Con đỉa dài 5 cm sống trong đường thở cô bé 9 tuổi
Người thân cho rằng bé khó thở do viêm phế quản, nhiều ngày sau vào viện bác sĩ phát hiện có con đỉa ký sinh trong đường thở bệnh nhi.
Ngày 26/10, bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho hay vừa gắp con đỉa dài 5 cm khỏi khí quản của cô bé.
Gia đình cho biết hai tháng trước bé uống nước suối tự nhiên, sau đó bị khò khè, khó thở. Người thân nghĩ bé bị viêm phế quản nên không đưa đến bác sĩ khám. Tình trạng khó thở của bé ngày một nghiêm trọng, giá đình mới đưa tới cơ sở y tế tuyến huyện rồi chuyển đến bệnh viện tỉnh.
Con đỉa được bác sĩ nội soi gắp ra khỏi đường thở của cô bé. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An xác định con đỉa nằm ở hạ thanh môn của bé nên đã nội soi gắp thành công.
Video đang HOT
“Con đỉa sống ký sinh lâu ngày trong phế quản của bé nên đã hút nhiều máu khiến cho thành phế quản bị viêm loét, nhiều dịch mủ, bít kín đường thở”, bác sĩ nói.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên uống nước suối và nước lã không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Phương Linh
Theo VNE
Đừng tưởng trẻ hóc dị vật khi ăn, khi ngủ cũng có thể gặp phải điều nguy hiểm này mà người lớn hoàn toàn không hay biết
Thói quen ngậm đồ ăn khi ngủ làm cho thức ăn rơi vào đường thở khiến trẻ phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị hóc dị vật là hạt lạc trong lúc ngủ trưa. Bác sĩ Trịnh Thanh Hưng, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho hay bệnh nhi vào viện trong tình trạng ho nhiều, khó thở không rõ nguyên nhân.
Được biết, buổi sáng, trẻ đi học mẫu giáo vẫn khỏe mạnh bình thường. Sau khi ăn trưa, trẻ được giáo viên cho đi ngủ. Sau khi ngủ dậy, trẻ ho nhiều. Tới buổi tối, trẻ có dấu hiệu khó thở tím tái và được đưa vào viện cấp cứu.
Qua khám lâm sàng và khai thác tiền sử của trẻ, bác sĩ Hưng nghi ngờ, trẻ bi hóc dị vật. Ngay sau đó bác sĩ đã tiến hành nội soi và gắp dị vật để giải phóng đường thở cho bệnh nhân.
Trẻ có thể bị hóc dị vật do thói quen ngậm thức ăn đi ngủ.
Qua thăm khám, kết quả cho thấy trong đường thở của trẻ có một hạt lạc. Nguyên nhân bị hóc dị vật là do vào buổi trưa ở lớp trẻ được cô giáo cho ăn lạc. Lúc đi ngủ, trẻ vẫn ngậm lạc trong miệng nhưng giáo viên không hay biết. Trẻ ngủ say nên thức ăn ngậm trong miệng rơi vào đường thở gây ho, tím tái khó thở. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy kịch cho tính mạng.
Bác sĩ Hưng cũng khuyến cáo cha mẹ, cô giáo khi cho trẻ cho trẻ đi ngủ phải kiểm tra đảm bảo trẻ không còn ngậm cơm, đồ ăn. Một số loại hạt dễ bị hóc như na, táo, nhãn... cần phải lưu ý không để cho trẻ tự ăn. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên cho chơi những đồ chơi nhỏ để giảm nguy cơ sặc, hóc.
Trẻ bị hóc dị vật cần phải bình tĩnh xử lý đúng
BS. Phạm Ngọc Toàn, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện nhi Trung ương cho hay nếu xử lý hóc dị vật không đúng có thể dẫn tới nguy hiểm hoặc tử vong.
Khi bị hóc dị vật, trẻ sẽ có dấu hiệu, đang chơi bình thường sẽ ho, tím tái, nôn, trớ cần phải nghĩ tới trẻ bị hóc dị vật. Khi trẻ bị hóc dị vật cần đánh giá trẻ có ho hay không. Nếu trẻ ho tốt, ho không có tím tái cần theo dõi trẻ và đưa tới cơ sở y tế. Trong trường hợp trẻ ho, tiếng ho không rõ, tím tái, vật vã, li bì cần phải tiến hành sơ cứu tại chỗ trong thời gian chờ xe cấp cứu đến.
"Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ đặt trẻ nằm úp trên tay đầu nghiêng về một bên, áp dụng vỗ lưng 5 lần, vị trí vỗ lưng ở giữa xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên nhằm tống đẩy dị vật ra ngoài. Sau khi làm xong, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức tạo áp lực đưa dị vật ra ngoài. Khi trẻ hồng hào, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu", bác sĩ Toàn nói.
Đối với trẻ lớn bị hóc dị vật, cha mẹ cần đặt lên đùi và thực hiện sơ cứu như trẻ nhũ nhi. Trẻ lớn dùng thủ thuật Heimlich, vòng tay qua người trẻ ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn, hồng hào và đưa trẻ đi viện
Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không bế nằm ngửa, không dùng tay móc họng để lấy dị vật, điều này rất nguy hiểm cho trẻ.
Ngọc Minh
Theo emdep.vn
Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm như thế nào? Hút thuốc lá thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon...