“Con đường đào quất” lớn nhất Hà Nội
Trên suốt trục đường Láng – Bưởi – Lạc Long Quân kéo dài khoảng 10 km, đào quất đổ về bạt ngàn từ nhiều ngày nay để phục vụ người dân Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu.
Bắt đầu từ Ngã Tư Sở, hàng nghìn cành đào được tập kết dày đặc hai bên đường Láng từ nhiều ngày nay.
Xem: “ Con đường đào quất” lớn nhất Hà Nội hối hả vào vụ Tết ( Video: Mạnh Thắng)
Đào cành lớn các loại được dựng lẫn cùng với hàng cây xà cừ cổ thụ giữa tim đường.
Một bên đường Láng ven sông Tô Lịch cũng trở thành nơi tập kết đào cành.
Những cành đào tựa vào biển báo giao thông thu hút người đi dường.
Đào dựng giữa tim đường Láng.
Video đang HOT
Trên suốt dọc đường Láng, các ngã tư đều trở thành nơi bán đào quất, số lượng nhiều vô kể.
Ở một vị trí khác cũng trên đường Láng, giải phân cách trở thành nơi trưng bày các loại quất cảnh.
Tại một vài điểm có vỉa hè rộng trên đường Bưởi, là khu bán quất cảnh.
Bán đào cành trên vỉa hè đường Lạc Long Quân.
Tại đường Lạc Long Quân, dải phân cách giữa chạy dài được tô điểm sắc hoa đào bởi hàng trăm cây đào bích đang độ ra hoa.
Đây được xem là con đường buôn bán đào quất lớn nhất tại Hà Nội vào c dịp Tết Nguyên Đán.
Không chỉ là cây cảnh, nhiều đoạn đường Láng cũng trở thành “thiên đường” cho người buôn bán lọ, bình, đồ gốm…
Các loại bình gốm cỡ lớn được bày bán rất nhiều trên đường Láng.
Lợn đất và gà đất.
Bạt ngàn các loại hoa tại đoạn ngã tư Lạc Long Quân – Hoàng Hoa Thám.
Hoa bày tràn xuống lòng đường.
Cảnh mua bán đào tấp nập trong giờ tan tầm tại đường Lạc Long Quân.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Đừng tưởng cứ vung tay sắm Tết là được bố mẹ chồng khen
Sau bài học "xương máu", năm nay Thanh quyết định sẽ về quê muộn để ăn Tết và không mua sắm gì nhiều, chỉ đưa tiền mặt cho mẹ chồng cô. Đơn giản mà gọn nhẹ mà vẫn được tiếng là dâu ngoan hiền.
Đồ gì Thanh cũng muốn mua, nào là quần áo đẹp cho mẹ chồng, nào là túi xịn cho em chồng. (Ảnh minh họa)
Nhiều nàng dâu mới về nhà chồng thường có tâm lý mua sắm Tết những đồ ngon vật lạ để tỏ lòng thành kính. Điều này rất đáng quý nhưng không phải cứ vung tiền mua đồ sắm Tết một là nhận được sự khen ngợi của bố mẹ chồng, không phải quà càng đắt tiền càng lấy được lòng bố mẹ. Lúc bị bố mẹ than phiền lại cảm thấy hụt hẫng, bực mình vì bao nhiêu công sức, bao nhiêu ý tốt lại bị bố mẹ hiểu sang ý khác, làm mất niềm vui ngày Tết.
Một số câu chuyện của dân mạng chia sẻ:
Mình vất vả lên danh sách quà biếu Tết cho đại gia đình nhà chồng, đồ biếu chất thành núi ở góc nhà. Chồng về thấy liền hỏi "Quà ở đâu mà nhiều thế", mình thật thà kể cho chồng nghe kế hoạch của mình nhưng chưa bàn trước với chồng được vì hàng ngoại nhập khan hiếm, có cái là phải mua ngay. Tiền thưởng Tết chưa lĩnh, mình đã rút tiền tiết kiệm để mua trước. Chồng mình nhìn đống đồ thán phục, không hiểu mình chở đống đồ này về nhà kiểu gì. Hôm sau đi đường, thấy chậu lan hồ điệp đẹp quá, mình phóng tay mua biếu bố mẹ chồng với giá 6 triệu. Bạn bè, hàng xóm cứ xuýt xoa, trầm trồ và có vẻ ghen tị vì bố mẹ chồng mình có được con dâu thảo hiền. Tuy nhiên, ngay tối hôm đó, mình đã bị mẹ chồng nhắc khéo: "Vợ chồng con mới cưới, công việc của chồng cũng chưa ổn định, con nên để dành tiền còn sinh con. Bố mẹ không cần thiết mấy đắt tiền này đâu" Cảm thấy bị hụt hẫng, mình buồn mãi vì vụ đầu tư quà cáp tốn kém mà lại bị phê bình.
Trường hợp của Thanh cũng cười ra nước mắt:
Năm trước, mới kết hôn được 3 tháng thì Tết, Thanh về quê chồng ở Phú Thọ ăn Tết từ 23. Do về sớm nên chị không mua sắm gì, định bụng là sẽ mang tiền mặt về rồi rủ mẹ chồng đi sắm Tết. Ra đến chợ, đồ gì Thanh cũng muốn mua, nào là quần áo đẹp cho mẹ chồng, túi xịn cho em chồng, chậu cây cảnh đẹp cho bố chồng, nào là một lô bánh kẹo, rượu ngon cho họ hàng nhà chồng. Đế lúc về nhà, Thanh mới tá hỏa là đã tiêu hết số tiền dự định để mừng tuổi. Chả biết làm cách nào, cô phải cầu cứu sự viện trợ của mẹ đẻ.
Nghĩ đã mua nhiều quà xịn cho mọi người, Thanh không biếu tiền Tết cho bố mẹ chồng nữa. Chỉ bỏ ít tiền vào phong bao để mừng tuổi cho ông bà. Đến khi có khách đến nhà chơi Tết, Thanh vừa xấu hổ vừa bực mình ngồi nhà trong nghe thấy mẹ chồng than thở: "Nó chả đưa tiền gì cả, chỉ mua quà thôi"
Sau bài học "xương máu", năm nay Thanh quyết định sẽ về quê muộn để ăn Tết và không mua sắm gì nhiều, chỉ đưa tiền mặt cho mẹ chồng cô. Đơn giản mà gọn nhẹ mà vẫn được tiếng là dâu ngoan hiền.
Theo Eva
Chuyện sắm Tết trong nhà đại gia ngành dược Chưa đến Tết tôi đã thấy nhiều chị em lo lắng chuyện mua sắm, chi tiêu. Có người bảo, phải chi khoảng 30 - 40 triệu mới có "cái Tết ra trò". Tôi thấy thật hoang phí. Ở nhà tôi, mỗi cái Tết, tôi chi không quá 5 triệu. Vợ chồng tôi đều là dân kinh doanh. Chồng tôi là người có tiếng...