Cơn động kinh của nghịch tử và án mạng đau lòng
Quý lăm le cầm dao tông, xông thẳng vào giường ngủ của bố, tung màn, vung dao chém 2 nhát hiểm làm ông tử vong tại chỗ. Bà Huyền đang ngủ dưới bếp chạy lên cũng bị Quý chém 1 nhát phía cằm trái.
Vụ trọng án xảy ra vào hồi 22h30 ngày 10/7 tại gia đình vợ chồng ông Lê Hồng Hoa (SN 1964) và bà Trần Thị Huyền (trú tại khu 2, xã Tứ Mỹ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Hung thủ ra tay giết ông Hoa, đâm bà Huyền không phải ai xa lạ, chính là con đẻ của ông Hoa và bà Huyền: Lê Trọng Quý (SN 1993).
Từ cơn động kinh…
Quý là con út trong gia đình có 2 anh em. Bố mẹ làm nghề nông. Bản thân Quý được bố mẹ hết sức cưng chiều. Học hết lớp 9 thì bỏ giữa chừng do năng lực kém.
Năm 2005, Quý đột nhiên lên cơn động kinh. Từ đó trở đi tinh thần luôn rơi vào bất ổn. Biết được con mình không bình thường như mọi đứa trẻ khác, bố mẹ Quý càng tỏ ra quan tâm đến con nhiều hơn, một mặt thì thay phiên nhau trông coi Quý, lại còn đưa Quý đi chữa bệnh ở nhiều nơi.
Bà Huyền với nỗi đau chồng chất
Quý có giọng hát hay, được mệnh danh là “giọng ca vàng” của xã Tứ Mỹ, nhưng không được đào tạo qua trường lớp. Một lần trong giấc mơ, Quý được báo mộng sẽ trở thành “ca sĩ”. Ngay ngày hôm sau, Quý vác xà beng ra nghĩa địa, định đào mộ người về báo mộng. Được công an xã và chính quyền địa phương can thiệp kịp thời nên hành động đó đã không thể xảy ra.
Sau việc đó, gia đình càng quan tâm sát sao đến các biểu hiện bất thường của Quý hơn. Mỗi khi Quý lên cơn động kinh, người thân lại bắt Quý trói lại, sợ Quý sẽ gây ra những hành động không thể kiểm soát được.
Ông Hoa, bố của Quý, hết mực thương yêu, lo lắng cho con, đã chạy vạy đưa Quý đi chữa trị nhiều nơi, từ Bệnh viện tỉnh Phú Thọ rồi xuống Hà Nội, nhưng vẫn không xác định được Quý mắc bệnh gì, cũng không phải là bệnh tâm thần.
…Đến án mạng đau lòng
Hàng ngày, những biểu hiện của Quý rất bình thường, gia đình không bắt Quý phải lao động nặng nhọc, nên Quý có thời gian chơi bời, lêu lổng suốt ngày.
Tối hôm xảy ra vụ việc, Quý lăm le cầm dao tông xông thẳng vào giường ngủ của bố, tung màn, vung dao chém 2 nhát chí mạng phải làm ông Hoa tử vong tại chỗ. Bà Huyền đang ngủ dưới bếp nghe động chạy lên nhà thì bị Quý chém 1 nhát phía cằm trái. Sau đó Quý tay vẫn cầm dao, lao đi mất hút trong màn đêm.
Trưởng công an xã Tứ Mỹ: Hành động của Quý đáng bị xã hội lên án
Bà con, họ hàng biết sự việc trên đã hết sức hoang mang lo lắng, trẻ con, phụ nữ không ai dám bước ra khỏi nhà, sợ gặp phải Quý đang “điên tiết” sẽ gây họa.
Video đang HOT
Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ án, Công an xã Tứ Mỹ đã báo cáo sự việc, Công an huyện Tam Nông cử lực lượng trinh sát, hình sự xuống địa bàn để bảo vệ hiện trường và tiến hành truy bắt đối tượng gây án.
Đến 5h40 ngày 11/7, Quý bị bắt khi đang lẩn trốn trong bụi chuối nhà bà Lê Thị Hậu (trú tại khu 3, xã Tứ Mỹ, cách nơi gây án khoảng 800 mét).
Về động cơ gây án, bà Huyền (mẹ Quý và cũng là nạn nhân), ông Lê Văn Quang (bác ruột của Quý), ông Lê Văn Thọ (chú ruột của Quý) đồng tình quan điểm: Không loại trừ khả năng Quý gây án là do những mâu thuẫn trước đó. “Những khi Quý biểu hiện động kinh, gia đình thường bắt trói lại, ấn tượng đó hằn sâu trong tâm trí Quý”.
Ông Quang, ông Thọ buồn nói: “Đây là sự việc đau lòng. Chúng tôi mong các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nó đúng người, đúng tội. Nếu mà nó có tâm thần thì cũng phải xác định rõ ràng. Còn nếu không, tội lỗi của nó suốt đời, suốt kiếp cũng không thể gột rửa hết”.
Hiện đối tượng Quý đã bị đưa về trại giam Công an tỉnh Phú Thọ để phục vụ quá trình điều tra. Cơ quan CSĐT, CA huyện Tam Nông đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình CA tỉnh Phú Thọ xử lý đúng theo thủ tục của pháp luật.
Theo VTC
Tổn thương não ở trẻ em khi bị lắc mạnh
Cơ vùng cổ của bé còn yếu nên không đủ sức giữ cho đầu ở vị trí ổn định. Do đó, khi bị lắc mạnh, não của trẻ bị dịch chuyển qua lại với cường độ cao trong hộp sọ, dẫn đến hậu quả tổn thương não và các cấu trúc thần kinh khác.
Lứa tuổi thường bị tổn thương não theo cơ chế này là những trẻ sơ sinh hay nhũ nhi, trung bình từ 3 - 8 tháng; đôi khi xảy ra ở trẻ lớn hơn đến 4 tuổi.
Các thương tổn xảy ra tùy theo mức độ nặng của hành động như: đứt mạch máu não và các sợi thần kinh, xé rách mô não, dập não và xuất huyết não. Trẻ có thể tử vong do tổn thương não nặng hay tiến triển lan tỏa. Nếu trẻ sống được thì di chứng thần kinh rất nặng nề: có thể bị mù; bị điếc; co giật, động kinh; chậm phát triển tâm thần vận động; yếu liệt; kém thông minh; khó khăn trong việc học tập và sử dụng ngôn ngữ; mất khả năng tập trung và ghi nhớ.
Người lớn cần tránh việc lắc bé mạnh
Biểu hiện của trẻ khi mới tổn thương?
- Ngủ gà.
- Tăng kích thích.
- Nôn ói.
- Bú và nuốt kém.
- Biếng ăn.
- Mất khả năng cười và phát âm.
- Cứng đờ.
- Co giật.
- Khó thở.
- Rối loạn ý thức.
- Đồng tử không đều.
- Mất khả năng nâng đầu.
- Mất khả năng nhìn tập trung hay vận động mắt.
Những trường hợp nhẹ, ban đầu có thể không có biểu hiện nhưng thương tổn vẫn tiếp tục phát triển, đôi khi biểu hiện di chứng khi trẻ ở tuổi đến trường. Khi đó, khó có thể nhận biết những biểu hiện bất thường đó của trẻ là do não trẻ đã tổn thương trước đó vì bị lắc mạnh.
Điều trị và phòng ngừa
Những tổn thương này thường để lại di chứng nặng nề nên việc điều trị vô cùng khó khăn và hiệu quả thấp, chủ yếu là phục hồi chức năng vận động và một chế độ giáo dục đặc biệt cho trẻ.
Những hậu quả nặng nề này hoàn toàn có thể phòng ngừa được, chủ yếu là do sự nhận thức của cha mẹ và người chăm sóc trẻ về nguy cơ thương tổn não khi trẻ bị lắc quá mạnh.
Chúng ta thường cảm thấy căng thẳng và bực bội khi trẻ khóc, dễ dẫn đến hành động bạo lực như dằn mạnh trẻ hay cầm vai trẻ lắc mạnh. Những cách sau đây có thể làm bé nín khóc nhanh và giúp các bậc phụ huynh giảm bớt sự khó chịu:
- Đong đưa nhẹ nhàng bé trên tay hoặc trong nôi.
- Quấn khăn hoặc mền cho bé có cảm giác an toàn và ấm áp.
- Tạo ra những tiếng động lạ để gây cho bé sự chú ý.
- Cho bé những đồ chơi có âm thanh.
- Hát, ru hay nói chuyện với bé.
- Cho bé bú mẹ hoặc sữa bình.
- Đặt bé nằm áp sát vào người mẹ và thở chậm rãi, nhẹ nhàng.
Nếu bé vẫn còn khóc nhiều, chúng ta nên xem xét: bé có đói, tã có ẩm ướt không, có dấu hiệu bệnh như: sốt, khó nuốt, ăn không tiêu, đau bụng không...
Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
Cha mẹ nên biết cách điều khiển cảm xúc, tránh những căng thẳng khi chăm sóc trẻ và cảnh báo với những người tham gia chăm sóc trẻ sự nguy hiểm cho trẻ khi bị lắc mạnh.
Theo SK&ĐS
Nguyên nhân gây rụng tóc Bệnh rụng tóc do nhiều nguyên nhân gây ra: do sinh đẻ, đau ốm hoặc do căng thẳng thần kinh Rất nhiều thuốc (như chống đông máu, ức chế u, trị Parkinson, chống động kinh...) có thể gây rụng tóc. Vì vậy, để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ thường tìm hiểu xem trước đó bệnh nhân có uống thuốc gì không. Bệnh...