Con đỉa 20cm trong bàng quang thiếu niên
Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa vừa gắp ra một con đỉa dài gần 20cm còn sống từ bàng quang của em B.T.L (SN 2000).
Trước đó, sáng 15/8, em T.L (ngụ xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) nhập viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu ra máu. Người nhà cho biết trước đó, L. có đi tắm sông gần nhà.
Con đỉa được gắp ra từ bàng quang của bé L.
Video đang HOT
Trong quá trình siêu âm, chụp cắt lớp, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phát hiện có một khối máu tụ bất thường trong bàng quang của T.L. Khối máu này thay đổi kích thước và lớn dần.
Xác định có thể đây là vật lạ, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật và gắp ra một con đỉa dài gần 20 cm còn sống trong bàng quang của bệnh nhi L.
Các bác sĩ cho biết con đỉa chui vào bàng quang của L. qua đường niệu đạo, lúc này nó còn nhỏ. Sau khi vào bàng quang, nó đã hút máu rồi lớn dần lên.
Đến ngày 18/8, sức khỏe bệnh nhi B.T.L đã dần bình phục. Các bác sĩ cho biết L. có thể xuất viện trong 1, 2 ngày tới.
Theo T.Minh (Người lao động)
Sỏi tiết niệu: Nhiều biến chứng và dễ tử vong
Tỉ lệ người dân mắc sỏi tiết niệu rất cao, nhưng ngoài những biến chứng cấp tính thì đa phần không có biểu hiện gì rõ ràng cho đến khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.
Hình ảnh sỏi biểu hiện u trên CT.
Bệnh gây nhiều biến chứng: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn, suy thận, viêm thận, gây tăng huyết áp... và thậm chí dẫn đến tử vong.
Tưởng ung thư, hóa ra 2 viên sỏi
Sỏi tiết niệu thường gặp ở đàn ông với tỉ lệ 5 nam/1 nữ. Tuổi trung bình ở nam từ 20 - 40 tuổi, ở nữ từ 25 - 40 tuổi. Tuy nhiên, nữ từ 55 tuổi trở lên lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh.
Ông Trần Văn L, sinh năm 1934 (tỉnh Vĩnh Phúc), được chuyển từ Viện 109 đến Bệnh viện K T.Ư trong tình trạng bị đau dữ dội, bí đái, tinh hoàn sưng to, sốt rét, sốt nóng liên tục. Nguyên nhân ông bị nghi ngờ ung thư vì CT vùng bìu trái có khối u giảm tỉ trọng kích thước 4,5x4cm, đã điều trị kháng sinh không đỡ. Kết quả phẫu thuật rạch rộng tổn thương, trong lớp mủ nhiều, các bác sĩ đã lấy được 2 viên sỏi tròn, cứng, đường kính 1,8 - 2cm. Điều đáng nói là căn bệnh đã đeo đuổi ông hơn 11 năm nay.
Theo đó, từ năm 2003, ông đã bị đau tinh hoàn trái từ năm 2003, đi khám bác sĩ kết luận viêm cấp, phải trích mủ và điều trị kháng sinh. Từ đó, thỉnh thoảng ông lại bị đau, phải điều trị, đến năm 2006 thì phải mổ "miệng sáo" để lấy sỏi bùn. Bệnh có đỡ, nhưng thỉnh thoảng vẫn tái phát đau và sưng. Khi nhập viện K, ông đã cầm chắc căn bệnh ác tính.
ThS Trần Anh Tuấn - Bệnh viện K - cho biết, trường hợp ông L là bị sỏi tiết niệu, nhưng rất đặc biệt. Vì sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống, có thể qua niệu đạo và ra ngoài. Nhưng trường hợp của ông L là do niệu đạo thủng, nên sỏi đã rơi ra ngoài và nằm ở gốc dương vật, gây viêm, đau...
Mang bệnh 10 - 20 năm
Theo ước tính, VN có 3% dân số (2,5 triệu người) mắc sỏi tiết niệu và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh hay xảy ra ở người lớn và thường có tiền sử bệnh lâu dài qua nhiều năm. Sỏi thận - tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc tạo thành sỏi thường là bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu.
Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Một số bệnh nhân mang sỏi không có biểu hiện, nhưng một số người bị những cơn đau nhói dữ dội cả vùng trước và sau hố lưng, cả vùng hạ sườn, có thể đau kèm sốt, đái buốt, đái rát, đái máu, đái mủ, đái đục...
Các chuyên gia tiết niệu cho biết, nhiều bệnh nhân ở giai đoạn đầu không có biểu hiện bệnh hoặc đa phần chỉ đau lưng, nên dễ nhầm bệnh khác, chỉ khi đau dữ dội cấp tính mới nhập viện thì hầu hết đã ở trong tình trạng bệnh rất nặng, có người mang bệnh đã 10-20 năm, không ít người đã bị các biến chứng nặng nề như thận mủ, thận câm... rất khó cho việc điều trị và rất tốn kém.
Thực tế, bệnh thường có hai biểu hiện đau. Đau cấp tính, điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện đột ngột sau lao động và vận động. Vị trí đau xuất phát ở vùng thắt lưng, tính chất đau là đau dữ dội từng cơn, đau lan xuống vùng bẹn sinh dục không có tư thế giảm đau. Khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc dãn cơ trơn thì đỡ đau. Đau mạn tính, bệnh nhân luôn có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu vùng thắt lưng (một bên hoặc hai bên), tính chất đau tăng khi vận động. Loại đau này thường gặp ở bệnh nhân có sỏi thận mà sỏi gây bít tắc không hoàn toàn.
Ngoài ra, có thể gặp các biểu hiện khác như đái ra máu, đái ra sỏi (rất hiếm gặp, nhưng có giá trị chẩn đoán), đái ra mủ (xuất hiện ở bệnh nhân thận ứ mủ), đái buốt, đái dắt, sốt. Để xác định, cần dựa vào siêu âm, chụp X-quang thận - bể thận ngược dòng, chụp thận thuốc tĩnh mạch hoặc chụp cắt lớp vi tính...
Dễ tử vong
ThS Tuấn cho biết, sỏi niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản dưới hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Bệnh dễ gây ra tắc nghẽn đường tiểu và từ đó gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn tiểu, tắc niệu quản gây ứ nước, thận căng to, nặng hơn gây viêm bàng quang, viêm đài bể thận...
Đặc biệt nguy hiểm là sỏi tiết niệu thường gây biến chứng đái máu đại thể, nhiễm khuẩn tiết niệu, có thể nhiễm khuẩn huyết; thận ứ nước, ứ mủ và nhất là suy thận cấp, suy thận mạn, gây biến chứng tăng huyết áp... và tử vong.
Để phòng tránh bệnh, ThS Tuấn khuyên, nên uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao, có chế độ ăn hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... Ngoài ra, cần phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát nên các bệnh nhân đã phẫu thuật cần lưu ý đến chế độ ăn hằng ngày hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... Không nén nhịn khi buồn đi tiểu. Nên uống nhiều nước khoảng 2 lít nước, để mỗi ngày bài tiết được hơn 1,5 lít nước tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, dắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu sẵn có như râu ngô, mã đề...
Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng.
Theo laodong
Kỷ luật khiển trách bác sỹ cắt nhầm bàng quang bệnh nhi Một sự nhầm lẫn, một sự thiếu tránh nhiệm về tâm y đã dẫn đến một bệnh nhi trở nên nguy kịch hơn với bệnh tật ban đầu. Hội đồng kỷ luật Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vừa họp xem xét và đề xuất hình thức kỷ luật đối với các bác sỹ trong ê kíp phẫu...