Con đường để binh nhì trở thành sư đoàn trưởng trong 1 năm thế nào?
Chiến tranh là sự tổng hợp của những gì khó tiên đoán nhất. Fedor Orlov trải qua bốn cuộc chiến tranh. Đầu tiên là chiến tranh Nga-Nhật, với cương vị một chiến sĩ binh nhì.
Trong Thế chiến I, Orlov chiến đấu với cương vị một tiểu đội trưởng, cấp bậc hạ sĩ quan. Bị năm vết thương nhưng không thật nặng nên Orlov không phải xuất ngũ. Trong thời kỳ nội chiến, ông chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân và là một trong những chiến sĩ Hồng quân đầu tiên được trao tặng Huân chương Cờ đỏ. Orlov bị 18 vết thương, và đáng buồn, sức khỏe ông bị ảnh hưởng.
Trở về sau chiến tranh, Orlov đột quỵ và bị liệt. Dự báo của các bác sĩ khá bi quan. Orlov không nghĩ rằng có thể đứng lên được, nhưng người vợ Maria gieo vào ông niềm tin là mọi thứ rồi sẽ ổn. Và điều kỳ diệu xảy ra – sau một vài năm, chứng liệt bắt đầu thoái lui và Orlov lại có thể đứng lên được. Tuy nhiên, các kế hoạch vào Học viện quân sự học và phát triển sự nghiệp trong quân đội bị buộc phải quên đi. Sau đó, Orlov tìm được công việc tại một nhà máy sản xuất súng pháo.
Đại tá Fedor Orlov. (Ảnh: historygreatrussia.ru).
Khi cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại nổ ra, Orlov tròn 63 tuổi. Nhưng ông không ngần ngại đến Ủy ban quân sự xin nhập ngũ. Lúc đầu, ông bị từ chối vì tuổi tác, nhưng vẫn kiên quyết xin nên cuối cùng ông được chấp nhận cho nhập ngũ, với cấp bậc binh nhì. Trong điều kiện vô cùng thiếu các sĩ quan có trình độ, với kinh nghiệm quý báu của mình, đầu tiên ông chỉ huy dân quân, sau đó chỉ huy một đại đội trinh sát.
Từ binh nhì, chỉ trong một năm, Orlov trở thành người chỉ huy sư đoàn. Chính Orlov đã thành lập Sư đoàn bộ binh số 160 mà ông được giao nhiệm vụ chỉ huy. Thế hệ cán bộ chiến sĩ đầu tiên của sư đoàn này thể hiện mình một cách anh hùng trong các trận chiến ở ngoại ô Matxcơva, nhưng sư đoàn bị hủy diệt gần như hoàn toàn trong trận Vyazemsky. Xây dựng một sư đoàn mới từ con số không và đưa ra chiến trường là một công việc tổ chức rất khó khăn, mà Orlov giải quyết thành công.
Gia đình của Đại tá Fedor Orlov. (Ảnh: historygreatrussia.ru).
Năm 1942, Orlov bị thêm hai vết thương nặng nữa, nâng tổng số vết thương lên con số 25 trong sự nghiệp đeo lon đeo sao của mình. Nhưng Orlov sống sót và trở lại đội ngũ một lần nữa. Ông đã rời quân ngũ sau chiến tranh, năm 1946, với cấp bậc Đại tá. Tuy nhiên, chiến tranh đã buộc ông phải trả giá quá đắt. Ba cậu con trai, một cô con gái của ông đều tham gia chiến tranh. Hai con trai đã hy sinh khi mang quân hàm đại úy và đại tá. Con trai thứ 3 đi đến hết cuộc chiến và tham gia giải phóng Berlin.
Video đang HOT
Năm 1944, phu nhân của vị sư đoàn trưởng đã quyên góp gây quỹ; nhờ tất cả tiền tiết kiệm của gia đình, và tiền quyên góp được, một phiên bản đặc biệt của xe tăng T-34 đã được chế tạo. Người ta gọi cỗ xe tăng đó “Mẹ-Tổ Quốc” và chiếc xe tăng đã trở thành một huyền thoại thực sự. Trong một năm chiến tranh, chiếc xe tăng phi thường với kíp xe giàu kinh nghiệm đã tiêu diệt 17 đơn vị pháo binh, 9 xe tăng và 18 xe ôtô của quân phát xít.
Chiếc T-34 huyền thoại “Mẹ-Tổ Quốc” tại bảo tàng quân sự ở Kotelniki. (Ảnh: historygreatrussia.ru).
Đã tiến gần đến hang ổ cuối cùng của phát xít Đức, tiêu diệt tất cả mọi quân địch trên đường tiến công, nhưng tại vùng cận Posdam, “Mẹ-Tổ Quốc” đã bị hai quả đạn chống tăng hạ gục. Kíp xe anh dũng hy sinh, xe tăng không thể phục hồi. Nhưng nhiều năm sau, nó vẫn được sửa chữa để làm tượng đài kỷ niệm. Hiện nay, “Mẹ-Tổ Quốc đang được trưng bày tại một bảo tàng quân sự ở Kotelniki.
Những người anh hùng thực sự trong chiến tranh của chúng ta không yêu cầu và cũng không rùm beng về các chiến tích của mình, không đòi hỏi bất cứ một phần thưởng nào. Người chồng anh hùng, không tiếc sức, không quản ngại hy sinh. Người vợ anh hùng, người không chỉ nâng đỡ chồng sau một cơn đột quỵ, mà còn giúp chiến trường bằng những thứ nhỏ nhất mà mình có, cho dù đấy chỉ là vật chất. Chiến thắng Vĩ đại của chúng ta đã được chính bàn tay của những anh hùng như vậy làm nên.
(Nguồn: historygreatrussia)
CTV LÊ NGOC/VOV
Theo vtc.vn
Sáu sự thật ít biết về cuộc diễu binh ngày 7/11/1941
Sau cuộc diễu binh huyền thoại tại Quảng trường Đỏ năm 1941, các đơn vị Hồng quân đã hành quân thẳng ra chiến tuyến.
Xe tăng Hồng quân diễu binh tại Quảng trường Đỏ; Nguồn: mos.ru
1. Quyết định đã không đến ngay lập tức
Diễu hành quân sự tại Quảng trường Đỏ vào ngày 7/11 là một truyền thống và là sự kiện chính kỷ niệm ngày cách mạng. Nhưng năm 1941, Đức Quốc xã tràn vào lãnh thổ Liên Xô, cách trung tâm Moscow 70-100km, không có thời gian cho cuộc diễu hành. Cuối tháng 10 - đầu tháng 11/1941 là những ngày khó khăn nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ Thủ đô, các nhà máy công nghiệp đã được sơ tán, cầu và công xưởng được gài mìn.
Quyết định tổ chức diễu hành được đưa ra tại một cuộc họp giữa các thành viên của Bộ Chính trị và các nhà lãnh đạo quân sự vào ngày 28/10. Lúc đầu, khi có đề nghị tổ chức một cuộc diễu hành quân sự, mọi người đều im lặng, nhưng sau giờ giải lao, đã có một sự nhất trí cao độ "Đúng, nó sẽ nâng cao tinh thần của quân đội và hậu phương!" Việc chuẩn bị cho cuộc diễu hành bắt đầu.
Ban lãnh đạo Tối cao Liên Xô; Nguồn: mos.ru
2. Dàn nhạc bí mật diễn tập
Ngày 2/11, Vasily Agapkin - tác giả cuộc diễu hành nổi tiếng "Tạm biệt Slavs" của sư đoàn Dzerzhinsky - được bổ nhiệm làm nhạc trưởng dàn nhạc diễu hành và được giao nhiệm vụ thành lập một dàn nhạc kết hợp. Vào thời điểm đó, hầu hết các nhạc công đang phục vụ trong các đơn vị quân đội, hoặc đã ra tiền tuyến; một dàn nhạc từ Gorky (nay là Nizhny Novgorod) đã đến trợ giúp.
Chuẩn bị cho cuộc diễu hành diễn ra một cách bí mật, không ai nghe thấy các buổi tập của ban nhạc kèn đồng tại Quảng trường Đỏ - không đi đều, không đánh trống, không phô trương. Ban lãnh đạo đất nước sợ những âm thanh này có thể gây hoảng loạn đối với người dân Moscow. Do đó, các buổi tập đã được tổ chức tại trường đua ngựa Khamovniki. Phó Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Semyon Budyonny - Tổng chỉ huy diễu hành, đến đó, cưỡi ngựa đi vòng quanh để cảm nhận và thậm chí còn đưa ra chỉ dẫn cho dàn nhạc. Chỉ huy cuộc diễu binh được giao cho Trung tướng Pavel Artemyev - Tư lệnh Quân khu và Khu vực phòng thủ Moscow.
3. Hội đồng thành phố Moscow đã họp tại ga Mayakovskaya
Lễ kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười của Hội đồng Moscoww đã được lên kế hoạch vào ngày 6/11, nhưng diễn ra không phải tại Nhà hát Bolshoi (vào thời điểm đó đã được cài mìn), mà tại ga tàu điện ngầm Mayakovskaya, có sức chứa hai ngàn người. Ngày 6/11, một đoàn tàu đặc biệt gồm 10 toa đã được hình thành tại Belorusskaya, lãnh đạo của đất nước đã đến Mayakovskaya năm phút trước khi khai mạc.
Ở phía đối diện của hiên đã có một đoàn tàu gồm 10 toa tàu, trong đó dàn nhạc, và tủ để đồ cho những người tham gia, và một phòng thu âm. Sau Lễ kỷ niệm, vào khoảng 11 giờ tối, chỉ huy cuộc diễu hành Pavel Artemyev đã thông báo cho chỉ huy các đơn vị tham gia về diễu hành quân sự tại Quảng trường Đỏ - 10 tiếng trước khi cuộc diễu hành bắt đầu.
4. Một giờ, một phút, 20 giây
Theo tính toán, cuộc diễu hành được cho là kéo dài một giờ, một phút, 20 giây. Đến 08:00 (vì lý do an ninh, người ta đã quyết định bắt đầu sớm hơn một giờ) toàn bộ khu vực từ cầu Moskvoretsky đến tòa nhà của Bảo tàng Lịch sử đã đầy ắp các đơn vị quân đội. 28.467 người tham gia cuộc diễu hành (lính bộ binh, kỵ binh, bắn tỉa và xạ thủ súng máy, chiến sỹ pháo binh, xe tăng, dân quân).
Trong số các thiết bị, 296 súng máy, 18 súng cối, 12 súng phòng không, 12 súng cỡ nòng nhỏ và 128 pháo và 160 xe tăng (70 BT-7, 48 T-60, 40 T-34, hai KV) đã tham gia. Theo kế hoạch, có 300 máy bay tham gia, nhưng do tuyết dày và bão tuyết, phần trình diễn của không quân đã phải hủy bỏ, nhưng họ sẵn sàng cho bất kỳ nhiệm vụ nào. Trong trường hợp Quảng trường Đỏ bị đánh bom, lực lượng phản ứng gồm 35 trạm y tế, 5 đội phục hồi, 15 xe cứu hỏa và các phương tiện đặc biệt khác để hoạt động trong trường hợp các tòa nhà, mạng lưới điện và khí đốt bị phá hủy và hỏa hoạn.
Cuộc diễu hành được bắt đầu bởi các học viên của Trường pháo binh Moscow số 1 mang tên của L.B. Krasnin trên nền nhạc "Cuộc diễu hành" của Chernetsky. Buổi phát thanh từ Quảng trường Đỏ được cả thế giới lắng nghe, tường thuật được thực hiện bởi nhà bình luận và nhà báo nổi tiếng Vadim Sinyavsky của Đài phát thanh Liên Xô.
Cuộc diễu binh diễn ra khi quân phát xít đã nhìn thấy Moscow qua ống nhòm; Nguồn: mos.ru
5. Điều làm Hitler tức giận
Theo các nhà sử học, Hitler bật máy thu thanh và đã nổi cơn thịnh nộ không thể diễn tả được. Y vội vã gọi điện thoại và yêu cầu kết nối với chỉ huy của phi đội ném bom gần Moscow nhất: "Tôi cho anh một giờ để chuộc lỗi. Cuộc diễu hành cần phải bị ném bom bằng mọi giá. Triển khai ngay lập tức tất cả các máy bay anh có, và đích thân anh chỉ huy chúng!" Nhưng đã không một máy bay ném bom nào mò đến được Moscow. Theo thông báo vào ngày hôm sau, tại ngoại ô của thành phố, 34 máy bay Đức đã bị bắn hạ bởi lực lượng của quân đoàn tiêm kích số 6 và các đơn vị phòng không bảo vệ Moscow.
6. Báo chí đã viết gì
Tờ báo tiếng Anh The News Chronicle viết: "Tổ chức ở Moscow của cuộc diễu hành truyền thống thông thường vào thời điểm có những trận chiến nóng bỏng ở ngoại ô thành phố là một ví dụ tuyệt vời về chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm." Daily Mail đã ca ngợi cuộc diễu hành quân sự ngày 7/11/1941 là "một trong những cuộc biểu hiện rực rỡ nhất về lòng dũng cảm và sự tự tin trong thời chiến"./.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN
mos.ru
Chuyện 2 lính Nga hiên ngang dưới họng súng xử tử của phát xít Đức Sau hai trận chiến sinh tử, 2 người lính Nga của Hồng quân đã bị phát xít Đức bắt làm tù binh rồi hành quyết chóng vánh bằng súng. Lúc đó là đêm 29/6/1941 ở khu vực chân đồi Murmansk, Liên Xô ( vào thời điểm này cuộc Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô đã diễn ra được 1 tuần - ND)....