Con đường dẫn đến ổn định ở Bolivia vẫn còn lắm gian nan
Phó Chủ tịch Thượng viện Anez ngày 13/11 đã trở thành Tổng thống lâm thời Bolivia trong khi các cuộc biểu tình kêu gọi phục chức cho ông Morales nổ ra.
Ngày 13/11, bà Jeanine Anez, Phó Chủ tịch Thượng viện Bolivia đã trở thành Tổng thống lâm thời nước này sau khi ông Evo Morales từ chức và sang Mexico tị nạn chính trị. Trong lễ nhậm chức, bà Jeanine Anez tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể đồng thời kêu gọi một quá trình chuyển giao dân chủ và hòa bình.
Tuy nhiên, lễ nhậm chức của bà Anez diễn ra trong bối cảnh nước này vẫn chìm đắm trong các cuộc biểu tình kêu gọi phục chức cho cựu Tổng thống Morales, khiến con đường ổn định đất nước của Bolivia còn gặp nhiều gian nan.
Các cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều nơi tại Bolivia trong ngày 13/11, kêu gọi phục chức cho ông Morales. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại lễ nhậm chức, bà Jeanine Anez viện dẫn một điều khoản trong hiến pháp nói rằng bà là nhân vật kế tiếp nắm quyền cao nhất sau khi ông Morales và Phó Tổng thống Alvaro Garcia từ chức vào ngày 10/11 vừa qua. Bà Anez tuyên bố sẽ tổ chức bầu cử sớm nhất có thể đồng thời kêu gọi một quá trình chuyển giao dân chủ và hòa bình.
“Hôm nay chúng ta bắt đầu một con đường hòa bình và dân chủ. Đã đến lúc chúng ta chấm dứt cuộc đối đầu và đi đến hòa bình. Tôi đảm bảo với mọi người rằng các đối đầu ở Bolivia đã chấm dứt”, bà Anez nói.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Thượng viện Bolivia Anez tuyên thệ nhậm chức bất chấp việc không giành được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết vì các nhà lập pháp thuộc Đảng Phong trào vì chủ nghĩa xã hội của ông Morales tẩy chay.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố sẵn sàng quay trở về để tham gia bình ổn đất nước nếu người dân Bolivia yêu cầu trong bối cảnh tình hình chính trị xã hội quốc gia Nam Mỹ này vẫn diễn biến phức tạp bất chấp việc ông đã buộc phải từ chức dưới sức ép của quân đội, cảnh sát và phe đối lập và đi tị nạn tại Mexico.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Mexico City của Mexico, ông Morales kêu gọi tổ chức một cuộc đối thoại quốc gia giữa các lực lượng chính trị với sự trung gian của các nước bạn bè, đồng thời cho rằng nếu không có một cuộc thương lượng thì rất khó để chấm dứt tình trạng đối đầu như hiện nay.
“Nếu người dân yêu cầu tôi, thì chúng tôi sẵn sàng trở về để ổn định đất nước. Tôi nghĩ rằng, đối thoại quốc gia rất quan trọng. Nếu không có đối thoại quốc gia thì khó có thể ngăn chặn được tình trạng hỗn loạn này”, ông Morales nói.
Ông Morales cũng yêu cầu cảnh sát và lực lượng vũ trang, những tác nhân chính buộc ông phải từ chức, không sử dụng vũ khí chống lại nhân dân. Liên quan tới việc nữ nghị sỹ đối lập Anez tự phong là tổng thống tạm quyền bất chấp việc Quốc hội chưa thể họp đủ số đại biểu theo luật định, ông Morales khẳng định đó là kế hoạch đảo chính chống lại ông và hành động của bà Jeanine Anez là vi hiến.
Hồi tháng 10, ông Morales tuyên bố đắc cử nhiệm kỳ thứ 4. Việc này đã dẫn tới các vụ bạo lực trên đường phố. Sau khi mất đi sự ủng hộ của quân đội và cảnh sát, hôm 10/11, ông đã từ chức và tới tị nạn ở Mexico vào 2 ngày sau đó. Tuy nhiên, tình hình sau khi ông từ chức còn trở nên tồi tệ hơn khi những người ủng hộ ông đổ xuống đường biểu tình và đụng độ với các lực lượng an ninh. Tại thủ đô La Paz, ngày 13/11, người biểu tình từ các nơi đã đổ về, diễu hành qua các đường phố lớn yêu cầu khôi phục chức vụ cho ông Morales.
Những người biểu tình cũng phản đối việc phe đối lập đưa nữ nghị sỹ Anez lên làm Tổng thống tạm quyền khi chưa được quốc hội thông qua, coi đây là hành động vi hiến. Việc cảnh sát ngăn chặn các đoàn người tiến về trung tâm thủ đô đã dẫn tới các cuộc đụng độ, nhiều cửa hàng và trụ sở cơ quan công quyền bị đập phá.
Trong khi đó, các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Morales và cảnh sát Bolivia ở nhiều thành phố khác như Yapacani thuộc vùng Santa Cruz de la la Sierra hay thành phố Montero đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hai người khác bị thương. Hơn 400 cảnh sát và binh sỹ thuộc lực lượng vũ trang đã được huy động ngăn chặn người biểu tình ở vùng Santa Cruz.
Theo thống kê, kể từ khi các cuộc biểu tình bạo loạn nổ ra ở Bolivia cách đây hơn 3 tuần, đã có ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
tổng hợp
Người biểu tình Bolivia chiếm đài phát thanh và truyền hình nhà nước
Những người biểu tình thuộc phe đối lập ở Bolivia ngày 9/11 đã chiếm đài truyền hình và phát thanh của nhà nước và buộc các đài này ngừng phát sóng.
Người tham gia cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Evo Morales ở La Paz, Bolivia, ngày 8/11/2019. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, một số cảnh sát đã rời bỏ vị trí canh gác tại quảng trường nơi Phủ Tổng thống tọa lạc, trong bối cảnh căng thẳng ở mức báo động sau cuộc bầu cử ở nước này.
Ông Ivan Maldonado, Giám đốc Đài phát thanh Patria Nueva cho biết người biểu tình đã tràn vào văn phòng của đài này cũng như đài truyền hình Bolivia TV, buộc các nhân viên rời khỏi trụ sở và cáo buộc họ phục vụ lợi ích của Tổng thống Evo Morales. Hãng tin AFP dẫn lời ông Maldonado cho biết: "Chúng tôi đã bị đuổi ra ngoài bằng vũ lực sau khi liên tục bị những người tụ tập bên ngoài đe dọa".
Khoảng 40 nhân viên được cho là đã rời khỏi tòa nhà mà hai đài trên cùng đặt trụ sở ở thủ đô La Paz, trong khi khoảng 300 người biểu tình tụ tập tại khu vực tòa nhà.
Phong trào biểu tình do phe đối lập phát động nhằm yêu cầu hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 10 vừa qua, trong đó Tổng thống Morales đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp.
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Morales đã lên án việc chiếm giữ các cơ quan truyền thông. Ông nêu rõ: "Họ nói là bảo vệ nền dân chủ, nhưng họ hành xử như thể họ đang trong chế độ độc tài". Ông cho biết thêm rằng một trạm phát thanh của liên đoàn nông dân cũng đã bị những người biểu tình chiếm giữ và những phần tử đối lập cũng vừa phóng hỏa nhà của chị gái ông ở thành phố Oruro, miền Nam Bolivia.
Theo kết quả chính thức do Tòa án Bầu cử Tối cao (TSE) mới công bố, Tổng thống Morales đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 20/10 với 47,08% số phiếu ủng hộ so với 36,51% của ứng cử viên đối lập Carlos Mesa. Với kết quả này, Tổng thống Morales đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp ngay tại vòng 1 với khoảng cách trên 10% theo luật định so với đối thủ.
Ngày 8/11, ứng cử viên Carlos Mesa đã yêu cầu Quốc hội Bolivia thông qua một dự luật khẩn cấp về việc tổ chức một cuộc bầu cử mới vì cho rằng có gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua. Một nhóm chuyên gia của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đang tham gia quá trình kiểm tra lại quy trình bầu cử tại quốc gia Nam Mỹ này.
Trong khi đó, Tổng thống Morales khẳng định ông đã giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng và dân chủ, tuân thủ nghiêm Hiến pháp, đồng thời cho biết nhân dân Bolivia sẽ bảo vệ bằng mọi giá tiến trình dân chủ hiện nay.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Bolivia: Người biểu tình chiếm đài phát thanh và truyền hình nhà nước Những người biểu tình thuộc phe đối lập ở Bolivia ngày 9/11 đã chiếm đài truyền hình và phát thanh của nhà nước và buộc các đài này ngừng phát sóng bất chấp lời kêu gọi đối thoại từ chính phủ. Những người biểu tình đã tràn vào đài truyền hình nhà nước Bolivia. (Nguồn: Fox News) Những người biểu tình thuộc phe...