Con đường chinh phục vách đá thần Hà Giang trên đèo Mã Pì Lèng
Vách núi đá trắng Hà Giang còn được gọi là vách đá thần, nằm cách trung tâm Hà Giang 160km, nằm ngay trên đèo Mã Pì Lèng, cách Đồng Văn, Mèo Vạc khoảng 2km.
Tại chân Đèo Mã Pì Lèng, bạn có thể phóng tầm mắt đến Vách đá trắng Hà Giang. Khi chinh phục vách đá này bạn chắc chắn sẽ phải trầm trồ trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mây trời trong xanh, dòng sông Nho Quế uốn lượn xẻ đôi cả núi đồi. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Du khách đến được với vách đá trắng phải qua con đường Hạnh Phúc quanh co và đi bộ từ Tượng đài Thanh niên xung phong. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Tiếp đó là con đường mòn dài khoảng 3km, một bên là vách núi một bên là vực sâu. Dọc theo con đường này có địa điểm ‘check in’ nổi tiếng mang tên ‘mỏm đá tử thần.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Khi tới con đường ven vách đá trắng, du khách sẽ đắm chìm trong cảnh sắc núi rừng hoang sơ, hùng vĩ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Video đang HOT
Con đường này cũng chính là con đường mà ngày xưa Vua Mèo thường xuyên qua lại và dừng chân để nghỉ ngơi. Cung đường trekking có độ khó vừa phải, khá phù hợp cho những người mới leo núi. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Được mệnh danh là ‘Cung đường chân mây,’ ngay từ điểm khởi đầu và gần như suốt dọc hành trình, du khách sẽ được ‘mục sở thị’ loại đá vôi sọc dải, vân đỏ hoặc xanh, phân lớp thành từng tệp mỏng đều tăm tắp, bị vò nhàu thành những nếp uốn nhỏ muôn hình vạn trạng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Emmanuel Cerise (người Pháp) dẫn con trai Marcel Cerise chinh phục quãng đường ‘xuyên mây’. Ông chia sẻ: ‘Cảnh quan nơi đây thật tuyệt vời, tôi đã từng đi ngọn núi khác ở Việt Nam nhưng chưa thấy nơi nào đẹp và hoang sơ như ở đây.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Những du khách trên đường chinh phục con đường này cũng dừng chân để lưu lại những bức hình làm kỷ niệm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Cảnh quan trùng điệp núi rừng khiến trái tim của du khách xao xuyến, thả tâm hồn giữa đại ngàn vùng cao nguyên đá Hà Giang. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Di chuyển trên con đường này, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của ‘dải lụa xanh’ Nho Quế mờ ảo dưới hẻm Tu Sản. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Chèo sup trên sông Nho Quế
Sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy qua những vách đá, tạo thành một đường ranh giới màu xanh biếc giữa các con đèo ở Hà Giang.
Nằm dưới chân đèo Mã Pì Lèng huyền thoại, được bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn - Vân Nam (Trung Quốc), sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy qua những vách đá, tạo thành một đường ranh giới màu xanh biếc giữa các con đèo ở Hà Giang.
Sông Nho Quế và Hẻm Tu Sản là những địa danh vô cùng nổi tiếng của Hà Giang. Với những tay phượt chạy xe máy, con đường Hạnh Phúc vắt qua Đồng Văn và Mèo Vạc là con đường phải chinh phục. Đứng trên đèo Mã Pí Lèng cheo leo, khung cảnh như mở ra với những những vách núi đá hùng vĩ, hiểm trở, dòng sông xanh biếc đẹp tựa tranh vẽ. Sông Nho Quế tựa dải lụa mềm thu thút bất cứ ai yêu thích mạo hiểm. Nếu là người đam mê khám phá, đảm bảo bạn sẽ không chần chừ mà muốn chinh phục nó ngay lập tức.
Tận tay sờ vào làn nước xanh màu rêu của dòng Nho Quế huyền thoại khiến mọi khó khăn đều tiêu tan.
Góc "kinh điển" của sông Nho Quế nhìn từ điểm dừng chân đèo Mã Pì Lèng trên con đường Hạnh Phúc. Từ đây có thể thấy rõ toàn bộ đại hẻm vực sông Nho Quế, trong đó có hẻm vực Tu Sản. Đây cũng là góc được xem là "must-to -go" của mọi khách du lịch khi đến Hà Giang.
Lần đầu tiên chạy xe trên con đường đất để xuống sông Nho Quế là một cảm giác "run". "Run" vì con đường đất đỏ cứ trôi mãi xuống, ngoằn nghoèo giữa một bên là vực thẳm, một bên là vách núi dựng đứng. Và "run" vì không biết phía dưới kia có gì chờ đợi mình. Con đường xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc vốn trước kia ít người lui tới. Đây cũng là xã vùng cao xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang. Đường đất nên nếu chẳng may dính chút mưa ướt là trơn ngã bất cứ lúc nào. Con sông nổi bật bên đoạn đường cua dốc có khả năng thử thách tay lái với bất kỳ ai muốn xưng là "phượt thủ".
Với địa hình vô cùng hiểm trở, vực sông Nho Quế được xem là một trong những thung lũng có kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Dịch vụ đi thuyền trên sông Nho Quế mới phát triển vài năm trở lại đây. Du khách có thể chọn đi xuôi dòng từ bến thuyền Tà Làng hoặc đi ngược dòng từ bến thuyền xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc).
Tận tay sờ vào làn nước xanh màu rêu của dòng Nho Quế huyền thoại khiến mọi khó khăn đều tiêu tan. Ở phía trên đèo nhìn xuống, sông Nho Quế hiền hòa là thế. Giờ đi thuyền trên con sông, mới thấy những vách núi dựng đứng vô cùng hùng vĩ. Còn gì bằng khi được chèo thuyền lững lờ trôi trên dòng nước tĩnh lặng, băng qua những vách núi đá dựng, tận hưởng không khí mát lạnh trong lành. Nếu đến đây vào tháng 2 - tháng 3, bạn còn được ngắm mùa hoa gạo rực đỏ hai bên dòng sông.
Đi thuyền, bè hoặc chèo kayak trên dòng Nho Quế cho bạn cảm nhận đặc biệt khi đi giữa con hẻm Tu Sản - với chiều cao vách đá lên tới 700 - 800 m, chiều dài tới 1,7km, sâu 700 - 900m. Chèo Sup trông có vẻ khá thư thái nhưng thực ra là bộ môn đòi hỏi sự vận động cao. Chèo kayak đôi hai người sẽ dễ dàng hơn. Hoạt động thư thả nhất là ngồi thuyền máy. Lướt trong Nho Quế, ngẩng đẩu lên là trời xanh thẳm, là đèo và núi mảnh như tơ chỉ vắt ngang lưng trời, mới thấy thiên nhiên thật kì vĩ biết bao, mới thấy con người nhỏ bé làm sao.
Ẩn trong làn nước xanh ngọc quyến rũ là một câu chuyện lỳ kì về sự ra đời của sông Nho Quế. Chuyện rằng, khi quả núi vẫn còn nguyên vẹn, nước từ trên núi chảy xuống bị ứ lại nhiều. Bên này núi, nước ngày càng dâng cao, còn sườn bên kia quả núi vì chưa có sông, đất lúc nào cũng nứt toác, khô cằn, cỏ cây trơ trụi.
Một ngày nọ, thần Sông có lời đề nghị thần Núi nằm dịch qua một bên để dòng nước thoát ra, không bị ứ đọng và tưới mát cho những vùng khô hạn. Nhưng thần Núi cứ nằm im, giả vờ không nghe thấy. Thần Sông bèn thưa với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng ra lệnh cho thần Núi tránh sang một bên nhưng không hiểu vì lý do gì, thần Núi vẫn tiếp tục giả vờ ngủ. Núi cứ ngủ mãi, ngủ từ đông sang hè, rồi từ hè sang đông.
Thế rồi vào một đêm mưa gió, thần Sét rút gươm rạch cắt màn đêm. Sau tiếng nổ vang vọng rung chuyển cả đất trời, thần Núi vỡ đôi. Nước bên này núi tuôn xối xả. Dòng nước đi tới đâu, cỏ cây được hồi sinh xanh tốt tới đó. Qua một đêm, bên sườn núi khô cằn đã phủ kín một màu xanh mượt mà. Từ đó, nước cứ xuyên qua đá núi sừng sững, chảy mãi, tụ hội thành dòng Nho Quế, chia đôi đèo Mã Pì Lèng với dãy núi Săm Pun.
Với địa hình vô cùng hiểm trở, vực sông Nho Quế được xem là một trong những hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, là một trong những thung lũng có kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Sông Nho Quế là nguồn nước tưới quan trọng cho ruộng nương, cây trồng dọc dòng chảy và cung cấp nước cho sinh hoạt người dân dọc đôi bờ sông chảy.
Khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống náo nhiệt của chốn đô thị, hãy thử một lần đến Hà Giang và dạo thuyền trên dòng Sông Nho Quế, hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp của nơi này.
Lưu ý: Đường đi xuống sông Nho Quế khá dốc và bạn sẽ phải leo bộ. Cẩn thận khi đi xe máy xuống đây. Giá thuê Sup khoảng 100.000 - 120.000 đồng tùy thời điểm. Nên liên hệ trước để đặt Sup tránh trường hợp hết Sup và chờ đợi lâu. Mặc áo phao và cẩn thận khi chèo sup trên sông.
Chinh phục Đèo Mã Pí Lèng Hà Giang Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, với cung đường đèo uốn lượn, hiểm trở, có chiều dài khoảng 20 km. Đến đây du khách sẽ bắt gặp những dãy núi trùng điệp, tuy đường đi có phần trắc trở nhưng bù lạ du khách sẽ bắt gặp những khung cảnh...