Côn đồ lộng hành hai bến xe miền Tây lẫn miền Đông
Đứng ngay giữa cổng bến xe miền Tây (Q.Bình Tân) thấy một phụ nữ từ xe buýt xuống, Hoẹt “xì ke” liền chạy tới khóa chặt tay khách, giật túi xách.
Cho dù hành khách là phụ nữ lớn tuổi, băng Hùng ‘xe lam’ ở bến xe miền Tây cũng không tha – Ảnh cắt từ clip quay ngày 18/6
Các băng nhóm chèo kéo, trấn lột khách tại khu vực cổng bến xe miền Tây – Ảnh cắt từ clip quay ngày 17/6
Ngay lập tức, chiếc xe 24 chỗ lao đến “hốt” khách trong sự phản đôi bât lực của người phụ nữ.
Người phụ nữ tôi nghiêp trên không phải là nạn nhân duy nhất của Hoẹt “xì ke” và đông bọn. Bằng nhiều thủ đoạn, các băng nhóm này biến những chuyến đi về quê của người dân thành nỗi sợ hãi.
Nhốt người để trấn lột
Sau khi “hôt” được người phụ nữ lên xe, Hoẹt “xì ke” quay lại cổng bến xe, kẹp tay một thanh niên khác. Người khách nói: “Em đã đặt vé giường nằm xe hãng đi Cà Mau rồi”. Hoẹt lừa: “Anh là nhân viên hãng xe ra đây đón em”. Vừa nói dứt lời, Hoẹt ngoắt một đồng bọn đi xe máy rồi đẩy khách lên. Khách cố xuống xe, Hoẹt “xì ke” dọa: “Tao mới gọi điện cho quầy vé nói là mày tới rồi. Giờ không đi thì cũng đưa tiền vé cho tao”. Quá sợ hãi, người thanh niên buộc phải đi theo về phía cây xăng Comeco (chi nhánh 14, đường Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân).
Lúc này, tại cây xăng cũng có gần 20 người bị băng nhóm này đưa lên. Hai tên trong băng nhóm là Trung “tóc vàng” và Long thu tiền vé của khách rồi ra hiệu cho đồng bọn lùa hết khách lên ôtô 12 chỗ ngồi, biển số 53L-26… Tiếp đó, Long khóa cửa xe lại và cho khách biết rằng năm phút nữa xe sẽ chạy. Tuy nhiên suốt bốn giờ sau đó, băng nhóm này chỉ giam khách chứ không cho xe chạy.
Video đang HOT
Một phụ nữ trèo qua cửa xe để tìm Trung “tóc vàng”. Trung dọa: “Bà không chờ được thì bỏ tiền biến đi. Một xu cũng không đưa lại cho bà”. Thêm một giờ trôi qua, chiếc xe vẫn nằm ì ở cây xăng. Không đợi được nữa, tất cả khách nhốn nháo trèo ra khỏi xe để lấy lại tiền. Trung “tóc vàng” lớn giọng: “Xe hư đang chờ thợ tới sửa. Đứa nào không chờ được biến đi”. Trung vừa dứt lời, năm đồng bọn lao đến chửi bới khách. Tất cả khách đều sợ hãi, bỏ tiền quay lại bến xe miền Tây…
Chiều 17/6, Thành đến thay Trung “tóc vàng” thu tiền. Đồng thời, nhóm này đưa thêm chiếc xe 24 chỗ ngồi biển số 53N-87… để đón khách. Khoảng 16g30, chị Phương đi xe buýt đến bến xe miền Tây để mua vé về Cần Thơ thì bị nhóm này đưa lên cây xăng. Thành thu 100.000 đồng rồi đẩy chị Phương lên xe. Đến gần 18g, xe không chạy. Chị Phương xuống xe để xin lại tiền vé. “Mẹ đang bệnh nặng. Cho em xin lại tiền vé em đi xe khác”. Thành từ chối: “ Vé đặt rồi. Giờ mẹ em có chết anh cũng chịu. Xe chưa đủ khách nên chưa chạy được”. Không còn đủ tiền vào bến mua vé mới, chị Phương đành bắt xe ôm quay về nhà.
Quan sát tại cây xăng này đến cuối ngày 17/6, chúng tôi thây băng nhóm này đưa được cả trăm lượt khách lên xe để trấn lột tiền.
Nhân diên băng nhóm
Theo tìm hiểu, tại khu vực xung quanh bến xe miền Tây nổi trội lên là hai băng nhóm trấn lột khoảng 40 đối tượng do Hùng “xe lam” và Long “bò chét” cầm đầu. Đầu năm 2010, Hùng mua lại hai ôtô 12 chô và một chiếc 24 chô để lập ra một bến xe “ma” ở cây xăng Comeco. Hùng “xe lam” và Long “bò chét” thường ngồi ở quán cà phê đối diện bến xe miền Tây hoặc quán nước bà Sáu cạnh bên cây xăng Comeco để chỉ đạo “lính” làm việc.
Từ 6h-19h hằng ngày, đàn em của Hùng “xe lam” chia làm bốn nhóm rảo quanh khu vực bến xe miền Tây để bắt khách. Nhóm bốn người do bà Hoa, khoảng 35 tuổi, cầm đầu đứng chốt ở khu vực gần cổng chính ra vào bến xe. Hai nhóm khoảng 10 người do Hoẹt “xì ke” chỉ huy thường ở các trạm xe buýt. Trung “tóc vàng”, Thành và Long, ba đệ tử ruột của Hùng, cầm đầu nhóm còn lại khoảng 20 người tập trung ở cây xăng như một bến xe dù.
Thường băng nhóm này sẽ tìm mọi cách giam khách trên xe thật lâu để trấn lột toàn bộ tiền của hành khách bỏ chuyến. Băng Hùng “xe lam” còn tự xưng làm dịch vụ trung chuyển cho hãng xe chất lượng, có vé giá rẻ để dụ khách. Ngoài ra, Long “bò chét” và Hùng “xe lam” còn cấu kết với các xe “dù” để sang khách. Đối với các xe “dù” nhận khách chạy đúng tuyến, Hùng “xe lam” chia tiền theo tỉ lệ 5-5. Với xe “dù” nhận khách rồi bỏ khách giữa đường, Hùng sẽ lấy bảy phần tiền vé.
Chuyên nhận khách của hai băng nhóm trấn lột này là Liêm – chủ ôtô 24 chô chạy chui ở khu vực bến xe. Hằng ngày, Liêm cho xe đậu ở các con hẻm quanh bến xe miền Tây. Khi gom khách đầy xe, đàn em của Hùng “xe lam” và Long “bò chét” sẽ gọi điện cho Liêm đến nhận khách. Tất cả hành khách đi các tỉnh miền Tây, Liêm đều nhận chở. Tuy nhiên, khi xe chạy đến địa phận tỉnh Tiền Giang, Liêm sẽ “đem con bỏ chợ” để quay về TP .HCM đón khách. Cuối năm 2012, khi đang bỏ khách giữa đường thì xe của Liêm bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt vì hành vi trấn lột. Sau vụ đó, Liêm thường xuyên đổi màu xe để tiếp tục lừa đảo.
Tại bến xe miền Đông (Q.Bình Thạnh), băng nhóm trấn lột gồm Hải “đen”, Ba “đen”, Danh “mắt lồi”, Trường “em”, Thành “mốc” hoạt động công khai khu vực gần cổng chính bến xe. Nhóm này câu kết với đám xe “dù” đậu ở hai bãi xe đối diện bến xe (đường Đinh Bộ Lĩnh) để đưa khách lên xe “chặt chém”. Trường hợp khách không chịu đi xe “dù” hoặc khách phát hiện bị lừa, băng nhóm sẽ trấn lột khách 50.000 đồng tiền dẫn qua bến.
Theo xahoi
Ca sĩ, người mẫu muốn biểu diễn phải có... thẻ
Trước sai phạm liên tiếp trong giới người mẫu, ca sĩ như tình trạng hát nhép, ăn mặc phản cảm, phát ngôn gây sốc... gây bức xúc trong dư luận, Bộ VH,TT&DL quyết định áp dụng giấy phép hành nghề từ tháng 1/2014 đối với nghệ sĩ hoạt động trong hai lĩnh vực trên.
Nghệ sĩ buộc phải có chứng chỉ hành nghề
Sáng ngày 3/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH,TT&DL) tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến Đề án cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn khẳng định tại Hội nghị, việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ là việc cấp thiết, tránh để xảy ra hoạt động biểu diễn xô bồ với nhiều sai phạm như hiện nay. Gây bức xúc trong dư luận cả một thời gian dài là tình trạng nghệ sĩ hát nhép, ăn mặc hở hang, phát ngôn gây sốc, văn hóa ứng xử kém...
Hát nhép...
Ăn mặc phản cảm...
... gây sốc, đang là vấn nạn của showbiz Việt gây bức xúc dư luận khiến Bộ nghĩ đến giải pháp cấp chứng chỉ hành nghề
Việc cấp phép sẽ áp dụng với tất cả nghệ sĩ, nhưng trước mắt là ca sĩ và người mẫu bởi những thành phần này đang tạo nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội. Trong nhiều năm qua, những sai phạm về biểu diễn hầu như đều rơi vào giới ca sĩ, người mẫu.
Theo đề án, ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nêu những người được cấp thẻ phải hội đủ ba điều kiện: có tư cách đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và chưa từng bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trước đó.
Bộ VH, TT&DL dự định sẽ cấp hai loại chứng chỉ hành nghề. Loại thứ nhất dành cho nghệ sĩ được đào tạo tại các trường nghệ thuật và có danh hiệu. Loại thứ hai dành cho các nghệ sĩ chưa được đào tạo bài bản nhưng có năng khiếu và hoạt động tự do.
Đối với các NSND, NSƯT hay những nghệ sĩ được nhà nước phong tặng danh hiệu, việc cấp chứng chỉ hành nghề là điều đương nhiên. Họ sẽ không phải làm hồ sơ để xin cấp thẻ như các nghệ sĩ khác mà các cơ quan nhà nước chủ động cấp. Còn đối với các ca sĩ tự do hay công tác tại đơn vị công lập nếu có nhu cầu sẽ đăng ký và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Ông Nguyễn Đăng Chương cũng cho biết, mã số của chứng chỉ cũng được cấp trùng với mã số thuế thu nhập cá nhân của từng nghệ sĩ để cơ quan quản lý tiện theo dõi. Nếu nghệ sĩ nào vi phạm trong hoạt động nghệ thuật sẽ bị treo chứng chỉ hành nghề từ sáu tháng đến hai năm. Nếu vi phạm đến lần thứ 3 thì bị tước chứng chỉ hành nghề.
Đề án của Bộ cũng lấy ý kiến về việc nên cấp phép có thời hạn 5 năm đối với những người được đào tạo chuyên nghiệp và 3 năm với những người chưa qua đào tạo hay sẽ cấp thẻ một lần và có hiệu lực vĩnh viễn?
Ý kiến trái chiều xoay quanh việc cấp chứng chỉ hành nghề
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VH, TT&DL cho rằng việc cấp chứng chỉ hành nghề cần có thời hạn và là cần thiết trong công tác quản lý, tạo tính răn đe, nghiêm túc. "Tôi rất chua xót khi đọc tít bài báo "35 triệu gãi ngứa chân dài" khi đặt vấn đề về việc Đêm hội chân dài 7 bị phạt 35 triệu đồng về các sai phạm. Tôi nghĩ nếu có chứng chỉ hành nghề, cơ quan quản lý có thể tước 3 tháng, 6 tháng sẽ có tính răn đe hơn nhiều so với việc phạt hành chính".
Nếu như ông Phạm Xuân Phúc khẳng định tính cấp thiết phải có chứng chỉ hành nghề thì ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VH, TT&DL TP.HCM lại đưa ra cách nhìn khác. Ông cho rằng việc cấp thẻ cần có tiêu chí rõ ràng và suy nghĩ kỹ càng hơn. Ông cũng nhấn mạnh đến việc các cơ quan chức năng nên tập trung vào khâu thẩm định và chịu trách nhiệm nội dung các chương trình nghệ thuật biểu diễn thì hạn chế được những vi phạm. "Như trường hợp của ca sĩ Kim Tử Long, Bảo Yến hay Trọng Tấn; khi có văn bản cấm biểu diễn trong một thời gian, các nơi không ai dám mời và các nghệ sĩ cũng thực hiện nghiêm túc. Điều đó đã chứng tỏ tính hiệu lực của văn bản cũng như quyền lực của cơ quan quản lý", ông dẫn chứng.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng, việc cấp chứng chỉ hành nghề tưởng như thuận lợi, đơn giản, quản lý chặt chẽ nếu làm không đúng sẽ tạo ra cơ chế "xin - cho" hay để xảy ra tình trạng luồn lách để có thẻ hành nghề. Trên thực tế, năm 1999, Bộ từng cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, tuy nhiên đến năm 2002 việc cấp thẻ bị bãi bỏ vì có quá nhiều bất cập và hạn chế.
Theo NSND Lê Chức - Phó chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chỉ nên có một loại chứng chỉ hành nghề để tránh sự phân biệt vì mọi nghệ sĩ đều phải thực hiện nghĩa vụ của một công dân. Ông nói, nếu việc cấp thẻ mà không làm nghiêm túc thì chỉ làm những giá trị về văn hóa càng thêm hỗn loạn...
Đơn vị tổ chức cũng cần có chứng chỉ hành nghề?
Bên cạnh những ý kiến trái chiều, nêu những lợi ích và bất cập của việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ thì có những câu hỏi ngược, ý kiến "tréo nghoe" về vấn đề này.
Nếu đơn vị tổ chức "Đêm hội chân dài 7" không yêu cầu thì làm sao các người mẫu dám ra sân khấu biểu diễn với những trang phục như thế này?
Ông bầu Hoàng Tuấn không đồng tình với việc cấp mã số chứng chỉ hành nghề trùng với mã số thuế cá nhân của nghệ sĩ. Theo ông, nếu Bộ VH, TT&DL làm thế thì cũng nên quan tâm đến bảo hiểm biểu diễn của nghệ sĩ.
NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc nhẹ TW thì cho rằng nếu có chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ thì cũng phải có chứng chỉ hành nghề cho đơn vị tổ chức. "Lâu nay, chúng ta hay nói đến sai phạm của ca sĩ, người mẫu mà không nói đến đơn vị tổ chức. Ví dụ như Đêm hội chân dài 7 vừa rồi, nếu như đơn vị tổ chức không yêu cầu thì người mẫu làm sao dám ra sân khấu biểu diễn?", NSND Trần Bình băn khoăn.
Ông cũng đặt ra câu hỏi: "Đối với các nghệ nhân hay các thí sinh lớn tuổi của chương trình Tiếng hát mãi xanh, hay các thí sinh của các showgame thì việc cấp chứng chỉ hành nghề như thế nào? Vì nhiều thí sinh, thậm chí vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa qua trường lớp đào tạo bước ra khỏi cuộc thi vẫn hát như điên..."
Liên quan đến đề án cấp chứng chỉ hành nghề, NSND Lê Ngọc Cường cũng kiến nghị phải quản lý tốt những người đứng đầu các công ty. "Không chỉ quản lý các người mẫu, ca sĩ tự do mà còn phải cấp thẻ cho các đơn vị xã hội hóa, vũ đoàn", ông nói.
Trước ý kiến trái chiều xung quanh việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn kết luận sau hơn 3 giờ lấy ý kiến rằng hiện tại đây chỉ là đề án Bộ công bố để tiếp nhận ý kiến và cần thời gian để hoàn chỉnh.
Bộ dự kiến sẽ lấy ý kiến đến tháng 8/2013 và hoàn thiện đề án vào tháng 9/2013, bắt đầu triển khai theo từng thành phần nghệ sĩ vào tháng 10 - tháng 12/2013 .Từ 1/1/2014, Bộ chính thức áp dụng việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ca sĩ, người mẫu.
Theo Dantri
Xu hướng trang điểm cho mùa mới Một mùa mới sắp về cũng là lúc nhiều bạn gái thay đổi trang phục, phong cách cho phù hợp với thời tiết cũng như xu hướng thời trang. Da sáng Sáng mịn là tiêu chuẩn của một làn da đẹp. Mặc dù có một số người thích da rám nắng, song đa phần chị em phụ nữ cũng yêu thích làn da...