phá hỏng hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ.
Sinh viên Trung Quốc tại trường Đại học Columbia - Mỹ
Theo Reuters, các công ty gắn mác "hỗ trợ sinh viên" sẽ viết bài luận cho khách hàng, xử lý bài tập về nhà cho họ, thậm chí cả bài thi. Chẳng hạn, một đường dây gian lận ở Đại học Iowa, một trong những trường đại học công lớn nhất vùng Trung Tây Mỹ không chỉ giúp sinh viên Trung Quốc tìm cách vào trường bằng con đường không chính thống mà còn hỗ trợ khách hàng gian dối trong suốt quá trình học.
Không chỉ riêng Iowa, dịch vụ hỗ trợ sinh viên châu Á còn phổ biến ở nhiều vùng khác. Nhiều sinh viên tại Đại học Washington, Alabama và Pennsylvania nhận được quảng cáo bằng tiếng Trung qua email từ các hãng vô danh. Trong đó, quảng cáo ghi rõ sinh viên có thể nâng điểm trung bình và tốt nghiệp sớm nếu họ thuê người đi học hộ hoặc làm bài luận, đồng thời đảm bảo sẽ trả lại tiền nếu sinh viên không đạt điểm A.
Một sinh viên Trung Quốc cho biết, Dịch vụ sinh viên Quốc tế IU đã nhận làm bài thi giữa kỳ cho cô với giá 1.200USD. Một sinh viên khác bị bắt vì gian lận thừa nhận đã thuê công ty Fanyi Translation hay Fanyi Creation Translation với giá 1.400 USD cho kỳ thi giữa kỳ. Công ty này chuyên viết bài luận cho sinh viên và đảm bảo chất lượng bài viết vì có nhân viên là người nói tiếng Anh bản xứ. Fanyi tính giá khác nhau cho dịch vụ "đánh bóng" một bài viết hoặc viết theo kiểu hàng đặt trước.
Ở Trung Quốc hiện nay, để giành tấm vé vào các trường đại học, học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển khắc nghiệt. Nhiều bậc phụ huynh không muốn con cái họ bước vào cuộc chiến đó và cánh cổng đại học Mỹ được coi là con đường dễ dàng hơn, với chất lượng giáo dục tốt hơn và triển vọng công việc rộng mở hơn.
Theo Viện Giáo dục Quốc tế, hơn 760.000 sinh viên nước ngoài đang theo học tại Mỹ, một phần ba trong số này đến từ Trung Quốc. Một số liệu thống kê khác cho biết, trong năm 2014, các sinh viên Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD tiền học phí và các khoản khác khi sống tại Mỹ. Bằng cách khai thác nhu cầu ngày càng lớn của học sinh Trung Quốc và mong muốn thu lợi nhuận từ sinh viên nước ngoài của các trường đại học Mỹ, các công ty có dịch vụ "hỗ trợ gian dối" ngày càng phát triển.
Trên thực tế, không phải tất cả sinh viên Trung Quốc đều không trung thực nhưng các trò gian lận có sức quyến rũ đặc biệt. Để giúp học sinh đi du học Mỹ, nhiều công ty ở Trung Quốc đã làm đẹp toàn bộ hồ sơ khi sửa hoặc viết hộ bài luận, làm giả thư giới thiệu của giáo viên trường trung học, thậm chí tư vấn cho họ cách lấy bảng điểm giả.
"Thuê người thi hộ đã trở thành một thực tế phổ biến ở Trung Quốc trong một thời gian dài" - Terry Crawford, người điều hành một dịch vụ phỏng vấn qua video có tên là Initialview nhận định. "Khi quá nhiều sinh viên Trung Quốc muốn học tập ở Mỹ, thì việc những hành vi gian lận ngày một lan rộng ở đây là điều hết sức tự nhiên".
Hệ quả của sự gian dối này đã tác động không nhỏ đến hệ thống giáo dục đại học của Mỹ. Các quan chức thực thi pháp luật ở Mỹ đánh giá rằng, những tổ chức gian lận của Trung Quốc đang ập đến sát biên giới của nước này. Khi "Giấc mơ Mỹ" ở Trung Quốc càng sôi động, thì ngành công nghiệp gian dối này càng phát triển.
Theo_An ninh thủ đô
Vẻ đẹp điêu tàn của thành đô phóng xạ Fukushima 4 năm sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi này trở thành "thành phố ma" với những ngôi nhà hoang vắng, xe ô tô đỗ ngổn ngang giữa các con đường giờ đã trở thành những bãi cỏ mọc um tùm... Sự cố nhà máy điện Fukushima là một loạt các sự kiện xảy ra tại nhà máy điện hạt...