Côn đồ tuổi mới lớn thấy “ngứa mắt” là chém
Nhóm thanh niên choai choai ngang nhiên quậy phá đám cưới và chém người vì cho rằng thấy “ngứa mắt”.
Theo phản ánh của người dân ở xã Đăk Ru (Đăk Nông) gần đây trên địa bàn xuất hiện một nhóm côn đồ tuổi mới lớn chuyên trộm cắp, quậy phá, vô cớ đánh người, gây mất an ninh trật tự.
Ngày 16-4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk R’lấp (Đăk Nông) xác nhận vừa bắt giữ Đinh Văn Dũng (trú thôn 8, xã Đăk Ru) để lập hồ sơ xử lý hành vi cố ý gây thương tích. Liên quan đến vụ này, công an đang truy bắt 20 người, trong số đó có hai anh em Hứa Ngọc Nam và Hứa Văn Ngọc là người cầm đầu nhóm côn đồ gây ra hàng chục vụ chém người, trộm cắp trên địa bàn thời gian qua.
Sáng 27-3, Nam dẫn theo khoảng 20 đàn em đến dự đám cưới tại thôn 8, xã Đăk Ru. Tại đây, nhóm của Nam gặp Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Anh Khoa (cùng trú thôn lân cận). Nam cho rằng Quý nhìn đểu mình nên cảm thấy “ngứa” mắt, khi Quý, Khoa ra về thì bị nhóm Nam chặn lại rồi dùng dao, gậy, tuýp sắt đánh tới tấp. Khoa bị Nam đâm hai nhát vào đầu và gáy, Quý bị Ngọc đâm một nhát xuyên bả vai trái. Nam tiếp tục cho đàn em đập phá đồ đạc tại đám cưới rồi mới rút lui.
Video đang HOT
Anh Khoa với hai vết thương ở đầu và sau gáy do bị nhóm côn đồ Nam, Ngọc chém. Ảnh: PV
Riêng hai nạn nhân được đưa đi cấp cứu, do Khoa bị đâm trúng động mạch chủ, máu ra nhiều phải chuyển tiếp đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Sau nhiều ngày điều trị, Khoa vẫn nằm liệt giường do bị chấn động dây thần kinh dẫn đến khả năng bị liệt tứ chi. Qua giám định, Khoa bị tỉ lệ thương tật 85% tạm thời..
Theo người dân địa phương, nhóm anh em Nam, Ngọc thường xuyên gây rối, quậy phá, người dân đã nhiều lần trình báo công an xã nhưng chúng vẫn bình chân như vại và còn dọa đánh những ai dám tố cáo. Ông V., chủ một quán cà phê trên quốc lộ 14, cho biết thêm: “Cứ mỗi tối là chúng tụ tập, kéo nhau đi quậy phá. Nhiều lần chúng đánh nhau với các nhóm thanh niên ở nơi khác làm náo loạn cả khu vực nhưng không ai dám can ngăn vì sợ liên lụy”.
Chị Nguyễn Thị Vân trú thôn Đoàn Kết (xã Đăk Ru) bàng hoàng kể lại: “Cách đây hơn năm tháng, tôi đi làm rẫy về thấy con trai tôi bị một nhóm thanh niên vây đánh, trong đó có Nam và Ngọc. Khi tôi đứng ra can ngăn thì bị Nam chém vào tay làm đứt lìa hai ngón. Tôi đã trình báo vụ việc nhưng đến nay chưa thấy ai xử lý”.
Thượng tá Phạm Sơn, Phó Công an huyện Đăk R’lấp, cho biết: “Hiện cơ quan đang xác minh đơn tố cáo của người dân về nhóm thanh niên vô cớ đánh, chém người, gây mất an ninh trật tự địa phương. Trước mắt, chúng tôi lập hồ sơ vụ chém nhau tại đám cưới làm hai người bị trọng thương. Đồng thời, công an huyện phối hợp cùng công an xã tiếp tục truy xét, bắt giữ những nghi can để điều tra, xử lý”.
Được biết, anh em Nam và Ngọc đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú từ đầu tháng 4-2011, ngay khi cơ quan điều tra vào cuộc.
Theo Pháp Luật TP
Nữ "đại ca" tuổi teen dạt nhà vì "hận đời"
Khi biết mình chỉ là một đứa con rơi được mẹ nuôi đón về từ bệnh viện, Đặng Tú Anh uất hận bỏ học, rồi bỏ nhà đi lang thang. Một đứa trẻ không nhà như Tú Anh đã nhanh chóng bị vòng xoáy cuộc sống xô ngã và cô nhanh chóng vướng vào một loạt tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm... rồi bị đưa đi cơ sở giáo dục. Không lấy đó là bài học răn mình, Tú Anh tiếp tục quậy phá, làm nhục người khác và tra tấn bạn học dẫn đến tử vong...
Hận đời vì chỉ là đứa con nuôi
Chúng tôi có chuyến công tác về với Trại giam Ninh Khánh, Bộ Công an vào đúng những ngày thời tiết chuyển sang hè. Trong số những phạm nhân nơi đây, chúng tôi vẫn để mắt hướng về cô gái "không nhà" Đặng Tú Anh. Với cô gái này, cán bộ nơi đây chia sẻ, họ đã phải rất vất vả khó khăn để giáo dục và uốn ắn cô gái cá biệt này.
Đặng Tú Anh, SN 1985, người từng được đăng ký hộ khẩu tại Chợ Đồn, Bắc Kạn. Tiếp xúc với Tú Anh, cô gái có dáng người nhỏ nhắn, cách nói chuyện có duyên, thu hút người đối diện, khiến tôi vẫn không thể tin rằng đây lại là một cô gái có tuổi thơ nhuốm màu đen nhiều đến thế. Và tôi càng không thể tin rằng cô gái ngồi đối diện chúng tôi đã từng có máu côn đồ, hung hãn, chỉ qua những dòng tâm sự, tôi mới hiểu phần nào và không khỏi xót xa...
Ngồi ngay ngắn, hai tay đan vào nhau nhưng Tú Anh không hề cúi mặt khi tiếp xúc với chúng tôi như nhiều phạm nhân khác. Cô luôn nhìn thẳng vào người đối diện. Vẻ mặt bình thản, cô bắt đầu chia sẻ về cuộc đời đầy sóng gió của mình khiến cô lao vào vòng tội lỗi.
Tú Anh bảo rằng, cô chẳng biết rõ cái tên của mình là do ai đặt và cô cũng không biết mình được sinh ra như thế nào. Hồi còn nhỏ, cô đã không biết về sự thật, cho đến khi cô lên 9 tuổi, mẹ Tú Anh đã cho cô biết sự thật cô chỉ là đứa con nuôi. Đứa trẻ 9 tuổi như Tú Anh lúc đó còn quá non nớt để biết sự thật này. Cô đau điếng nhận tin mình chỉ là một đứa con nuôi. Mẹ cô bảo, đã đón Tú Anh từ Bệnh viện Thái Nguyên về làm con và kể từ đó cô sống với cha mẹ ở Chợ Đồn, Bắc Kạn.
"Mẹ tâm sự với em, vì hai người không có khả năng sinh con nên đã nhận em về nuôi dưỡng, để duy trì hạnh phúc gia đình. Nhưng tình yêu đó của họ không đủ lớn để tiếp tục bước chung một con đường nuôi em khôn lớn mà chỉ đến khi em 6 tuổi, bố mẹ ly thân và sau đó một thời gian mẹ đã đi lấy người khác. Bố em vì chán nản nên bỏ vào nam sinh sống và rồi em theo mẹ về ở với bố dượng cùng hai người anh là con riêng của cha. Kể từ đó, mẹ dù không ghét em nhưng cũng không quan tâm tới em. Một phần cũng bởi hai mẹ con không hợp nhau, chính vì vậy mà mẹ ít khi tâm sự hay hỏi han em điều gì và ngược lại, em cũng vậy. Lúc đó, mẹ chỉ mải buôn bán hàng ăn trong cái chợ sầm uất ấy và em cảm nhận được mẹ có tình yêu thương 2 anh con cha dượng nhiều hơn.
Đặng Tú Anh òa khóc khi nhắc đến mẹ và người thân
Vậy là, dần dần, cái cảm giác xa cách cứ hiện hữu, rồi lòng em rối bời, em cảm thấy lạc lõng, cô đơn như một thành viên thừa trong ngôi nhà ấy. Đến khi, chớm sang tuổi 12, em bỏ nhà đi tìm bố. Ban đầu, em xuống Thái Nguyên, vào ở nhờ nhà một người bác là bạn với mẹ nuôi, phụ giúp bác bán hàng ăn, dọn dẹp, rửa bát. Bốn tháng sau, em được bác trả cho số tiền lương là 800.000 đồng. Với số tiền ấy, em bắt xe về Hà Nội, bắt đầu cuộc sống lang thang không nhà cửa, không người thân nhưng trong đầu vẫn nung nấu ý định đi tìm cha". Đặng Tú Anh chia sẻ.
Hồi đầu xuống phố thị phồn hoa và lạ lẫm, cô gái dân tộc này chẳng biết phải làm gì, trong lòng sợ hãi vô cùng vì tuổi còn quá nhỏ, trình độ lại không có bởi cô mới dừng ở lớp 4 thôi. Đầu cô quay cuồng, biết làm gì bây giờ, trời đất mênh mông, rồi tự đặt những câu hỏi vô vọng, biết đi đâu về đâu để tìm cha? Nhưng rồi có lẽ đó là bản năng trong cô trỗi dậy, cô phải kiếm việc làm, phải có tiền thuê nhà, có tiền mới mong tìm lại được cha. Thế là Tú Anh quay vào các quán cơm xin rửa bát thuê và tìm cho mình một phòng trọ nhỏ để trú ngụ. Ngày đi làm, tối về lại một mình với nỗi buồn vây kín, cô thấy sợ cuộc sống câm lặng và tẻ nhạt này nên dần dần đã tìm cách kết bạn.
Muốn là có, cứ đứa trẻ không nhà này dắt đứa trẻ khác đến, trong đó, có cả những đứa nhà con một, cha mẹ giàu có, nhưng mải làm ăn, không quan tâm đến chúng. Vậy là, chẳng mấy chốc cô đã kết thân và có một nhóm bạn để tụ tập chơi bời, rồi bỏ luôn việc ở cái nơi cô coi đó là bẩn thỉu ấy. Họ đưa Tú Anh vào sàn, vào quán bar. Ban đầu cô cũng chỉ định lên bar nghe nhạc, uống rượu giải sầu. Nhưng lâu dần thành quen, không một quán bar nào ở Hà Nội cô và chúng bạn không đặt chân đến. Rồi sau những trận trên bar uống rượu say, cô đã cùng với những đứa trẻ lang thang này thuê nhà nghỉ, khách sạn để trú ngụ qua đêm.
"Nhiều hôm, chúng bạn chuốc cho say chẳng biết gì nữa, khi tỉnh dậy em đã thấy mình nằm bên cạnh la liệt con trai có, con gái có. Rồi cũng chính thời gian đó, em đau đớn chấp nhận một sự thật phũ phàng đó là mình không còn là con gái". Cô gái có đôi mắt một mí chua chát kể lại.
Rồi "đi đêm lắm rồi cũng có ngày gặp ma", cô theo luôn chúng bạn đi chơi bời quên cả ngày tháng và rồi bập vào nghiện ma túy lúc nào không hay. Khi biết chuyện, cha mẹ và những người thân của nhóm bạn đã đi tìm và lần lượt đón chúng về nhà giáo dục, quản lý chặt. Từ đó, cô mất luôn nguồn cho ăn chơi, hút hít. Bí bách, túng quẫn, cô đã làm liều. Để có tiền ném vào cơn khát ma túy, Tú Anh đã lại một lần nữa lao vào cuộc sống nhưng lần này cô đã bước vào con đường lạc lối đó là "bán chôn nuôi miệng". Năm Tú Anh ở cái tuổi 15, cũng là lúc cô nếm đủ vị đắng cay của cuộc sống. Và cũng chính tại thời điểm làm gái bán hoa, cô đã gặp một người đàn ông hơn cô 4 tuổi, là người Hà Nội và buôn bán đồng hồ trên phố Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Người đàn ông này đã đem lại hơi ấm cho cô, thậm chí cả lúc anh ta biết cô là một con nghiện. "Anh ấy đã cho em tiền sinh hoạt, rồi đưa em đi cai nghiện. Nhưng chỉ được vài ngày, em lại bỏ về và rồi lại chứng nào tật ấy". Tú Anh vê tròn vạt áo tù. Cô bảo: "Chắc vì anh ấy quá chán, nên chỉ thăm em một vài lần sau đó rồi cũng không thấy đâu. Vì vậy, em càng chán nản và lại sa chân vào con đường cũ".
Tháng 5/2000, trong một lần cô bán "hoa" tại một nhà nghỉ nằm trên địa bàn phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thì bị cảnh sát bắt quả tang và bị bắt tập trung vào Trường Giáo dưỡng số 2, Bộ Công an. Ra trường được ít ngày, Tú Anh lại chứng nào tật ấy, tiếp tục bập vào nghiện và làm cái nghề nhơ nhuốc bẩn thỉu ấy. Tồn tại chưa đầy 3 tháng, cô lại tiếp tục bị bắt quả tang về hành vi mua bán dâm và sử dụng trái phép chất ma túy. Lần này, theo lịch, cô sẽ phải học tập và cải tạo trong trường giáo dưỡng 6 tháng. Nhưng cũng trong trường này, Tú Anh hoành hành ngang dọc, nổi máu đàn chị, thu nạp những "đệ tử" và đánh bất cứ đứa nào dám làm cho cô "ngứa mắt".
Theo lời kể, trước khi chuẩn bị rời Trường Giáo dưỡng số 2 gần 1 tháng, Tú Anh được cô giáo chủ nhiệm lớp giao cho làm tổ trưởng tổ 8 thay cho một bạn khác. Chính vì vậy, vào tối 29 Tết Nhâm Nhọ (tức 10/2/2002) có một người bạn ở đội bị đau bụng khó thở. Tú Anh đã sai Phạm Ánh Hồng, SN 1984, là học viên cùng đội với cô ta đi gọi bác sỹ lên cấp cứu.
Tuy nhiên, Bùi Thị Thu Hiền, SN 1985, quê ở huyện Nho Quan, Ninh Bình thấy vậy đã cùng một số bạn khác vội chạy lên đạp cửa để gọi cán bộ trực ban. Sau khi một thầy giáo chạy xuống cùng Tú Anh đưa cô bạn xuống bệnh xá nhà trường điều trị và tiện thể thầy giáo có nhắc nhở cô học trò "cưng" rằng lần sau có chuyện gì thì chỉ một người chạy lên gọi là được... Bị thầy nhắc nhở, Tú Anh đã về gọi Bùi Thị Thu Hiền và Đinh Thị Mận lên "hỏi tội". Sau khi dùng tay chân đạp, đánh, túm tóc đập đầu hai cô gái vào tường và bắt các bạn trong phòng lần lượt phải đánh thì Tú Anh đã bắt 2 cô gái Bùi Thị Thu Hiền và Đinh Thị Mận lột hết quần áo, rồi sai "đàn em" lấy nước hất thẳng vào người cả hai trong khi thời tiết đang ở ngưỡng nhiệt độ thấp trên, dưới 100C.
Tú Anh còn cho hai người "đàn em" là Phạm Ánh Hồng, SN 1984, quê ở Hoài Đức, Hà Tây (cũ) và Nguyễn Thị Hiền, SN 1985, quê ở phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên tích cực túm tóc đánh và tát. Không dừng lại, đứa trẻ này còn phân công cho đồng bọn canh chừng thầy cô và bắt em Bùi Thị Thu Hiền lột hết quần áo đứng trước cửa sổ điện sáng và quay sang khu ở của nam giới. Sau đó, Tú Anh còn châm thuốc, gí vào người cả em Bùi Thị Thu Hiền và Mận để tra tấn đến nửa đêm mới cho về. Để ngự trị, Tú Anh còn kèm theo những câu nói dọa nạt, nếu bất cứ đứa nào dám mách thầy cô về việc tra tấn hai bạn thì sẽ cho người đánh chết. Chính vì vậy, đã rất nhiều học viên chứng kiến nhưng không dám báo cáo sự việc. Cho đến một thời gian sau, Bùi Thị Thu Hiền bị cảm, ốm và chết.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, Hiền chết là do bị chấn thương sọ não kín, tụ máu dưới màng cứng... Sự việc bị bại lộ, Tú Anh bị bắt khi chỉ còn một ngày nữa là cô ra trường; còn hai người bạn cùng tổ là Phạm Ánh Hồng và Nguyễn Thị Hiền cũng bị bắt ngay sau đó với vai trò đồng phạm.
Khi chúng tôi hỏi: Sao em lại gây án vào ngày cuối cùng em được tự do? Em cúi mặt, giấu đi một sự ân hận muộn mằn. Em đâu có ngờ là bạn ấy lại chết...
Ngày đưa Tú Anh cùng hai đồng phạm ra tòa xét xử, cô gái 17 tuổi ngấn lệ, cố quay xuống tìm lấy một khuôn mặt thân thuộc hoặc chí ít cũng là ánh mắt của một người quen nếu không phải là mẹ đi chăng nữa. Nhưng cô hiểu rẳng đó chỉ là một ý nghĩ để tự an ủi mình thôi, chứ Tú Anh cũng biết rằng chẳng ai đến với cô cả. Với hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và làm nhục người khác, Đặng Tú Anh phải nhận 13 năm tù còn Phạm Ánh Hồng 7 năm tù và Nguyễn Thị Hiền 5 năm tù giam về hành vi cố ý gây thương tích.
Rời phòng xử án, cô ngậm ngùi bước đi và không dám ngoảnh lại phía sau bởi trong lòng quá cô đơn. Biết rằng, phía trước là quãng dài dằng dặc sau chấn song sắt và bốn bức tường vây quanh. Tú Anh bảo rằng, cô không hận mẹ vì mẹ đã có công nuôi dưỡng cô suốt mười mấy năm trời nhưng có lẽ cô chỉ là con nuôi và mẹ cũng còn phải lo cho gia đình của mình nên mẹ không hề nhớ đến cô và cũng không một lần lên thăm cô.
"Nếu em nói em không buồn là tự mình nói dối, là giấu lòng mình vì không muốn để cho người khác biết tâm sự của em thôi chứ thực ra trong sâu thẳm tâm hồn mình em buồn tủi, đau đớn và trống vắng lắm. Nhiều lúc em cũng cố, cũng muốn được làm lại, nhưng nỗi cô đơn cứ vây quanh, khiến em lại "quậy" cho bõ tức. Quậy chán em lại tự rạch tay mình để lấy cảm giác lạ, để thấy đau đớn và để chẳng phải suy nghĩ gì nữa". Đặng Tú Anh chua chát kể lại.
...Mong sẽ tìm lại cha mẹ ruột
Tú Anh bảo rằng: Em về Trại giam Ninh Khánh được gần chục năm, nhưng chưa một lần em được cán bộ quản giáo gọi lên để gặp người thân, chưa có ai đến thăm em, ngoại trừ hôm nay có các chị. Chắc cũng vì đó mà em được cán bộ ưu ái hơn, họ luôn là người thầy, người anh, người chị kịp thời động viên cùng em những lúc vui buồn khiến cho em có cái cảm giác yên tâm cải tạo hơn. Khi chúng tôi lựa lời hỏi cô rằng, em có gét mẹ nuôi không vì đã bỏ mặc em và có hận cha mẹ ruột của mình không vì đã bỏ rơi em? Thì cô gái tưởng như có khuôn mặt rất bình thản và cứng rắn kia bỗng dưng oà khóc nức nở. Và chúng tôi hiểu rằng, trái tim cô đang có biết bao điều dồn nén, nay mới có dịp được bật ra, nó làm trái tim cô đau đớn, tức tưởi khiến chúng tôi cũng không khỏi xót xa.
Lấy tay quệt ngang dòng nước mắt, Tú Anh tiếp tục giãi bày hết những điều mà cô ấp ủ trong lòng bấy lâu nay: "Em chỉ mong tìm lại được cha mẹ ruột của mình, nhưng không có nghĩa là em sẽ ở với họ khi em tìm thấy, chỉ đơn giản là em muốn biết họ là ai và vì sao đã bỏ rơi em thôi, có đôi lúc em cũng thấy hận họ lắm nhưng rồi lại nghĩ, cuộc sống có muôn vàn lý do, biết đâu em được sinh ra cũng trong một hoàn cảnh đặc biệt, một bi kịch gia đình bất hạnh nên cha mẹ phải để mình lại thì sao? Nếu được sinh ra như thế, em sẽ không hận họ đâu mà ngược lại còn thông cảm cho họ là đằng khác. Em cứ suy ra từ cuộc đời của mình mà ra thôi". Tú Anh tâm sự.
Nhưng nguyện vọng cuối cùng sau khi ra trại, cô vẫn mong muốn được cha mẹ nuôi giang tay đón nhận: "Em sẽ trở về với mẹ nuôi, em muốn sống với mẹ nuôi vì dù sao với em, bà cũng là người mẹ duy nhất đã dưỡng dục em cho dù mẹ có không nhớ em. Đôi lúc em cũng ước giá như ngày ấy mẹ quan tâm tới em hơn, mẹ đi tìm em về thì có lẽ cuộc đời em đã không bất hạnh đến thế? Nhưng trong sâu thẳm lòng em, em vẫn hiểu rằng mình có lỗi nhiều lắm, em đã không thật sự cố gắng, không chịu lao động chân chính mà sa vào chơi bời, giao du với bạn bè xấu để nhận lấy một cái giá quá đắt cho cuộc đời của mình...
Theo Phunutoday.vn
Hà Tĩnh: Triệu tập 2 đối tượng vô cớ đánh người Sau quá trình tích cực điều tra, Công an huyện Can Lộc vừa triệu tập các đối tượng côn đồ vô cớ đánh đập, làm nhục một một cán bộ kỹ thuật của một công ty xây dựng tại xã Đồng Lộc vào chiều 27/2. Hai đối tượngHà Văn Trung và Hà Văn Hoà Các đối tượng bị Công an huyện Can Lộc...