Con đường đi đến siêu giàu của oligarchs Nga: Những bố già chính trị
Trong những năm đầu thời hậu Liên Xô, các oligarch đình đám tại Nga đều có ảnh hưởng to lớn đến chính phủ nước này.
Không chỉ có mối quan hệ sâu sắc với giới lãnh đạo Nga, các oligarch của nước này còn từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trọng yếu trong bộ máy nhà nước.
Kề vai sát cánh
Theo BBC, tỉ phú Mikhail Khodorkovsky đã xuất hiện tại tòa nhà quốc hội cùng Tổng thống Nga Boris Yeltsin, người đã qua đời vào tháng 4.2007, để đối đầu với cuộc đảo chính hụt hồi năm 1991. Kể từ đây, ông từng bước có được mối quan hệ vô cùng khắng khít với ông Yeltsin. Thời điểm trên, ông Khodorkovsky còn giữ chức cố vấn kinh tế cho chính phủ. Nhờ đó, Ngân hàng Menatep của tỉ phú này luôn dồi dào vốn để cung cấp cho các doanh nghiệp trong khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Tất nhiên, chi phí để được Menatep cấp vốn không hề nhỏ nên tỉ phú Khodorkovsky thu về lợi nhuận khổng lồ.
Tỉ phú Mikhail Khodorkovsky (trái) từng thân cận với ông Boris Yeltsin – Ảnh: Eg.ru
Năm 1992, oligarch Khodorkovsky trở thành Chủ tịch Quỹ thúc đẩy đầu tư dầu mỏ và năng lượng. Tháng 3.1993, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Chất đốt và dầu mỏ Nga, theo BBC. Một tháng sau đó, Chính phủ Nga quyết định thành lập Công ty dầu khí Yukos bằng cách sáp nhập một số doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 năm sau thì Công ty Yukos đứng trước nguy cơ phá sản khi khoản nợ vượt quá 3,5 tỉ USD. Ngay lập tức, Tập đoàn Menatep của ông Khodorkovsky đứng ra thâu tóm Công ty dầu khí Yukos. Mặc dù công ty dầu khí này đang nợ nần chồng chất nhưng nó lại đang sở hữu quyền khai thác không ít nguồn nhiên liệu khổng lồ nên hứa hẹn tiềm năng vô cùng lớn. Vì thế, sau khi về với Menatep, Yukos liên tục lớn mạnh và ông Khodorkovsky ngày càng giàu có, tài sản tăng lên nhiều tỉ USD.
Thao túng
Video đang HOT
Chẳng hề thua kém tỉ phú Khodorkovsky, ông Boris Berezovsky trở thành Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga vào năm 1996, theo The New York Times. Cùng khoảng thời gian này, ông Berezovsky sử dụng ảnh hưởng trong chính phủ để chuyển một vị tướng của không quân sang điều hành hãng hàng không Aeroflot. Vì vị tướng trên không hề có kinh nghiệm điều hành nên mọi hoạt động của hãng Aeroflot đều bị kiểm soát bởi các tay chân thân cận với ông Berezovsky. Vì thế, hầu hết những khoản lợi nhuận của Aeroflot đều chạy về Công ty Logovaz do Berezovsky sáng lập.
Ngoài ra, tỉ phú Berezovsky còn bị cáo buộc đã tác động đến chiến tranh giữa Nga với Chechnya để thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Thực tế, sự kiện Nga cùng Chechnya ký hòa ước và việc ông Berezovsky bị cách chức Phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga đều diễn ra trong năm 1997. Sau đó, tỉ phú Berezovsky công khai kế hoạch tái thiết nền kinh tế Chechnya, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống đường ống dẫn dầu tại đây. Đến nay, nghi án về việc ông kiếm lợi từ xung đột Nga – Chechnya vẫn chưa được làm rõ. Bên cạnh đó, ông Berezovsky còn liên hệ khá mật thiết với nhiều người từng là sĩ quan cấp cao của Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB). Một trong số đó là sĩ quan Andrei Lugovoi, người mà sau này trở thành thân tín của tỉ phú Berezovsky.
Tương tự, ông Vladimir Gusinsky, một trong các trùm truyền thông Nga, cũng từng có mối giao hảo rất tốt với ông Yury Luzhkov, người sau này trở thành Thị trưởng Moscow. Theo một nghiên cứu của TS Thayer Watkins thuộc Khoa Kinh tế ở ĐH San Jose (Mỹ), ông Gusinsky từng thuê nhiều cựu điệp viên của KGB để hình thành lực lượng bảo vệ lên đến 1.000 người nhằm đảm bảo các quyền lợi cho mình.
Lũng đoạn truyền thông
Vào năm 1993, oligarch Vladimir Gusinsky thành lập kênh truyền hình NTV bắt đầu phát sóng trên kênh 5 tại thành phố St.Petersburg và không ngừng lớn mạnh sau đó. Đến năm 1999, kênh truyền hình này có được 102 triệu người xem, phủ sóng trên 70% lãnh thổ Nga và các nước như Belarus, Ukraine, Azerbaijan, Kazakhstan. Trong khi đó, vào đầu thập niên 1990, tỉ phú Boris Berezovsky từng bước thâu tóm kênh truyền hình ORT, còn gọi là kênh 1, vốn là kênh đầu tiên phát sóng dưới thời Xô Viết.
Thời điểm cao trào, ông Berezovsky sở hữu đến 49% cổ phần tại kênh truyền hình này. Trong đợt bầu cử Tổng thống Nga vào năm 1996, 2 kênh truyền hình trên ra sức phát những chương trình ủng hộ chiến dịch tranh cử của Yeltsin. Khi đó, 2 oligarch đều muốn ông Yeltsin tiếp tục tại vị để đảm bảo quyền lợi cho họ. Rõ ràng, việc sử dụng các kênh truyền hình lớn ngày đêm ca ngợi ứng viên Yeltsin góp phần không nhỏ vào việc ông đắc cử năm đó.
Theo Thanh Niên
Nga bắt đầu cuộc bầu cử tổng thống lịch sử
Người dân trên khắp nước Nga sáng nay đi bỏ phiếu bầu tổng thống lần thứ 5 thời hậu Liên Xô và là lần đầu tiên cho nhiệm kỳ tổng thống 6 năm, thay vì 4 năm như trước đây.
Người dân đi bầu cử tổng thống ở vùng Viễn Đông Nga. Ảnh: RIA Novosti
5 ứng viên trong danh sách bầu cử năm nay có Thủ tướng Vladimir Putin, Chủ tịch đảng Cộng sản Gennady Zyuganov, Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Vladimir Zhirinovsky, Chủ tịch đảng Nước Nga Công bằng Sergei Mironov và một ứng viên tự do - tỷ phú Mikhail Prokhorov.
Theo các cuộc trưng cầu dân ý trước bầu cử, ông Putin, người từng làm tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp 2000-2008, đang dẫn ưu thế trong cuộc chạy đua nhưng sẽ phải tiếp tục cạnh trạnh trong vòng hai nếu không giành đủ 50% số phiếu bầu ngay từ vòng một. Người chiến thắng trong vòng một sẽ nhậm chức tổng thống vào đầu tháng 5 tới và Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev sẽ bàn giao quyền lực.
Theo RIA Novosti, từ nửa đêm qua đến sáng nay theo giờ Moscow, người dân ở các vùng Kamchatka và Magadan của Nga đã bắt đầu đi bỏ phiếu. Các điểm bỏ phiếu cũng được mở cửa tại nhiều khu vực xa xôi khác của nước Nga. Thời gian bỏ phiếu sẽ kết thúc sau khi các cư dân ở vùng cực tây Kaliningrad đi bầu cử vào lúc 9h tối nay giờ Moscow.
Kết quả sẽ được công bố ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được công bố vào đêm nay hoặc sáng mai.
Hệ thống các camera theo dõi ở 91.000 điểm trong tổng số 96.000 điểm bỏ phiếu trên khắp nước Nga đã được hoàn tất, Bộ Truyền thông Nga cho biết. Theo lệnh từ Thủ tướng Putin, các camera được lắp đặt tại các điểm bầu cử nhằm đảm bảo tính minh bạch của sự kiện có ý nghĩa quan trọng này, sau những lùm xùm ở kỳ bầu cử quốc hội cuối năm ngoái.
Các camera đầu tiên từ vùng Viễn Đông của Nga đã bắt đầu hoạt động vào đêm qua theo giờ Moscow. Hơn một triệu người đã đăng ký để theo dõi bầu cử thông qua mạng Internet. Ngoài ra, khoảng 700 quan sát viên quốc tế đã đến Nga để giám sát quá trình chọn ra tổng thống. Họ có quyền có mặt tại mọi ủy ban bầu cử thuộc mọi cấp chính quyền và theo dõi mọi vấn đề xảy ra ở các điểm bầu cử.
Gần 6.000 điểm bầu cử được lắp đặt thiết bị kiểm phiếu tự động mới. Sẽ có 1.000 thiết bị bầu cử điện tử được sử dụng thay cho phiếu bầu bằng giấy.
Số lượng cử tri đăng ký bầu với Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga là 110 triệu người, trong đó có 1.813.000 người đăng ký với các lãnh sự quán ở nước ngoài. Các nhà du hành vũ trụ Nga ở Trạm Không gian quốc tế (ISS) sẽ bầu cử thông qua một kênh liên lạc chuyên dụng kết nối ISS với bộ phận kiểm soát.
Hơn 380.000 cảnh sát, khoảng 30.000 nhân viên trợ giúp cảnh sát tình nguyện và khoảng 31.000 vệ sĩ riêng sẽ cùng đảm bảo an ninh bầu cử trên khắp nước Nga hôm nay. Riêng ở Moscow, có 36.500 nhân viên cảnh sát và hơn 6.000 nhân viên an ninh từ nhiều vùng khác sẽ đến thủ đô Nga để trợ giúp cho các đồng nghiệp khi các cuộc biểu tình dự kiến sẽ được tổ chức ở đây sau bầu cử.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"1% tinh túy" của Mỹ sống ở đâu? Những người giàu có nhất nước Mỹ luôn nằm trong tầm ngắm của công chúng vì hàng loạt lý do và bất cứ điều gì về họ cũng khiến nhiều người tò mò. Những người giàu có nhất nước Mỹ luôn nằm trong tầm ngắm của công chúng vì hàng loạt lý do, từ sự bất bình với lối sống xa hoa của...